Điều Hòa Là Gì? Cấu Tạo Và Phân Loại Điều Hòa Chi Tiết Nhất

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Điều hòa là gì
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Điều hòa là thiết bị điện khá phổ biến trong gia đình, công sở, văn phòng. Vậy định nghĩa chính xác thì điều hòa là gì? Cấu tạo và phân loại điều hòa, máy lạnh như thế nào? Cùng bTaskee tìm hiểu nhé!

Điều hòa là gì? Nguyên lý hoạt động

Điều hòa là gì?

Điều hòa hay điều hòa không khí, điều hòa nhiệt độ (tiếng Anh –Air Conditioner), là một thiết bị sử dụng năng lượng điện để điều chỉnh nhiệt độ, cải thiện chất lượng không khí của một không gian nhất định.

Việc điều chỉnh nhiệt độ có thể là làm mát hoặc sưởi ấm, làm sạch không khí thông qua hệ thống lọc… Giúp tạo không gian dễ chịu, thoải mái cho người sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của điều hòa, máy lạnh

Sau khi đã tìm hiểu máy lạnh là gì, cùng bTaskee tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của máy lạnh nhé! Điều hòa hoạt động dựa trên một nguyên lý nén gas lạnh dễ hóa lỏng (môi chất làm lạnh) và cho hóa hơi để giảm nhiệt độ.

Gas lạnh ở thể khí khi được nén bởi động cơ dưới áp suất cao, sẽ chuyển sang trạng thái lỏng và tỏa nhiệt. Nhiệt lượng tỏa ra được phân tán vào môi trường xung quanh qua dàn nóng của block ngoài trời.

Gas lạnh từ cục nóng được dẫn bằng hệ thống ống đồng tới dàn lạnh của khối trong nhà. Dưới sự điều chỉnh của hệ thống van tiết lưu, áp suất gas sẽ giảm khiến gas lạnh chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí và nhiệt độ giảm sâu.

Khí gas nhiệt độ thấp được dẫn tới dàn lạnh và hấp thụ nhiệt của không khí tại dàn lạnh bên trong block trong nhà của điều hòa. Chu trình tuần hoàn liên tục làm giảm nhiệt độ không khí trong phòng.

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh
Nguyên lý hoạt động của máy lạnh

>> Xem thêm: Tuổi Thọ Máy Lạnh Bao Nhiêu? Cách Tăng Tuổi Thọ Cho Máy

Cấu tạo của điều hòa

Điều hòa, máy lạnh thông thường gồm 3 bộ phận chính: Block ngoài trời (cục nóng), Block trong nhà (cục lạnh), và hệ thống ống đồng kết nối.

Khối ngoài trời – cục nóng:

Khối ngoài trời của điều hòa có vỏ kim loại bảo vệ các bộ phận bên trong gồm:

  • Máy nén điều hòa (lốc máy): Còn được gọi là compressor, có tác dụng hút chân không ở dàn lạnh, nén gas dưới áp suất cao khiến ga chuyển sang dạng lỏng ở dàn nóng nhằm giúp quá trình luân chuyển nhiệt. Máy nén là trái tim của hệ thống điều hòa bởi ảnh hưởng tới công suất làm mát, mức tiêu thụ điện, độ ồn…
  • Dàn nóng điều hòa: Làm nhiệm vụ tản nhiệt ra ngoài môi trường khi môi chất lạnh dưới áp suất cao hóa lạnh và tỏa nhiệt. Dàn nóng là 1 dãy các ống đồng chạy song song và được bọc bởi dàn lá tản nhiệt bằng đồng hoặc nhôm.
  • Dàn nóng điều hòa: Làm nhiệm vụ thổi không khí vào dàn nóng, giúp dàn nóng trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
  • Tụ điện khởi động: Có tác dụng giúp động cơ điện của máy nén khởi động

Khối trong nhà – cục lạnh:

Khối trong nhà gồm các bộ phận:

  • Dàn lạnh máy lạnh: Có tác dụng hấp thụ nhiệt trong phòng để môi chất lạnh mang ra bên ngoài. Về cơ bản, dàn lạnh điều hòa có cấu tạo giống như dàn nóng.
  • Quạt dàn lạnh: Tạo ra luồng không khí lưu thông liên tục qua dàn lạnh để việc hấp thụ nhiệt tốt hơn. Nếu quạt dàn lạnh chay yếu hoặc không chạy, điều hòa sẽ không thể làm mát toàn bộ phòng.
  • Bảng điều khiển: Được lắp trên cục lạnh, là bộ phận điều hành và kiểm soát toàn bộ hoạt động của điều hòa.
  • Hệ thống các màng lọc: Làm sạch bụi, ngăn ngừa vi khuẩn, làm sạch không khí.
Cục lạnh của điều hòa
Khối trong nhà(cục lạnh) của điều hòa

Hệ thống ống đồng, dẫn gas lạnh

  • Ống dẫn gas: Có nhiệm vụ dẫn ga từ dàn lạnh đến dàn nóng. Ống dẫn gas thường được làm bằng đồng, chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị oxi hóa.
  • Van tiết lưu: Là bộ phận giúp hạ áp xuất của gas lạnh đang ở dạng lỏng sau khi đi qua dàn nóng. Gas lạnh sau đi qua van tiết lưu sẽ được chuyển sang dạng khí với áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

Ngoài những bộ phận chính trên, cấu tạo của điều hòa, máy lạnh còn có nhiều bộ phận khác như cảm biến nhiệt dàn lạnh, khung vỏ, máng nước, bộ phận an toàn,…

Phân loại điều hòa, máy lạnh

Phân loại điều hòa theo khả năng xử lý nhiệt

Phân loại theo khả năng xử lý nhiệt, điều hòa máy lạnh được chia thành 2 loại: loại một chiều và hai chiều. Thông thương người sử dụng sẽ căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thời tiết nơi mình sinh sống chọn loại điều hòa phù hợp.

