2/9 Là Ngày Gì? Giá Trị Lịch Sử Và Ý Nghĩa Thời Đại Của Ngày Quốc Khánh

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
2/9 là ngày gì? Ý nghĩa và giá trị lịch sử ngày quốc khánh
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

2/9 là ngày gì và có ý nghĩa quan trọng như thế nào với người Việt Nam? Nguồn gốc, giá trị lịch sử của ngày lễ này như thế nào? bTaskee sẽ cùng các bạn giải đáp chi tiết với những thông tin dưới đây nhé!

Tìm hiểu: 2/9 là ngày gì?

2/9 là ngày Quốc khánh Việt Nam – 1 trong những ngày lễ quan trọng bậc nhất của dân tộc. Đây chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội, khai sinh ra nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nguồn gốc của ngày Quốc Khánh – Sự kiện ngày 2/9/1945

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã cử đồng chí Lê Đức Thọ đón Hồ Chí Minh về Hà Nội. Tại căn gác số 48, Hàng Ngang rồi làm việc tại 12 Ngô Quyền, ngày 28, 29/8/1945, Bác đã dành phần lớn thời gian để viết ra bản Tuyên ngôn Độc lập.

Theo tiến sĩ sử học Nguyễn Quang Liệu, Hồ Chí Minh chọn ngày 2/9/1945 để đọc bản Tuyên ngôn là vì trùng với ngày Phát xít Nhật ký thỏa thuận đầu hàng quân Đồng Minh. Từ đó nhằm thể hiện rõ Việt Nam là một đất nước độc lập.

Chiều 2/9/1945, khoảng hơn 50 vạn người dân đã tụ hội tại quảng trường Ba Đình để tham gia sự kiện này.

2/9 là ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2/9 là ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà, báo Cứu quốc của Việt Minh, sân khấu được chuẩn bị trong thời gian khá vội vã, được làm từ những tấm gỗ, trang trí bằng lớp vải trắng, đỏ.

Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cố gắng hết sức để có thể truyền trực tiếp bản Tuyên ngôn đến toàn bộ người dân cả nước nhưng tại thời điểm đó, vấn đề kỹ thuật còn hạn chế nên đã không thể thực hiện được điều này. Bản diễn văn của Bác Hồ súc tích, đầy đủ, hàm chứa đầy đủ nội dung, được truyền tải qua giọng đọc tự tin, mạnh mẽ.

Ngày 2/9, rất nhiều gia đình đã dọn dẹp nhà cửa, hào hứng, vui vẻ chờ đón sự kiện, đốt pháo ăn mừng như một ngày lễ vô cùng quan trọng trong năm. Viên chức cao cấp của Pháp Tự do Jean Sainteny đã vô cùng kinh ngạc khi hàng ngàn người xếp hàng ngay ngắn, trật tự, an ninh đảm bảo khi tham gia buổi lễ. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc bộ kaki phai màu, mang đôi dép cao su trắng, bằng giọng Nghệ Tĩnh, Người thể hiện bản Tuyên ngôn đầy hào hùng. 

Một sự đoàn kết, lòng tôn trọng tuyệt đối của người dân đối với vị Chủ tịch vĩ đại của Việt Nam được thể hiện khi Bác hỏi “Đồng bào có nghe tôi nói rõ không?” thì toàn thể cùng đồng thanh hô vang “Rõ” tạo nên âm thanh như sấm rền.

Quân đội Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến vào quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.
Quân đội Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến vào quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.

Ngoài việc thể hiện độc lập, chủ quyền lãnh thổ, qua bài diễn văn này, Hồ Chí Minh cũng kêu gọi các nước Đồng Minh ủng hộ nền độc lập của Việt Nam vừa đạt được sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. 

Bác chính thức tuyên bố hủy bỏ hết mọi hiệp ước đã ký với Pháp cũng như những đặc quyền của người Pháp trên lãnh thổ đất nước, giới thiệu từng Bộ trưởng trong bộ máy Chính phủ lâm thời với nhân dân, làm lễ tuyên thệ nhậm chức,

Tại Sài Gòn, tuy không thể tham gia trực tiếp sự kiện nhưng qua bài diễn văn ứng khẩu của Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ Trần Văn Giàu, người dân Sài Gòn nói riêng cũng như toàn thể nhân dân miền Nam nói chung đều đồng lòng ủng hộ cách mạng, mặt trận Việt Minh.

Ngoài ra, bản Tuyên ngôn cũng được truyền thanh trực tiếp qua làn sóng 32m của Đài Tiếng nói Việt Nam. Hệ thống loa được đặt dọc theo đường Cộng Hòa và các ngả đường lân cận nhưng do sự cố kỹ thuật nên đã bị gián đoạn.

Người dân hào hứng, vui mừng tiến đến quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.
Người dân hào hứng, vui mừng tiến đến quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.

Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của ngày 2/9

2/9/1945 được coi là một dấu mốc vàng trong lịch sử dân tộc khi Bác Hồ độc bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản Tuyên ngôn như một văn bản pháp lý công bố với cả thế giới rằng Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do, dân chủ, không một đất nước nào có thể xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.

Bản Tuyên ngôn là cơ sở pháp lý cho việc thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, khơi nguồn cho con đường cách mạng, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Với mỗi người dân Việt Nam, ngày 2/9 là một niềm kiêu hãnh, tự hào vô cùng thiêng liêng. Đây cũng là dịp để các thế hệ sau này ghi nhớ, tưởng niệm đến những công lao hy sinh của các thế hệ đi trước đã trải qua những gian khổ, hào hùng để giành lấy độc lập, tự do quý báu.

Không những vậy, 2/9 còn là một lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ cần cố gắng học tập, rèn luyện để tiếp tục bảo vệ, gìn giữ hòa bình, phát triển đất nước mà thế hệ ông cha đã phải đánh đổi bằng xương máu của mình.

Toàn bộ tư tưởng của Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn đều được Đảng và Nhà nước khắc ghi, kế thừa, là “kim chỉ nam” cho đường lối phát triển đất nước sau này.  

Đặc biệt, bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chủ tịch còn có ý nghĩa to lớn đóng góp vào sự nghiệp giải phóng nhân loại, mở đầu cho kỷ nguyên các nước thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới đứng lên giành lại tự do, dân chủ.

Ngày 2/9 chính thức khai sinh ra nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mở ra kỷ nguyên giành lại tự do của các nước thuộc địa.
Ngày 2/9 chính thức khai sinh ra nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mở ra kỷ nguyên giành lại tự do của các nước thuộc địa.

Các hoạt động diễn ra vào ngày Quốc Khánh 2/9 trên khắp cả nước

Vào ngày 2/9, khắp cả nước sẽ có có những hoạt động được tổ chức để kỷ niệm ngày độc lập của dân tộc.

  • Toàn quốc được nghỉ làm, nghỉ học.
  • Các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng sẽ tổ chức bắn pháo hoa.
  • Tổ chức dâng hương, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
  • Các buổi triển lãm nghệ thuật, sự kiện văn hóa, văn nghệ kỷ niệm ngày 2/9 được tổ chức.
  • Các trường học, đơn vị, cơ quan hành chính,… tổ chức các sự kiện văn nghệ chào mừng ngày Quốc khánh.
  • Các chương trình “Thi đua yêu nước” được tổ chức ở các địa phương.
  • Trên đường phố treo Quốc kỳ, hoa, băng rôn, khẩu hiệu chúc mừng ngày lễ.
Mọi nhà cùng treo Quốc kỳ kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9.
Mọi nhà cùng treo Quốc kỳ kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9.

Lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9/2023 diễn ra như thế nào?

Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản 8056/VPCP-KGVX ngày 1/12/2022, thông báo ngày Lễ Quốc khánh 2023, công chức, viên chức được nghỉ từ ngày 1/9 – hết ngày 4/9.

Đợt nghỉ này bao gồm 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 1 ngày nghỉ chủ nhật hàng tuần và 1 ngày nghỉ bù ngày nghỉ thứ 7 hàng tuần theo quy định của Bộ luật Lao động ban hành.

Đối với người lao động không phải công, viên chức thì người sử dụng lao động cần có phương án nghỉ lễ phù hợp. Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ thứ 7, ngày 2/9/2023 và có thể chọn nghỉ tiếp 1 trong 2 ngày thứ 6 (1/9) hoặc chủ nhật (3/9).

Quốc khánh 2023 sẽ được nghỉ 4 ngày liên tiếp, từ ngày 1/9 - hết 4/9.
Quốc khánh 2023 sẽ được nghỉ 4 ngày liên tiếp, từ ngày 1/9 – hết 4/9.

Những bài hát bất hủ chào đón ngày Quốc Khánh

Vào ngày lễ Quốc khánh 2/9, các giai điệu bất hủ về tình yêu quê hương, đất nước lại được vang lên một cách đầy tự hào:

Những giai điệu bất hủ được vang lên trong ngày 2/9 về tình yêu quê hương, đất nước.
Những giai điệu bất hủ được vang lên trong ngày 2/9 về tình yêu quê hương, đất nước.

Kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 nên đi du lịch ở đâu?

