Mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc lớn lao và thiêng liêng của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì để bé khỏe mạnh mà mẹ không tăng cân luôn là nỗi lo lắng của nhiều bà mẹ. Để nắm được bí quyết cùng bTaskee xem nội dung dưới đây nhé!
Nhu cầu dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ cần bổ sung
Để đảm cao sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi thì việc bổ sung dinh dưỡng cho người mẹ là rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Một số lời khuyên về dinh dưỡng mà các bà mẹ nên tham khảo bổ sung như:
- Folic acid (axit folic): Đây là chất mà bà bầu nên bổ sung cho cơ thể để giúp giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh và tật nứt đốt sống ở thai nhi. Một số loại thực phẩm giàu axit folic bao gồm các loại rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau bina,…), ngũ cốc và thịt gà. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể bổ sung chất này theo chỉ định của bác sĩ.
- Sắt: Thiếu sắt có thể gây ra tình trạng thiếu màu và mệt mỏi cho bà bầu. Do vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, phụ nữ có thai nên bổ sung đủ chất sắt trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Hàm lượng sắt cần tiêu thụ là khoảng 36mg đến 40mg/ngày. Những thực phẩm có chứa nhiều chất sắt như thịt đỏ, tim, thận, các loại hạt và rau xanh.
- Protein: là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của thai nhi, mô tế bào, mô vú và tử cung khi mang thai. Đồng thời, giúp tăng sản sinh máu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Nguồn protein tốt mà bà bầu nên tiêu thụ như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Hàm lượng protein cần nạp khoảng 85 đến 90g/ngày.
- Năng lượng: Nhu cầu năng lượng tăng cao khi mang thai nên bà bầu cần khoảng 2.300 đến 2.400 calo/ngày. Mẹ bầu có thể chia các bữa ăn thành nhiều bữa để hạn chế tình trạng ốm nghén làm mẹ không ăn được.
- Canxi và vitamin D: Hai chất dinh dưỡng này rất quan trọng cho sự phát triển xương và răng của trẻ. Các loại thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu không nên bỏ qua như trứng, cá tôm, cua sữa, các loại đậu và rau xanh. Ngoài ra, để tăng khả năng hấp thụ vitamin D, các mẹ có thể tận dụng nắng sớm để tắm nắng.
- Vitamin A: Phụ nữ mang thai nên nhận trung bình khoảng 600mcg/ngày. Rau xanh đậm, cá, trứng, sữa, thịt và các loại trái cây màu đỏ và vàng là những loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin A.
- Vitamin C: Ngăn ngừa và hạn chế triệu chứng cảm lạnh ở mẹ và giúp bé chắc khỏe xương hơn. Các mẹ bầu nên bổ sung các loại trái cây và rau củ có chứa nhiều Vitamin C.
- Các nguyên tố vi lượng: magie, vitamin B, DHA/EPA,…
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ qua từng tháng để con hấp thụ tốt
Tháng đầu tiên
Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, bạn thường mắc các triệu chứng của ốm nghén như buồn nôn, khó chịu ở bụng do cơ thể bắt đầu thay đổi và hormone tăng lên. Để giảm tình trạng này và giúp cung cấp đủ chất , mẹ bầu nên:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón cho mẹ bầu.
- Chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa và kết hợp tinh bột với nguồn protein nạc như thịt gà, cá.
- Đừng quên bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa để giúp hỗ trợ sự phát triển xương cho thai nhi.
- Bổ sung axit folic theo chỉ dẫn bác sĩ để giúp phòng tránh các vấn đề nơi ống thần kinh thai nhi.
Tháng thứ 2
Ở giai đoạn hai tuần đầu tháng thứ 2, đây là thời điểm thai nhi hình thành hệ thống thần kinh. Đến tuần tiếp theo, khi này phôi thai sẽ hoàn thiện. Cuối cùng, thai nhi đạt kích thước 1,6 cm và nặng khoảng 1 gam vào cuối tháng thứ 2.
Ngoài ra, 3 tháng đầu mẹ bầu chỉ cần tăng từ 0,4 đến 2kg, bởi đây là giai đoạn con vừa hình thành. Do vậy, các mẹ không cần phải ăn quá nhiều mà hãy chú ý đến chất lượng dinh dưỡng có trong món ăn, bữa ăn.
Các mẹ nên cố gắng hạn chế những loại thực phẩm có chứa nhiều calo, chất béo và đường như: Cơm, đồ ăn ngọt. Những nhóm thức ăn và thực phẩm trong chế độ ăn của bà bầu tháng thứ 2 cần đa dạng và bao gồm:
- Ngũ cốc, bánh mì
- Rau, trái cây
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Thịt, cá
- Các loại đậu và thực phẩm khác
Về chất lượng dinh dưỡng, để đảm bảo hệ thần kinh của trẻ được phát triển đầy đủ, phụ nữ mang thai tháng thứ 2 cần bổ sung đầy đủ Folic acid (axit folic) và omega-3 (đặc biệt là DHA). Bổ sung đầy đủ axit folic sẽ hạn chế được dị tật ống thần kinh và tật nứt đốt sống rất nguy hiểm ở trẻ.