Điều hòa 1 chiều

Chỉ có chế độ làm lạnh, phù hợp với nơi có khí hậu thường xuyên nóng bức quanh năm. Ví dụ ở Miền Nam có khí hậu nóng bức quanh năm nên các gia đình thường ưa chuộng loại máy lạnh 1 chiều lạnh.

Điều hòa 2 chiều

Có cả chế độ làm mát và sưởi ấm, phù hợp với nơi có hai mùa rõ rệt là mùa lạnh và mùa nóng như miền Bắc, hay vùng cao như Đà Lạt, Lâm Đồng.

Phân loại điều hòa theo kiểu dáng thiết kế

Phân loại điều hòa theo kiểu dáng thiết kế bởi kiểu dáng liên quan đến tính thẩm mỹ, ưu tiên công năng, diện tích không gian sử dụng cũng như mức độ yêu cầu kỹ thuật lắp đặt. Có 3 loại điều hòa dân dụng chính là: điều hòa treo tường, điều tủ đứng (cây)điều hòa âm trần.

Điều hòa treo tường

Đây là kiểu dáng điều hòa phổ biến nhất, thuận tiện lắp đặt, giá thành rẻ hơn các kiểu dáng  điều hòa khác. Điều hòa treo tường thường có công suất từ 9.000 BTU tới 24.000 BTU. Được sử dụng phổ biến cho gia đình, phòng ngủ nhà nghỉ, văn phòng, khách sạn, quán ăn…

Điều hòa tủ đứng

Công suất vừa và lớn, giá tương đối cao, tốn diện tích mặt sàn. Điều hòa đứng phù hợp cho các cửa hàng, văn phòng công ty… diện tích lớn, có nhu cầu sử dụng điều hòa một cách linh động. Điều hòa tủ đứng thường có công suất lớn từ 21.000 BTU đến 100.000 BTU.

Điều hòa tủ đứng
Điều hòa tủ đứng với thiết kế hiện đại, nhỏ gọn

Điều hòa âm trần

Công suất vừa và lớn, giá cao hơn hai loại còn lại, tính thẩm mỹ cao, giúp tiết kiệm nhiều diện tích. Điều hòa âm trần thường được sử dụng cho các siêu thị, cửa hàng, văn phòng, nhà hàng, khách sạn quy mô lớn… Giống điều hòa tủ đứng, điều hòa âm trần cũng có công suất lớn từ 21.000 BTU đến 100.000 BTU.

Điều hòa âm trần phù hợp với diện tích của các doanh nghiệp, siêu thị, nhà hàng
Điều hòa âm trần phù hợp với diện tích của các doanh nghiệp, siêu thị, nhà hàng

Phân loại điều hòa theo công suất BTU, HP (ngựa)

BTU nghĩa là gì?

BTU là đơn vị đo công suất nhiệt theo thang đo Anh Mỹ (BTU- British Thermal Unit). Trong đó, 1 BTU ≈ 1055 J = 0,293 Wh.

Điều hòa gia dụng công suất 9000 BTU/h tương đương 1HP (1 ngựa). Tương tự điều hòa 12000 BTU tương đương 1,5HP (1,5 ngựa). Với điều hòa 9000 BTU/h công suất nhiệt sản sinh trong 1 giờ là 9000 x 0.293 = 2637 W

Công suất điều hòa phù hợp cho diện tích phòng làm mát

Bạn cần căn cứ vào diện tích phòng cần làm mát để chọn được chiếc điều hòa có công suất phù hợp, phát huy khả năng làm mát tối ưu và tiết kiệm điện.

Diện tích phòng(Thể tích)Công suất phù hợp (BTU)Kiểu điều hòa phù hợp
<15m²  (≤ 45m³)9.000Treo tường
15m² – 20m² (≤ 60m³)12.000Treo tường
20m² – 30m²(≤ 80m³)18.000 – 21.000Treo tường– Điều hòa cây
30m² – 40m²(≤ 120m³)24.000 – 27.000Treo tường– Điều hòa cây– Âm trần
>40m²> 36.000Điều hòa cây– Âm trần

Hy vọng qua bài viết, bTaskee đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn về điều hòa là gì? Cấu tạo và phân loại điều hòa. Đừng quên sử dụng dịch vụ vệ sinh máy lạnh của bTaskee để luôn giữ máy lạnh sạch sẽ và tăng tuổi thọ của máy nhé!

Tải app bTaskee tại đây

Câu hỏi thường gặp

  1. Bộ phận quan trọng nhất của máy lạnh là gì?

    Máy nén của hệ thống điều hòa không khí được coi là động cơ của tổ máy giúp biến đổi chất khí thành chất lỏng. Vì vậy, máy nén là thành phần quan trọng nhất của máy lạnh.

  2. Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy lạnh là gì?

    Máy lạnh hoạt động dựa trên nguyên tắc chuyển pha, là sự biến đổi của vật chất từ ​​trạng thái vật chất này sang trạng thái khác, cụ thể là chuyển từ thể lỏng sang thể khí. 

Xem thêm các bài viết:

Hình ảnh: Canva, Internet

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *