Được sống trong 1 đất nước thống nhất và hòa bình như hiện tại bạn đã bao giờ nghĩ về công ơn của các vị anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống? bTaskee sẽ cùng bạn đi tìm hiểu 27/7 là ngày gì mà cứ mỗi năm luôn được nhân dân ta tưởng nhớ.
Ôn lại lịch sử về ngày 27/7
Nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của ngày Thương Binh Liệt Sĩ
Sau thắng lợi vẻ vang của cuộc Cách mạng Tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, 1 thời gian sau thực dân Pháp lại khiêu chiến với âm mưu xâm lược nước ta 1 lần nữa. Nhân dân ta với 1 lòng yêu nước trước sau như một, giơ cao khẩu hiệu “không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.
Xuyên suốt quá trình đấu tranh giữ nước, xác của chiến sĩ tạo thành đường, máu của chiến sĩ chảy thành sông. Bao nhiêu gia đình cha mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha,… Không có 1 từ ngữ nào đủ để diễn tả nỗi đau của nhân dân ta thời điểm đó.
Thời điểm này, Chính quyền Việt Nam nước ta đã xúc tiến vận động thành lập tổ chức lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ tử nạn. Sau đó, đầu năm 1946, tổ chức này được đổi tên là Hội giúp binh sĩ bị thương. Chính thức được thành lập tại Bình Trị Thiên (Thuận Hóa) ở Hà Nội và 1 số địa phương khác.
Ngày 26/2/1947, chính thức thành lập Phòng thương binh thuộc Chính trị Cục, quân đội quốc gia Việt Nam với mục đích chỉ đạo công tác thương binh tử sĩ trong cả nước. Tiếp đến, Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc cũng được thành lập vào đầu tháng 7/1947.
Cùng thời điểm này, 1 cuộc họp do cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam mở ra với nội dung chính là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ.
Sau khi cân nhắc và được thống nhất, Ban Trung ương đã quyết định chọn ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh toàn quốc. Từ đó, hàng năm cứ đến ngày 27/7 nhân dân ta bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì dân vì nước.
Sự phát triển và thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp: Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Trung ương quyết định chọn ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh toàn quốc.
Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ: Tháng 7/1955, Đảng và Nhà nước quyết định đổi “Ngày thương binh toàn quốc” thành “Ngày thương binh liệt sĩ”.
Giai đoạn hậu độc lập: Sau ngày Giải phóng miền Nam, thực hiện chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 quyết định ngày 27/7 hàng năm chính thức trở thành ngày Thương binh liệt sĩ của cả nước.
Giai đoạn hiện đại: Ngày nay, hàng năm cứ đến 27/7 nhân dân ta lại hương khói kính dâng lên các ngôi mộ, nghĩa trang anh hùng liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn đến sự hy sinh cao cả của những người chiến sĩ đã ngã xuống năm xưa, ghi công với Cách mạng.
Ý nghĩa của ngày thương binh liệt sĩ 27/7
Về góc độ nhân văn
Tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ
Ngày 27/7 hàng năm là ngày mà thế hệ con cháu – được sống trong đất nước thời bình dành ra lòng thành kính, biết ơn, tưởng nhớ và tri ân sâu sắc đối với các vị anh hùng liệt sĩ. Công lao mà thế hệ đi trước đã đóng góp cho Cách mạng dân tộc quả thực mang ý nghĩa to lớn vô cùng!
Không chỉ để tưởng nhớ các vị anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống vì dân vì nước. Ngày này còn để chúng ta dành những lời sẻ chia, động viên tới gia đình, người thân của các vị anh hùng. Nỗi đau mất đi người thân không thể đong đếm bằng nước mắt, mà đó là một nỗi đau luôn âm ỉ chảy suốt cuộc đời.
Giáo dục thế hệ trẻ ghi nhớ công ơn của bậc cha anh
Với phương châm giáo dục lòng biết ơn gắn liền với “hiếu nghĩa bác ái”, thế hệ trẻ ngày nay luôn được trau dồi tư tưởng phải luôn biết ơn công lao của thế hệ đi trước.
27/7 hàng năm là ngày để thế hệ trẻ hiểu hơn về giá trị của sự hy sinh và lòng kiên cường của những vị anh hùng liệt sĩ. Từ đó mà ngày càng nâng cao lòng yêu nước, ý chí dựng nước và giữ nước.
>> Tham khảo thêm: Gợi Ý Các Mâm Cỗ Cúng Đơn Giản Đầy Đủ Ý Nghĩa
Về ý nghĩa Chính trị
Đẩy mạnh tinh thần đoàn kết và yêu nước
Trước ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 hàng năm, rất nhiều các hoạt động và lễ kỷ niệm được tổ chức ở khắp các địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam với mục đích tạo không khí đoàn kết và gắn bó trong cộng đồng. Hướng nhân dân tới mục tiêu cùng góp sức xây dựng 1 Việt Nam vững mạnh và thịnh vượng.
