Tất cả các công việc hàng ngày đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nếu không khắc phục lâu ngày sẽ dẫn đến các mầm bệnh được ủ trong cơ thể và gây hại nhiều đến sức khỏe. Hôm nay bTaskee sẽ chỉ ra cho các bạn những sai lầm khi rửa chén tưởng là những thói quen đơn giản nhưng lại gây hại vô cùng.
Rửa chén là công việc hàng ngày của hầu hết mọi gia đình, hãy thay đổi những thói quen không tốt để gia đình bạn có sức khỏe tốt hơn nhé.
Dùng tay trần để rửa chén
Da tay sẽ trở nên thô ráp và sần sùi vì tiếp xúc trực tiếp với nước rửa chén. Nếu tiếp xúc thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng hóa chất ăn da và bị nứt nẻ làm hỏng da tay của bạn. Thậm chí, các hóa chất xâm nhập qua da vào cơ thể hình thành những mầm bệnh và lâu ngày gây nên các bệnh lý khác. Găng tay sẽ giúp cải thiện chuyện đó, vừa bảo vệ đôi tay của bạn được mềm mại vừa đảm bảo an toàn cho bạn.
Thay nước rửa chén bằng chất tẩy rửa khác
Bột giặt là thứ mọi người sẽ nghĩ ngay đến mỗi khi hết nước rửa chén. Một số sẽ sử dụng nước rửa tay, dầu gội…Nhưng lời khuyên là không nên dùng bất kì chất nào để thay thế nước rửa chén. Bột giặt có tính tẩy mạnh nếu dùng để rửa chén sẽ dễ gây nhưng ảnh hưởng sức khỏe, giảm sức đề kháng, gây viêm gan, viêm dạ dày… Còn những loại nước rửa tay, dầu gội không có tính năng loại bỏ vi khuẩn hiệu quả như nước rửa chén.
Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén dĩa
Đây là một trong những sai lầm khi rửa chén. Nhiều người sẽ có thói quen này, vì nghĩ rằng cách này sẽ giúp chén dĩa sạch hơn do tiếp xúc với nhiều xà phòng. Nhưng thực chất cách này vừa lãng phí vừa khó rửa sạch chén dĩa hơn. Lượng hóa chất đổ trực tiếp lên trên bề mặt chén dĩa sẽ khó trôi đi hết. Đến khi sử dụng lại, lượng nước rửa chén còn sót sẽ gây hại cho sức khỏe.
Nên sử dụng 1 cái khay hoặc chén riêng để pha nước rửa chén với nước, dùng miếng rửa chén tạo bọt cho đều rồi mới sử dụng.
Không vệ sinh bồn rửa chén
Đây là nơi tích tụ của rất nhiều vi khuẩn vì sau khi rửa chén chắc chắn sẽ còn những thức ăn còn thừa và dầu mỡ bám lại. Nếu không vệ sinh, chiếc bồn rửa bẩn sẽ làm lây lan vi khuẩn qua chén dĩa.
Không làm sạch miếng rửa chén
Miếng rửa chén là nơi nhiều vi khuẩn nhất trong căn nhà bạn. Môi trường ẩm ướt và thức ăn thừa làm vi khuẩn phát triển rất nhanh. Chính vì điều này, hãy thường xuyên vệ sinh miếng rửa chén, tốt nhất là mỗi ngày đều làm sạch chúng để vi khuẩn không có khả năng lan sang chén dĩa.
Ngâm chén dĩa trong bồn qua đêm
Nếu ngâm chén dĩa bằng nước qua đêm thì sẽ làm cho nhà bếp có mùi khó chịu và sản sinh các nấm mốc, vi khuẩn khó làm sạch. Còn nếu ngâm với hóa chất thì việc này còn nguy hại hơn, nhất là với những vật dụng nấu ăn bằng gỗ, tre thì hóa chất sẽ dễ dàng ngấm vào sâu bên trong và đi vào thức ăn lúc bạn chế biến. Chén dĩa bằng thủy tinh, nhựa hay sứ thì hóa chất cũng có thể ngấm vào và rất khó để rửa sạch hết. Chính vì vậy hãy cố gắng rửa sạch chén dĩa trong ngày và đừng để ngâm quá lâu. Nếu ngâm lâu thì nên ngâm trong nước lạnh và đừng cho hóa chất vào bạn nhé.
Dùng quá nhiều nước rửa chén
Dùng quá nhiều nước rửa chén sẽ không giúp chén dĩa bạn sạch hơn mà chỉ gây lãng phí, tốn thời gian, tốn công vì phải rửa lại bằng nước sạch kĩ hơn. Nếu bạn không rửa kĩ hơn, hóa chất sẽ vẫn còn bám lại và gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng. Chính vì vậy đây là sai lầm khi rửa chén, chúng ta chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ cho số lượng chén dĩa cần rửa
Chưa rửa sạch lớp xà phòng
Nhiều người có thói quen nhúng nước cho trôi đi lớp bọt xà phòng là coi như đã rửa sạch. Điều này không ổn tí nào. Nước rửa chén thường bám vào trong chén dĩa vì thế cần rửa đi rửa lại cho kĩ để hóa chất không có cơ hội bám lại trên chén dĩa.
Với những sai lầm khi rửa chén mà bTaskee chỉ ra, hy vọng chén dĩa nhà bạn không chỉ sạch sẽ mà còn bảo vệ sức khỏe cả nhà. Truy cập bTaskee mỗi ngày để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị, bổ ích nhé.