Cà rốt là một trong những loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Cà rốt chứa nhiều tiền tố của vitamin A tốt cho mắt và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Vậy cà rốt có tác dụng gì đối với sức khỏe? Hãy cùng bTaskee theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cà rốt nhé!
Giá trị dinh dưỡng của cà rốt
Cà rốt là một loại cây có củ, thường có màu vàng cam, đỏ, vàng, trắng hay tía. Nếu bạn thích ăn vặt giòn, củ cà rốt là một món ăn tuyệt vời. Cà rốt thuộc nhóm rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một củ cà rốt cỡ trung bình (61g) cung cấp 25 calo, 0,5g protein, 6g carbohydrate và 0g chất béo và các thành phần dinh dưỡng:
- Lượng calo : 25
- Chất béo : 0g
- Natri : 42mg
- Carbohydrate : 6g
- Chất xơ : 1,5g
- Đường : 2,9g
- Chất đạm : 0,5g
- Vitamin A : 509mcg
- Vitamin K : 8mcg
Cà rốt chứa nhiều sắc tố carotenoid lutein và zeaxanthin, hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể bạn. Ngoài ra, carotenoid chính trong cà rốt là beta carotene – chất tạo nên màu cam của cà rốt. Cơ thể bạn chuyển hóa nó thành vitamin A chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ăn cà rốt có tác dụng gì?
Ngoài hương vị ngọt ngào và độ giòn vừa ý. Cà rốt còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Dưới đây là những lợi ích của cà rốt đối với sức khỏe mà bạn nên biết!
Tác dụng của cà rốt đối với thị lực
Bạn biết không việc thiếu vitamin A trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thị lực. Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như mờ mắt hay quáng gà.
Theo Pubmed, cà rốt có màu màu cam đặc biệt chứa nhiều beta carotene, chất mà cơ thể bạn chuyển hóa thành vitamin A. Giúp khắc phục tình trạng về thị lực ban đêm. Giảm nguy cơ mù lòa và các bệnh về mắt do tuổi tác. Hơn nữa, nước ép cà rốt là một nguồn tuyệt vời của lutein và zeaxanthin.
Theo NCBI, hai loại carotenoid tích tụ trong mắt của bạn và bảo vệ chúng khỏi ánh sáng gây hại. Chế độ ăn uống nhiều lutein và zeaxanthin có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về mắt. Chẳng hạn như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Cà rốt giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ung thư
Theo Pubmed, một nghiên cứu trên ống nghiệm cho thấy việc điều trị các tế bào ung thư bạch cầu bằng chiết xuất nước ép cà rốt trong 72 giờ dẫn đến cái chết của tế bào ung thư và làm ngừng chu kỳ phát triển của tế bào.
Một nghiên cứu khác cũng báo cáo kết quả tương tự nhưng chỉ ra rằng polyacetylenes – không phải beta carotene hoặc lutein – là chất chống ung thư chính trong nước ép cà rốt. Nhìn chung, nghiên cứu sâu rộng hơn là cần thiết. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả khi dùng cà rốt để điều trị ung thư.
Cà rốt giúp làm đẹp da
Theo NCBI, nước ép củ cà rốt có vitamin C là một chất dinh dưỡng hòa tan trong nước cần thiết để sản xuất collagen. Hợp chất này là protein dạng sợi dồi dào nhất trong cơ thể bạn. Nó cung cấp độ đàn hồi và sức mạnh cho làn da của bạn. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của các gốc tự do.
Ngoài ra, beta carotene trong nước ép cà rốt cũng có thể hỗ trợ làn da của bạn. Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu carotenoid có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của tia cực tím (UV), cải thiện vẻ ngoài của da.
Cà rốt giúp ổn định huyết áp
Củ cà rốt giòn, ngọt và giàu dinh dưỡng, là một loại rau chủ yếu trong chế độ ăn của nhiều người. Theo NCBI, cà rốt chứa nhiều hợp chất phenolic, chẳng hạn như axit chlorogenic, p -coumaric và caffeic, giúp giúp giảm mức huyết áp.