Đồng thời, hoạt động ngày 27/7 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Bởi đất nước được gìn giữ tất cả đều phụ thuộc vào sự đoàn kết, chung tay của nhân dân, của những “búp măng non” đang trên đà nhận thức và phát triển.
Khẳng định lịch sử hào hùng của dân tộc
Mỗi năm 1 lần, những hoạt động ngày 27/7 như 1 lời khẳng định quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Một đất nước kiên cường và bất khuất. Chưa bao giờ đầu hàng trước kẻ địch. Sẵn sàng lấy máu và hiến thân mình để đẩy lùi quân giặc.
Tạo động lực cho sự phát triển của đất nước
Ngày 27/7 – tôn vinh và tri ân công lao hy sinh của các vị anh hùng liệt sĩ sẽ khơi gợi thế hệ trẻ tinh thần yêu nước và khát vọng xây dựng một tương lai tốt đẹp cho đất nước. Đây là 1 bước tạo tiền đề để thúc đẩy sự phát triển về địa lực, năng lực và trí tuệ của quốc gia.
Những thông điệp từ ngày Thương Binh Liệt Sĩ 27/7
Tri ân, ghi nhớ và tỏ lòng kính trọng: Ngày 27/7 là dịp để thế hệ con cháu tỏ lòng tri ân, ghi nhớ và kính trọng đối với sự hy sinh to lớn của các vị anh hùng liệt sĩ để nằm xuống vì nước vì dân.
Truyền thống yêu nước và lòng dũng cảm: Ngày này cũng là dịp để nhắc nhở và lan tỏa truyền thống yêu nước và lòng dũng cảm – 1 đức tính đáng quý mà công dân Việt Nam luôn tự hào với bạn bè Quốc tế.
Xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh, phồn thịnh: Trước là để tỏ lòng biết ơn và kính trọng công lao, sau là để xây dựng tinh thần quyết tâm giữ gìn và phát triển đất nước. “Ông cha ta đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Chủ tịch Hồ Chí Minh.
>> Tham khảo thêm: Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Nên Chuẩn Bị Những Gì?
Những hoạt động hướng tới ngày 27/7
Hoạt động văn nghệ, tưởng niệm
Trước ngày 27/7, các đoàn thể luôn có sự chuẩn bị để tổ chức lễ tưởng niệm, các buổi biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, các chương trình ca nhạc Cách mạng để vinh danh sự hy sinh của các vị anh hùng liệt sĩ.
Các hoạt động này được tổ chức thường niên hàng năm mang thông điệp tri ân và tưởng nhớ đến công lao của thế hệ ông cha. Đồng thời lan tỏa tinh thần đoàn kết, yêu nước trong cộng đồng.
Các hoạt động từ thiện, hỗ trợ thương binh, liệt sĩ và gia đình
Song hành với các hoạt động mang ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ, các Bộ ngành đoàn thể, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương luôn chú trọng việc quan tâm đến các gia đình người thân của thương binh liệt sĩ.
Trao cho họ những suất quà, gửi lời động viên, sẻ chia là 1 cách để nhân dân ta bù đắp 1 phần nỗi đau mất mát người thân của gia đình thương binh liệt sĩ. Nước ta luôn có những chính sách ưu tiên cho những cá nhân là thương binh và những gia đình có người thân là thương binh liệt sĩ đã hy sinh.
Câu hỏi thường gặp
- Ngày 27/7 có được nghỉ không?
Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 các công nhân viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên,….không được nghỉ. Đây là quyết định được đưa ra từ cấp Chính phủ sau khi đã tiếp nhận những ý kiến của đại biểu Quốc Hội.
- Những bài hát hay trong ngày thương binh liệt sĩ 27/7 là gì?
– Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây – Nhạc sĩ: Hoàng Hiệp
– Một Đời Người Một Rừng Cây – Nhạc sĩ: Trần Long Ẩn
– Năm Anh Em Trên Một Chiếc Xe Tăng – Nhạc sĩ: Doãn Nho, Hữu Thỉnh
– Cô Gái Mở Đường – Nhạc sĩ: Xuân Giao
– Huyền Thoại Mẹ – Nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn
– Tình Ca – Nhạc sĩ: Hoàng Việt
– Biết Ơn Võ Thị Sáu – Nhạc sĩ: Nguyễn Đức Toàn
Qua nội dung mà bTaskee vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “27/7 là ngày gì”. Là 1 phần nhỏ trong thế hệ trẻ ngày nay, chúng ta luôn phải nhắc nhở và ghi nhớ công lao, sự hy sinh to lớn của bậc cha ông – thế hệ đi trước nhé!
>>> Xem thêm các nội dung khác:
- Hot Trend Flex Là Gì Mà Giới Trẻ Hưởng Ứng Đến Vậy?
- Tiết Canh: Món Ăn Tiềm Ẩn Nhiều Tác Hại “Kinh Hoàng”
Hình ảnh: Pinterest