Trứng gà là loại thực phẩm dễ tìm, giá thành rẻ mà lại chế biến được thành nhiều món ngon hấp dẫn. Thế nhưng bạn có biết 1 quả trứng gà bao nhiêu calo không? Liệu có thể giảm cân bằng trứng gà? Tất cả sẽ được bTaskee giải đáp trong bài viết này.
1 quả trứng gà bao nhiêu calo?
Mỗi loại trứng gà có lượng calo khác nhau, phụ thuộc vào khối lượng và cách chế biến. Trứng gà sống sẽ có lượng calo thấp hơn hẳn so với trứng gà chín. bTaskee đã tổng hợp lượng calo của 5 loại trứng gà khác nhau, bạn có thể tham khảo:
Trứng gà nhỏ (khoảng 44g): khoảng 63 – 78 calo
Trứng gà trung bình (khoảng 50g): khoảng 72 – 90 calo
Trứng gà lớn (khoảng 56g): khoảng 81 – 100 calo
Trứng gà sống: khoảng 63 – 78 calo
Trứng gà luộc: khoảng 78 – 96 calo
Trứng gà chiên: khoảng 90 – 108 calo
Trứng gà rán: khoảng 90 – 108 calo
Trứng gà ốp la: khoảng 90 – 108 calo
Cách tính lượng calo của trứng gà trong các món ăn
Để tính lượng calo của trứng gà trong các món ăn, bạn cần biết trọng lượng của quả trứng gà mà bạn dùng để chế biến và lượng calo trung bình của mỗi gram trứng là 1.8 calo/g.
Công thức tính lượng calo của trứng gà trong các món ăn:
Lượng calo = Số gr trứng gà x 1.8
Ví dụ:
Nếu bạn sử dụng một quả trứng gà trung bình có trọng lượng 50g và lượng calo cho mỗi gram trứng gà trung bình là 1.8 calo/g, bạn có thể tính lượng calo như sau: Lượng calo = 50g x 1.8 calo/g = 90 calo.
Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà
Tên thành phần | Hàm lượng | Lợi ích |
Protein | 6g | Góp phần vào quá trình xây dựng cấu trúc cơ bắp và mô tế bào. Sửa chữa và tái tạo lại các tế bào |
Chất béo | 5g | Cung cấp năng lượng cho cơ thể. Góp phần quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa trong cơ thể |
Vitamin | 0.05 – 100mg | Đa dạng các nhóm vitamin A, D, E, B1, B2 giúp sáng mắt, đẹp da. Xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Hỗ trợ hoạt động cho hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể |
Khoáng chất | 0.01 – 50mg | Hỗ trợ chức năng miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương. Xây dựng hệ xương và răng chắc khỏe. Tham gia vào quá trình sản xuất protein và là thành phần chính của axit amin |
Ăn trứng gà nhiều có tốt không?
Lợi ích của việc ăn trứng gà hàng ngày
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Trứng gà là 1 trong những nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng này sau khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ phân chia “phụ trách” những bộ phận, phạm vi riêng. Tuy nhiên nhìn chung ăn trứng gà sẽ giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ hoạt động chức năng cho cơ thể một cách toàn diện.
Giúp no lâu, kiểm soát cân nặng
Thành phần của trứng gà có chứa chất béo, protein và chất xơ giúp bạn tăng cảm giác no lâu, rất phù hợp để đưa vào thực đơn ăn kiêng giảm cân. Điều này có thể giúp cơ thể kiểm soát và hạn chế lượng calo nạp vào từ những bữa ăn kế tiếp.
Tăng khả năng tập trung, học tập và làm việc
Choline – 1 chất dinh dưỡng có trong trứng gà có chức năng hỗ trợ hoạt động của não bộ. Choline giúp cải thiện khả năng ghi nhớ, tăng khả năng tập trung và nâng cao hiệu suất làm việc của bạn. Vì thế bổ sung trứng gà vào khẩu phần ăn sẽ vô cùng có lợi đối với quá trình học tập và làm việc.
