Khoai lang được xem là thực phẩm quen thuộc và đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc liệu ăn khoai lang có béo không? Hãy cùng phân tích hàm lượng dinh dưỡng, calo có trong loại củ này để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
Khoai lang và thành phần dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang là loại củ giàu tinh bột, có vị ngọt, sinh trưởng trong lòng đất với nhiều kích cỡ và giống khác nhau như vàng, trắng, tím, cam. Đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn các loại vitamin A, B,…, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa, đặc biệt là beta carotene.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2007), thành phần dinh dưỡng có trong 100g khoai lang gồm:
Năng lượng: 119 Kcal
Lipid: 0.2g
Glucid: 28.5g
Protein: 0.8g
Chất xơ: 1.3G
Vitamin: A, C, B…
Khoáng chất: Canxi, Kali, Magie, Mangan, Đồng, Niacin,..
Lượng calo và chất béo trong khoai lang
Cứ trung bình 100g khoai lang sẽ chứa khoảng 119 Kcal và 0.2g chất béo. Con số này được đánh giá là thấp hơn so với gạo (244 Kcal) và bánh mì (150 Kcal).
Tuy nhiên, tùy từng giống khoai mà mức năng lượng có sự tăng giảm lên xuống. Điển hình như như khoai lang tím với 86 Kcal/100g hay khoai lang mật với 106 Kcal/100g).
Lợi ích sức khỏe của khoai lang
Tốt cho tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân
Khoai lang chứa một lượng lớn chất xơ (1.3g/100g) nên có tác động tích cực đến quá trình tiêu hóa. Vì vậy, chúng được xem như loại củ ‘quốc dân’ không thể thiếu trong thực đơn giảm cân của các chị em.
Chất xơ có trong khoai lang sau khi đi vào cơ thể sẽ tạo thành một lớp màng gel ở thành ruột và dạ dày, từ đó giúp bạn có cảm giác no lâu hơn. Đồng thời, hạn chế nạp thêm thức ăn vào cơ thể mỗi ngày.
Ngoài ra, lượng chất xơ hòa tan trong khoai lang còn có tác dụng hấp thu chất béo và sản sinh ra nhiều loại vi khuẩn tốt cho đường ruột như Lactobacillus, Bifidobacterium.
Điều này có lợi cho quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và hạn chế nguy cơ mắc chứng ruột kích thích IBS.
Chống oxy hóa và vi khuẩn
Khoai lang, nhất là loại vỏ màu cam chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, điển hình như beta carotene chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Loại vitamin này có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa lão hóa và duy trì màng nhầy khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, trong khoai lang còn chứa nhiều chất chống vi khuẩn có lợi cho niêm mạc ruột như Carotenoid, Choline,… Đặc biệt, chất Anthocyanins ở khoai lang tím có tác dụng giảm viêm, bảo vệ mắt và não bộ, đồng thời ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do có thể di căn thành ung thư.
Mặt khác, khoai lang có thể cải thiện và điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm mức cholesterol LDL gây hại và tăng thêm độ nhạy cảm với sự bài tiết insulin.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách bảo quản khoai lang đơn giản và hiệu quả tại nhà
Vậy ăn khoai lang có béo không? Ăn nhiều khoai lang có sao không?
Cơ chế tác động của khoai lang đến cân nặng
Muốn biết ăn khoai lang có béo không thì bạn cần phải dựa vào cơ chế tác động của nó đến cân nặng con người. Điều này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như hàm lượng dinh dưỡng, cách chế biến và khẩu phần ăn.
Như đã đề cập, hàm lượng calo có trong khoai lang thấp hơn so với các loại thực phẩm khác như bột mì, gạo hay lúa mì. Đặc biệt, chỉ số đường huyết thấp, bao gồm các chất xơ và các loại carbs (tinh bột) phức tạp, giúp cơ thể cảm giác no lâu hơn và kiểm soát tốt sự thèm ăn.
Bổ sung khoai lang vào khẩu phần ăn sẽ giúp bạn giảm lượng thức ăn tổng thể nạp cơ thể nhờ hàm lượng nước cao. Ngoài ra, ăn khoai còn có tác dụng giúp bù nước, hạn chế tích tụ chất béo, thải độc tố và cân bằng độ pH hiệu quả.
Vậy nên việc ăn khoai lang đúng cách là giải pháp thông minh giúp bạn giảm cân, kiểm soát vóc dáng cũng như cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng cho cơ thể.
Mối liên hệ giữa ăn khoai lang và sự tăng cân
Giảm cân bằng khoai lang là phương pháp khá an toàn và lành mạnh, tuy nhiên, người ăn phải áp dụng đúng cách để đem lại hiệu quả giảm cân tích cực, cụ thể:
- Kết hợp khoai lang với những thực phẩm khác để cung cấp đủ chất và không gây cảm giác chán ăn.
- Nên chế biến bằng cách luộc, hấp, nướng để giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất.
- Hạn chế các món ăn chứa nhiều dầu mỡ như khoai lang kén, khoai lang chiên, bánh khoai,…
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, điều quan trọng khi ăn khoai giảm cân là phải đảm bảo lượng calo nạp vào thấp hơn mức calo tiêu thụ để tránh tác dụng ngược.
Tuy nhiên, nếu ăn nhiều khoai lang có thể gây cảm giác ngán, da dẻ vàng vọt do nạp quá nhiều beta carotene. Ngoài ra, nó còn tăng nguy cơ hình thành chứng sỏi thận do hàm lượng oxalat cao.
Nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị bữa ăn dinh dưỡng và khoa học cho gia đình mỗi ngày thì đừng quên sử dụng dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Đội ngũ giúp việc đảm đang sẽ thay bạn mang đến những bữa ăn healthy và giàu dinh dưỡng.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Gợi ý thực đơn giảm cân 7 ngày với khoai lang
Ngày 1: Món khoai lang hấp và rau xà lách
Trong ngày đầu tiên giảm cân, cơ thể dễ bị mệt mỏi do chưa thích nghi. Vì vậy bạn cần một thực đơn thanh đạm, dễ ăn và cung cấp đủ năng lượng. Lúc này bổ sung khoai lang hấp và rau xà lách là một sự lựa chọn lý tưởng.
- Buổi sáng: 1 củ khoai lang hấp + 1 ly sữa hạt.
- Bữa trưa: 1 chén cơm gạo lứt + 100g ức gà áp chảo + 1 chén canh rau cải + 1 quả cam.
- Bữa tối: 1 củ khoai lang hấp + salad xà lách + 100g thịt lợn xào bông cải.
Ngày 2: Khoai lang nướng và thịt gà không da
- Buổi sáng: 2 lát bánh mì đen + 100g cá hồi phi lê áp chảo + 1 ly nước ép cam.
- Bữa trưa: 1 củ khoai lang hấp + 100g salad gà xé + 200g đậu que luộc.
- Bữa tối: 1 củ khoai lang nướng + 100g ức gà áp chảo + canh rau củ.
Ngày 3: Salad khoai lang và hải sản tươi ngon
- Buổi sáng: 1 củ khoai lang hấp + 1 hũ sữa chua không đường + yến mạch.
- Bữa trưa: Salad khoai lang + 100g mực áp chảo + 1 ly nước ép.
- Bữa tối: ½ chén cơm gạo lứt + 100g tôm hấp + canh mướp.
Ngày 4: Canh khoai lang và thịt heo thấu lửa
Sau 3 ngày, cơ thể dần thích ứng bạn thay đổi thực đơn giảm cân với khoai lang bằng cách bổ sung thêm protein với các loại thịt, cá,..:
- Buổi sáng: 1 củ khoai lang nướng + 1 quả trứng luộc + 1 trái dưa leo.
- Bữa trưa: 1 chén cơm gạo lứt + 100g cá hồi nướng + 1 chén canh rau củ.
- Bữa tối:1 chén canh khoai lang + 100g thịt heo thấu lửa + salad xà lách.
Ngày 5: Khoai lang xào hành tỏi và thịt bò tái
- Buổi sáng: 2 lát bánh mì + 2 lát phô mai + cà chua, xà lách.
- Bữa trưa: Khoai lang xào hành tỏi + 100g thịt bò tái + 1 ly nước ép ổi.
- Bữa tối: 1 củ khoai lang nước + 100g nấm xào + 200g bông cải luộc.
Ngày 6: Món chè khoai lang thơm ngon và dinh dưỡng
- Buổi sáng: 1 củ khoai lang hấp + 100g cá hồi phi lê áp chảo + 1 ly sữa hạt.
- Bữa trưa: 1 chén cơm gạo lứt + 100g ức gà áp chảo + 100g rau cải luộc + 1 ly nước ép cam.
- Bữa tối: Chè khoai lang + 1 quả trứng luộc + salad cà chua, dưa chuột.
>> Xem thêm: Bỏ túi cách nấu chè khoai dẻo đơn giản và cuốn miệng tại nhà
Ngày 7: Khoai lang nghiền và nước ép trái cây
- Buổi sáng: Khoai lang nghiền + 1 quả trứng luộc + 1 ly nước ép dưa hấu.
- Bữa trưa: 1 củ khoai lang nướng + 100g thịt lợn luộc + 200g cải ngồng xào ít dầu.
- Bữa tối: ½ chén cơm gạo lứt + 100g thịt bò xào + 100g đậu que luộc.
Câu hỏi thường gặp
- Khoai lang có thể gây dị ứng không?
Có. Giống như nhiều loại thực phẩm khác, khoai lang có thể gây dị ứng khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng mạnh với các protein có trong loại củ này.
Một số triệu chứng điển hình khi bị dị ứng khoai lang có thể kể đến như ngứa, nổi ban đỏ, khó thở, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,… - Thời điểm thích hợp để ăn khoai lang giảm cân là khi nào?
Theo chia sẻ từ Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh – Chuyên ngành Nội tổng quát, Hồi sức cấp cứu tại Bảo hiểm xã hội TP.HCM, có 2 thời điểm ăn khoai lang lý tưởng để giảm cân là buổi sáng và buổi trưa. Trong đó, ăn vào buổi sáng sẽ giúp tăng hiệu quả giảm cân gấp 4 lần so với bình thường.
- Nên luộc hay nướng khoai lang để đem lại tác dụng giảm cân tốt nhất?
Câu trả lời là luộc. Luộc khoai lang có thể giữ được lượng dinh dưỡng tốt hơn so với việc nướng hay chiên do không sử dụng đến dầu mỡ trong quá trình chế biến.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc ăn khoai lang có béo không? Đừng quên bỏ túi ngay thực đơn giảm cân 7 ngày an toàn và hiệu quả cùng khoai lang của bTaskee nhé. Chúc các bạn sớm lấy lại vóc dáng như ý!
>>> Xem thêm bài viết:
- Mách bạn thực đơn giảm cân với khoai lang cân bằng vóc dáng và đẹp da
- Hướng dẫn cách làm khoai lang kén giòn rụm, thơm nức mũi tại nhà
Hình ảnh: Pinterest