Bạn đã có dự định du lịch tại đâu vào dịp lễ Quốc Khánh chưa? Hãy tham khảo một số địa điểm sau cùng bTaskee:

Miền Bắc

Tại miền Bắc, ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các điểm du lịch hút khách có thể kể đến như:

  • Viếng thăm Lăng Hồ Chủ Tịch, xem lễ thượng cờ tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội
  • Thác Bản Giốc – Cao Bằng
  • Suối Lê Nin – Cao Bằng
  • Mù Cang Chải – Yên Bái
  • Sapa – Lào Cai
  • Đồi chè Mộc Châu – Sơn La
  • Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh
  • Đảo Cát Bà – Hải Phòng
  • Đảo Cô Tô hoặc Quan Lạn – Quảng Ninh
  • Tràng An – Ninh Bình
  • Thung Nai – Hòa Bình
  • Chùa Tam Chúc – Hà Nam
  • Vườn Quốc gia Ba Vì
Những địa điểm du lịch vui chơi nổi tiếng tại miền Bắc vào ngày 2/9.
Những địa điểm du lịch vui chơi nổi tiếng tại miền Bắc vào ngày 2/9.

Công việc nhà bận rộn khiến bạn không có thời gian rảnh để cùng gia đình, bạn bè vui chơi trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Đừng lo lắng, hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ bTaskee để có những phút giây thảnh thơi, cùng tận hưởng những ngày nghỉ lễ thoải mái, vui vẻ nhé.

Tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ tiện ích gia đình chất lượng ngay!

Miền Nam

Vào ngày lễ 2/9, các bạn có thể tham khảo các địa điểm du lịch nổi tiếng tại khu vực miền Nam như:

  • Làng nổi Tân Lập – Long An
  • Chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ
  • Phú Quốc
  • Rừng Tràm Trà Sư – An Giang
  • Núi Chứa Chan – Đồng Nai
  • Núi Bà Đen – Tây Ninh
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thác Giang Điền – Đồng Nai
  • Đà Lạt
Những địa điểm vui chơi hấp dẫn trong kỳ nghỉ 2/9 tại miền Nam.
Những địa điểm vui chơi hấp dẫn trong kỳ nghỉ 2/9 tại miền Nam.

Miền Trung

Với khu vực miền Trung, các khu du lịch được nhiều người ưa chuộng vào dịp nghỉ lễ 2/9 như:

  • Biển Mỹ Khê – Hà Tĩnh
  • Phố cổ Hội An, Cầu Vàng, Bà Nà Hills – Đà Nẵng
  • Biển Nha Trang
  • Cố đô Huế
  • Eo gió Quy Nhơn
  • Đồi Cát Bay – Phan Thiết
  • Đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi
  • Phong Nha Kẻ Bàng – Quảng Bình
  • Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
  • Đảo Bình Ba – Nha Trang
  • Ghềnh Đá Đĩa – Phú Yên
  • Đảo Phú Quý – Bình Thuận
  • Vịnh Vân Phong – Khánh Hòa
  • Mũi Né – Phan Thiết
Tham khảo những khu du lịch nổi tiếng tại miền Trung vào kỳ nghỉ Quốc khánh 2/9.
Tham khảo những khu du lịch nổi tiếng tại miền Trung vào kỳ nghỉ Quốc khánh 2/9.

Câu hỏi thường gặp

  1. Tại sao Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2023 được nghỉ 4 ngày?

    – Theo quy định tại khoản 1 điều 12 Bộ luật Lao động 2019, ngày Quốc khánh được nghỉ 2 ngày là 2/9 và 1 ngày liên kề trước hoặc sau.
    – Năm 2023, Lễ Quốc khánh rơi vào thứ 7 (trùng ngày nghỉ hàng tuần của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không làm vào thứ 7) nên sẽ được nghỉ bù thêm 1 ngày vào thứ 2 tuần sau.
    – Như vậy, dịp nghỉ Lễ 2/9/2023 sẽ được nghỉ 4 ngày liên tiếp là thứ 6 (1/9), thứ 7 (2/9), chủ nhật (3/9) và thứ 2 tuần sau (4/9).

  2. Làm việc trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 được hưởng thêm bao nhiêu tiền?

    – Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào những ngày lễ, Tết.
    – Trong trường hợp doanh nghiệp thỏa thuận, bố trí người lao động đi làm vào dịp Quốc khánh thì cần trả tiền lương làm thêm giờ theo mức ít nhất bằng 300% quy định.
    – Cụ thể người lao động sẽ được hưởng 300% + 100% lương ngày nghỉ = 400% – tức mức lương gấp 4 lần so với thông thường.

2/9 là ngày gì và có ý nghĩa như thế nào đã được bTaskee giải đáp chi tiết trên đây. Dịp lễ này có giá trị lịch sử vô cùng thiêng liêng đối với toàn bộ dân tộc Việt Nam. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn những giá trị của ngày lễ đặc biệt này cũng như thêm tự hào về lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng.

>>>Xem thêm các bài liên quan:

Hình ảnh: Canva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services