>> Tham khảo thêm: Cách Làm Trứng Ngâm Tương Hàn Quốc Ngon Và Đơn Giản
Những tác hại của việc ăn quá nhiều trứng gà
Gây tăng cholesterol máu, nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Hàm lượng cholesterol trong trứng gà khá cao. Nếu bổ sung trứng gà quá nhiều, mức cholesterol trong máu sẽ bị mất đi tính ổn định. Điều này gây hại đến sức khỏe tim mạch. Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tim.
Gây dị ứng, tiêu chảy, đau bụng
Ăn quá nhiều trứng gà cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy,… Đặc biệt là ăn trứng gà sống hoặc ăn trứng gà chưa được chế biến chín.
Ngoài ra, nhiều người còn gặp tình trạng dị ứng khi tiêu thụ quá nhiều trứng gà. Da nổi mẩn, ngứa, phát ban thậm chí là khó thở. Vì thế trứng gà tốt nhưng cũng không nên bổ sung quá nhiều trong thực đơn ăn hàng ngày.
Gây ngán, mất cân bằng dinh dưỡng
Trứng gà ngon nhưng cũng rất dễ gây ngán, đặc biệt là lòng đỏ trứng. Ăn quá nhiều trứng gà, cơ thể sẽ xuất hiện cảm giác ngán và no lâu. Điều này có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng bởi cảm giác ngán sẽ khiến bạn không muốn ăn khác thực phẩm khác nữa.
Khuyến cáo về lượng trứng gà nên ăn mỗi ngày
1 quả trứng gà bao nhiêu calo? Xác định ăn làm sao cho đúng? Để xác định được chính xác lượng trứng gà nên ăn mỗi ngày, bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố: Độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và mục tiêu dinh dưỡng của mỗi người. Dưới đây là khuyến nghị về lượng trứng gà nên ăn mỗi ngày đối với 4 đối tượng.
- Đối với người khỏe mạnh: 2 – 3 quả trứng gà/1 ngày.
- Đối với người có mức cholesterol cao, tiền sử bệnh tim mạch: 2 – 3 quả trứng/1 tuần.
- Đối với trẻ em và người cao tuổi: 1 – 2 quả trứng gà mỗi ngày.
- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: 3 – 4 quả trứng gà mỗi tuần (Theo các chuyên gia, ăn trứng gà sẽ làm tăng thành phần chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ).
Lưu ý: Đối với những người mắc những bệnh lý khác hoặc đang điều trị bệnh bằng thuốc thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về lượng trứng có thể bổ sung trong mỗi ngày hoặc mỗi tuần.
Bạn đang muốn áp dụng thực đơn ăn kiêng, giảm cân nhưng lại không có thời gian đi chợ mua thực phẩm. Đặt lịch ngay dịch vụ đi chợ hộ của bTaskee. Các Chị Ong Cam sẽ mang đến cho bạn những thực phẩm tươi, ngon, sạch và chất lượng tốt nhất theo đúng yêu cầu của bạn.
Tải app bTaskee và trải nghiệm những dịch vụ tiện ích!
Làm sao để ăn trứng an toàn cho sức khỏe?
Cách chọn mua và bảo quản trứng gà tươi
Chọn trứng gà có vỏ sạch, không nứt, không có mùi
Khi mua trứng gà, hãy nhìn vào vỏ trứng đầu tiên. Bạn nên chọn những quả trứng gà có vỏ sạch, không nứt và không có mùi khác lạ. Nếu nhận thấy dấu hiệu mùi lạ, chắc chắn trứng gà đã bị ung hoặc thối.
Kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng của trứng
Nếu bạn mua trứng trong cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị, trứng đóng hộp sẽ có phần ngày sản xuất và hạn sử dụng in trên hộp. Trước khi chọn mua hãy để ý kỹ thông tin này.
Bảo quản trứng gà trong ngăn mát tủ lạnh, không để lâu ngoài nhiệt độ phòng
Trứng gà cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ dao động từ 1 – 4 độ C để đảm bảo trứng luôn ở trạng thái không hỏng hoặc biến đổi thành phần.
Lưu ý không để trứng gà ở nhiệt độ phòng quá lâu, nhiệt độ ấm có thể làm giảm chất lượng của trứng và tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập. Trứng dễ bị ung hoặc thối.