Mặc dù cà rốt có thể được nấu chín hoặc ăn sống. Nhưng khi bạn ăn cà rốt sống sẽ có lợi hơn cho việc giảm huyết áp cao. Một nghiên cứu bao gồm 2.195 người trong độ tuổi 40–59 cho thấy ăn cà rốt sống có liên quan đáng kể đến mức huyết áp thấp hơn.
Cà rốt kích thích tóc mọc
Cà rốt chứa vitamin A, một chất dinh dưỡng có thể điều trị da đầu của bạn. Điều này có thể giúp chống rụng tóc.
Vitamin A trong cà rốt sẽ giúp tóc bạn khỏe, dài và dày hơn. Ngoài ra các chất dinh dưỡng trong cà rốt giúp cải thiện lưu thông máu. Giúp mái tóc của bạn vẻ ngoài khỏe mạnh của tuổi 20 và ngăn ngừa sự phát triển của tóc bạc.
Cà rốt rất tốt cho bệnh tiểu đường
Cà rốt có vị ngọt và chứa đường tự nhiên. Điều này có ảnh hưởng gì đối với những người mắc bệnh tiểu đường không? Cà rốt là một loại rau không chứa tinh bột vì vậy những người bị bệnh tiểu đường có thể ăn thoải mái, theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA).
Ngoài ra, theo USDA cà rốt là nguồn cung cấp dồi dào các carotenes này, chứa đựng 8.280 (mcg) beta caroten và 3.480 mcg alpha carotene trên 100 gam (g). Theo một nghiên cứu năm 2015, chế độ ăn uống chứa nhiều alpha và beta carotene có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Nước ép cà rốt là một nguồn cung cấp kali dồi dào, một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp thích hợp. Theo Pudmeb, chế độ ăn giàu kali đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại huyết áp cao và đột quỵ.
Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa trong nước ép cà rốt cũng có thể có lợi cho tim của bạn. Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở 17 người trưởng thành có mức cholesterol và chất béo trung tính cao. Cho thấy uống 2 cốc (480mL) nước ép cà rốt mỗi ngày làm tăng đáng kể chất chống oxy hóa trong máu. Và giảm quá trình oxy hóa lipid máu có thể dẫn đến bệnh tim.
Cà rốt giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch
Một chất chống oxy hóa khác mà cà rốt cung cấp là vitamin C.
Theo NCBI, vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ cơ thể chống lại các thách thức oxy hóa nội sinh và ngoại sinh. Nó kích thích sự di chuyển của bạch cầu trung tính đến vị trí nhiễm trùng. Tăng cường quá trình thực bào và tạo oxy hóa, đồng thời tiêu diệt vi sinh vật.
Theo một nghiên cứu năm 2017, vitamin C cũng có trong các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể ngăn ngừa một loạt bệnh, bao gồm cả ung thư.
Bạn nên bổ sung cà rốt vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng chức năng miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng. Đặc biệt là ở những nhóm như người cao tuổi. Hoặc ở những người tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ thiếu vitamin C.
Giúp xương chắc khỏe
Cà rốt chứa vitamin K và một lượng nhỏ canxi và phốt pho. Theo USDA, một cốc cà rốt chứa 40 miligam canxi (4% lượng khuyến nghị hàng ngày) và 15,8 microgam vitamin K (17,5% lượng khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ và 13,2% cho nam giới).
Tất cả những điều này góp phần vào sức khỏe của xương và có thể giúp ngăn ngừa loãng xương. Một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp giữ cho xương khỏe mạnh. Để đảm bảo cơ thể hấp thụ nhiều vitamin K nhất có thể. Hãy kết hợp cà rốt với bất kỳ loại chất béo nào như bơ.
Ăn cà rốt nhiều có tốt không?