Đảm bảo cung cấp đủ canxi từ thực phẩm hoặc bổ sung nếu cần. Chẳng hạn như giữ thói quen uống sữa ít béo 2ly/ngày, để cung cấp lượng canxi dồi dào cho cơ thể mẹ và bé. Hỗ trợ bé phát triển xương và răng trong quá trình đầu thai kỳ.
Tháng thứ 3
Vào tháng thứ 3, các triệu chứng nôn nghén đã được cải thiện một cách đáng kể. Do vậy, nếu 2 tháng trước các mẹ bầu đã quá “vất vả” hoặc hay bỏ bữa thì đây là thời điểm để bạn thực hiện lại chế độ ăn uống của mình.
Những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 3 để giúp con hấp thụ tốt như:
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây,…
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi từ sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Luôn kết hợp các loại rau, trái cây trong bữa ăn để không tạo cảm giác chán ăn.
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, uống ít nhất 8 ly nước/ngày.
- Bổ sung các vitamin, khoáng chất, axit folic và omega-3 fatty acids theo chỉ định của bác sĩ.
>> Xem thêm: Thực Đơn Cho Bà Bầu Trong Từng Giai Đoạn Mang Thai
Mẹ bị ốm nghén ăn uống thế nào?
Nếu tình trạng ốm nghén kéo dài, bà bầu có thể bị sụt cân. Ngoài ra. nôn mửa thường xuyên có thể gây chán ăn, dẫn đến bỏ ăn, ăn ít hoặc không muốn ăn, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng hợp lý để giúp mẹ vượt qua tình trạng ốm nghén dễ dàng hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên cân nhắc những điểm sau để xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cho giai đoạn này:
- Để giảm thiểu triệu chứng ốm nghén và tránh tình trạng mất nước, bà bầu nên uống một ly nước mỗi giờ.
- Loại bỏ những thực phẩm dẫn đến tình trạng ốm nghén nghiêm trọng.
- Chia bữa ăn của bạn thành nhiều phần nhỏ trong ngày để tránh cảm giác đói (ít nhất 6 bữa mỗi ngày). Ăn nhiều lần để tránh tình trạng không ăn được gây suy nhược cơ thể. Mẹ bị xuống cân mà con cũng không đủ dinh dưỡng để phát triển
- Sử dụng những loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như bún, cháo,….
- Bổ sung vào chế độ ăn uống các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B6 để giảm đi tình trạng nôn nghén.
- Thảo luận với bác sĩ về bổ sung vitamin và khoáng chất nếu cần.
Trong giai đoạn 3 tháng đầu mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, không ăn uống được nhiều và cần thời gian để nghỉ ngơi. Đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ tại app bTaskee để mẹ bầu được nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân và nhà cửa vẫn luôn sạch sẽ, gọn gàng.
Tải ứng dụng bTaskee và trải nghiệm dịch vụ ngay!
Các loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu
- Thực phẩm sống: Các món ăn làm từ thịt chưa nấu chín, cá sống, rau và trái cây chưa rửa sạch là những thực phẩm bà bầu nên tránh. Trên thực tế, lượng vi khuẩn còn sót lại bên trong có hại cho sức khỏe đường ruột của mẹ và sự phát triển tâm thần của thai nhi.
- Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chiên rán: Những loại thực phẩm này gây tăng cân ở người mẹ và cũng làm tăng huyết áp.
- Đồ uống có chất kích thích: Các loại đồ uống như rượu bia, cà phê, đồ có gas,….Caffeine có trong cà phê có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi và có thể gây ra vấn đề ngủ cho mẹ và thai nhi. Bà bầu nên hạn chế lượng caffeine và có thể chuyển sang các thức uống không chứa caffeine như nước lọc, nước trái cây không đường.
- Các loại trái cây đặc biệt (đu đủ, nhãn): Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên hạn chế 2 loại trái cây này vì nó có thể gây co thắt tử cung, nóng trong, táo bón. Ngoài ra, nhiều trường hợp bị sẩy thai, sinh non khi tiêu thụ quá nhiều.
Như vậy, nội dung trên bTaskee đã cung cấp cho bạn những thông tin về 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì để mang lại sức khỏe và cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Ăn Gì Để Thai Nhi Tăng Cân Và Phát Triển Khỏe Mạnh
- Xây Dựng Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối Hợp Lý Nhất
- Những công việc nhà cần tuyệt đối tránh khi mang thai