>> Tham khảo thêm: Cách Bảo Quản Trứng Luôn Tươi Ngon Trong Vài Tháng
Cách xử lý và chế biến trứng gà đúng cách
Rửa sạch vỏ trứng gà trước khi sử dụng: Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn trên vỏ trứng, tránh nguy cơ truyền nhiễm và đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến.
Không để trứng gà tiếp xúc với các nguồn nhiễm khuẩn khác: Trong quá trình chế biến không để trứng gà tiếp xúc với thịt sống, rau sống hoặc các bề mặt có thể chứa vi khuẩn.
Chế biến trứng gà cho đến khi lòng đào và lòng trắng đông lại, không ăn trứng gà sống hoặc chưa chín: Nhiều người vẫn thường ăn trứng gà sống hoặc lòng đào nhưng trứng ở thể này có chứa vi khuẩn Salmonella gây viêm ruột. Vì thế tốt nhất là nên ăn trứng gà đã chín.
Cách phân biệt trứng gà tươi và trứng gà cũ
Ngâm trong nước: Bạn ngâm trứng vào trong chậu nước, trứng gà mới thường nổi lên trên bề mặt nước, trong khi đó trứng gà cũ sẽ dễ bị chìm gần đáy của chậu nước.
Dùng tay lắc nhẹ quả trứng: Bạn lắc nhẹ trứng ở gần tai, trứng gà mới sẽ không có tiếng lách cách nào. Trứng gà cũ khi lắc sẽ phát ra 1 âm thanh nhỏ hoặc bị rung lắc nhẹ.
Đập vỡ trứng để quan sát: Trứng gà mới sẽ có lòng trắng trong suốt, có độ đàn hồi và không có mùi hôi, lòng đỏ sẽ có màu cam tươi hoặc vàng nhạt. Trong khi đó, trứng gà cũ sẽ có lòng trắng đục, không đàn hồi và có mùi hôi, lòng đỏ sẽ có màu xám xịt hơn.
Một số kinh nghiệm ăn trứng gà giảm cân
Tại sao ăn trứng gà có thể giúp giảm cân?
Hàm lượng protein cao
Trong trứng gà có chứa khoảng 6g protein, là 1 chất góp sức quan trọng trong quá trình tăng cường chuyển hóa và đốt cháy mỡ thừa. Hơn nữa, protein sẽ tạo cho bạn cảm giác no lâu, giúp kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể rất tốt cho quá trình giảm cân.
Cung cấp chất béo tốt
Bổ sung trứng gà đồng nghĩa với việc cơ thể đã hấp thụ 1 lượng chất béo tốt bao gồm axit béo không bão hòa đơn và bão hòa. Các chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho hoạt động của hệ tim mạch và duy trì tính ổn định của lượng cholesterol trong máu.
Thành phần có chứa Choline
Choline là 1 dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa mỡ thừa. Nó giúp giảm lượng mỡ tích tụ trong gan. Đẩy lùi nguy cơ béo phì, thừa cân.
Trứng có lượng calo thấp
Trứng gà có lượng calo dao động từ 70 – 90 calo. Ăn trứng gà cơ thể bạn vừa bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng mà không hấp thụ quá nhiều calo.
>> Tham khảo thêm: Cách Làm Khổ Qua Xào Trứng Thơm Ngon, Không Bị Đắng
Cách kết hợp trứng gà với các loại thực phẩm khác để tăng hiệu quả giảm cân
Kết hợp ăn trứng gà cùng rau xanh để giảm cân
Rau xanh chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Thêm vào đó ăn rau xanh cùng trứng gà sẽ giúp bạn bớt cảm giác ngấy, dễ hơn hơn. Cách kết hợp này vừa chứa ít calo mà vẫn đảm bảo cơ thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Giảm cân với trứng và hoa quả
Hoa quả thanh mát, rất cần thiết cho quá trình giảm cân. Chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin kết hợp cùng trứng sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Bạn có thể ăn hoa quả trực tiếp hoặc dùng nước ép hoặc sinh tố hoa quả.