Hầu hết các loại rau củ hay trái cây nếu như bạn tiêu thụ nó một cách hợp lý thì sẽ không ảnh hưởng xấu cho cơ thể và ngược lại. Nếu bạn ăn một lượng lớn cà rốt có thể gây ra các vấn đề về thần kinh. Ngoài ra việc ăn quá nhiều cà rốt dẫn đến chứng carotenemia được xác định bằng màu da vàng cam bất thường, đặc biệt là ở tai, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Chưa kể, nếu ăn không đúng cách và ăn quá mức sẽ dễ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mệt mỏi, đầy hơi, khó tiêu. Mặc dù nó không ảnh hưởng lớn nhưng lại làm cho cơ thể không thoải mái. Gây ra nhiều hậu quả không mong muốn.
Chính vì vậy, để đảm bảo hấp thu được tốt nhất những tác dụng của cà rốt thì bạn chỉ nên ăn với số lượng vừa đủ khoảng 100 gram mỗi ngày đối với người lớn và ăn 3 – 4 lần/ tuần là hợp lý.
Cách chế biến cà rốt
Cà rốt là một trong những loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Không chỉ chế biến được nhiều món ăn ngon. Bạn có thể ăn sống, hấp, luộc, nướng hoặc làm nguyên liệu trong các món nước ép.
Trước khi chế biến, bạn cần rửa thật kỹ cà rốt trong nước để làm sạch lớp bụi bẩn. Sau đó gọt vỏ tuy nhiên việc gọt vỏ là không bắt buộc. Tiếp theo bạn cắt cà rốt theo từng món ăn khác nhau như món xà lách thì bạn bào sợi nhỏ, còn món hầm thì bạn cắt khúc vừa ăn.
Lưu ý, bạn nên ăn cà rốt sống hoặc hấp để đảm bảo giá trị dinh dưỡng nhất. Vì khi luộc có thể làm giảm hoặc loại bỏ một số hàm lượng vitamin trong củ cà rốt. Ngoài ra, bạn nên ăn cà rốt kết hợp với chất béo như bơ hoặc các loại hạt. Điều này giúp cơ thể hấp thụ vitamin một cách tốt hơn.
Câu hỏi thường gặp
- Nước ép cà rốt có tác dụng gì?
Nước ép cà rốt vô cùng bổ dưỡng, cung cấp kali , một số carotenoid và vitamin A, C và K. Uống nước ép rau này có thể giúp cải thiện sức khỏe của mắt, tăng cường hệ miễn dịch và làn da khỏe mạnh.
- Cà rốt bao nhiêu calo?
Theo USDA, một củ cà rốt 61g có chứa khoảng 25 calo. Với 100g cà rốt dựa theo cách chế biến mà hàm lượng calo sẽ khác nhau: cà rốt tươi sống (25 kcal); cà rốt luộc (33 kcal); cà rốt nướng (28.5 kcal); cà rốt khô (221 kcal); mứt cà rốt (175 kcal); cà rốt hấp (29.8 kcal).
- Cà rốt có cần gọt vỏ không?
Bạn không cần phải gọt vỏ cà rốt. Miễn là bạn rửa và chà kỹ chúng để loại bỏ bụi bẩn. Cà rốt chưa gọt vỏ hoàn toàn an toàn và ăn rất giòn ngon. Tuy nhiên một số người không thích mùi vị của vỏ cà rốt và nói rằng nó có vị đắng, khó chịu.
Qua nội dung tổng hợp trên, bTaskee hi vọng giúp bạn hiểu hơn về cà rốt. Biết được ăn cà rốt có tác dụng gì đối với sức khỏe. Hãy thêm cà rốt vào thực đơn ăn uống, để tận dụng tối đa lợi ích của cà rốt nhé!
Các bài viết bạn quan tâm:
- Cách Chọn Cà Rốt Ngon Và Bảo Quản Tươi Lâu
- Ăn Bơ Có Tác Dụng Gì? Giá Trị Dinh Dưỡng Từ Quả Bơ
- Ăn Mận Có Tác Dụng Gì? Lợi Ích Không Ngờ Của Quả Mận
Hình ảnh: Canva