Giảm cân hiệu quả với trứng cần tránh kết hợp với bơ, phô mai,…
Trứng gà ít calo và tốt cho việc giảm cân. Nhưng nếu được kết hợp với bơ, phô mai, thịt nướng hay xúc xích,… thì sẽ làm tăng lượng calo mà cơ thể hấp thụ. Điều này không chỉ không mang lại hiệu quả giảm cân mà còn khiến bạn có nguy cơ tăng cân.
Uống nước chanh hoặc nước lọc sau khi ăn trứng gà
Trứng gà dễ ngấy và bí cổ nên bạn có thể chuẩn bị cốc nước chanh hoặc nước lọc để uống sau khi ăn trứng. Nước sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, cân bằng hệ tiêu hóa. Uống nước lọc sau khi ăn trứng còn giúp bạn loại bỏ độc tố trong cơ thể rất hiệu quả.
Một số mẫu thực đơn giảm cân với trứng gà
Thực đơn 1
- Sáng: Trứng luộc (78 calo) + salad rau quả (80 – 100 calo)
- Trưa: Trứng chiên (90 calo) + cơm gạo lứt (130 calo) + canh rau (80 – 100 calo)
- Tối: Trứng rán (90 calo) + bánh mì nguyên hạt (150 calo) + sữa chua không đường (100 calo)
Thực đơn 2
- Sáng: Trứng ốp la (90 calo) + bánh mì nướng (150 calo) + nước cam (100 calo)
- Trưa: Trứng cuộn (90 calo) + mì ý (200 calo) + rau luộc (80 – 100 calo)
- Tối: Trứng hấp (78 calo) + khoai lang (130 calo) + súp lơ (100 calo)
Thực đơn 3
- Sáng: Trứng nhồi (90 calo) + bánh cuốn (150 calo) + nước mía (100 calo)
- Trưa: Trứng sốt cà chua (90 calo) + cơm nếp (200 calo) + dưa leo (100 calo)
- Tối: Trứng kho tương (90 calo)+ bún (200 calo) + salad (100 calo)
Câu hỏi thường gặp
- Ăn trứng gà nhiều có béo không?
Ăn trứng gà nhiều có thể gây béo bởi chất béo tổng cộng trong trứng gà và trong khẩu phần ăn tăng lên. Ngoài ra ăn trứng gà nhiều còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Có nên ăn trứng gà vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ?
Bạn có thể ăn trứng gà vào buổi tối nhưng không nên ăn trước khi đi ngủ. Trứng gà có đạm nên sau khi cơ thể hấp thụ, cần 1 khoảng thời gian để hệ tiêu hóa làm việc tiêu thụ chất đạm đó. Bạn nên ăn trứng gà trước khi đi ngủ khoảng từ 1 – 2 tiếng.
- Ăn trứng gà kiêng ăn với gì?
– Sữa đậu nành và các loại sữa
– Trà xanh
– Thịt thỏ, thịt ngỗng, thịt rùa, óc lợn
– Đường - Ăn trứng gà sống có tốt không?
Ăn trứng gà sống không hẳn là tốt và cũng không hẳn là xấu
– Mặt lợi: Ăn trứng gà sống giúp bổ sung giá trị dinh dưỡng cao hơn so với trứng gà chín. 1 số loại chất dinh dưỡng trong trứng gà sẽ bị mất đi trong quá trình làm chín trứng.
– Mặt hại: Trứng gà sống có chứa vi khuẩn Salmonella có thể gây nhiễm trùng đường ruột. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, người già và phụ nữ đang mang thai.
bTaskee đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “1 quả trứng gà bao nhiêu calo” qua nội dung bài viết này. Hy vọng bạn sẽ xây dựng được 1 thực đơn lành mạnh, bổ sung đủ lượng trứng để có 1 thể trạng sức khỏe tốt nhất!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Cách Làm Bánh Tart Trứng Thơm Ngon Đơn Giản Tại Nhà
- Cách Làm Cơm Chiên Trứng Vừa Nhanh Vừa Ngon Tại Nhà
- Cách Nấu Canh Cà Chua Trứng Không Tanh Đơn Giản Tại Nhà
Hình ảnh: Pixabay & Pinterest