Mận là loại trái cây quen thuộc với mọi người. Đặc biệt khi nhắc tới quả mận Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay đến vị chua chua, ngọt ngọt của những quả mận đỏ ăn kèm với muối tôm sẽ vô cùng hấp dẫn. Quen thuộc là vậy, nhưng bạn đã biết tới những tác dụng của mận đối với sức khỏe hay chưa? Ăn mận có tác dụng gì? Vậy hãy cùng bTaskee tìm hiểu những công dụng của quả mận qua bài viết sau đây nhé!
Giá trị dinh dưỡng của quả mận
Mận hay mận Bắc (mận Hà Nội) là tên gọi chung của người miền Nam cho Mận tam hoa ở Bắc Hà (Lào Cai) và Mận hậu Mộc Châu (Sơn La). Mận có lớp thịt màu đỏ tím, vị chua chua hơi ngọt. Còn Mận hậu là khi ăn xong có vị ngọt kéo dài. Mận có hình dáng tròn nhỏ, được yêu thích vì màu sắc đỏ rực rỡ.
Quả mận có hàm lượng calo tương đối thấp nhưng lại chứa một lượng lớn vitamin và các khoáng chất quan trọng. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100 gram quả mận chứa các chất dinh dưỡng sau:
- Lượng calo: 46
- Protein: 0.7 gram
- Chất béo: 0.28 gram
- Carbs: 11.42 gram
- Chất xơ: 1.4 gram
- Đường: 9.92 gram
- Canxi: 6 mg
- Sắt: 0.17 mg
- Magie: 7 mg
- Photpho: 16 mg
- Kali: 157 mg
- Đồng: 0.057 mg
- Kẽm: 0.1 mg
Tác dụng của quả mận đối với sức khỏe
Mận là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng vì hương vị ngon và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong quả mận nhỏ bé có hàm lượng chất chống oxy hóa, chất xơ, các vitamin và khoáng chất khá cao. Hãy cùng xem qua những tác dụng tích cực của mận đối với cơ thể của chúng ta ra sao nhé!
Giàu chất chống oxy hóa
Theo Viện dược phẩm Hoa Kỳ, quả mận đặc biệt chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol, giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do. Mận và mận khô tác động tích cực đến sức khỏe của xương và có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.
Trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quả mận chứa nhiều gấp đôi lượng chất chống oxy hóa polyphenol so với các loại trái cây phổ biến khác, chẳng hạn như quả xuân đào và quả đào
Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và các thí nghiệm trên động vật đã phát hiện ra polyphenol trong mận và mận khô có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, cũng như khả năng ngăn ngừa tổn thương các tế bào thường dẫn đến bệnh tật.
Theo Viện dược phẩm USA, polyphenol trong mận khô làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm liên quan đến các bệnh về khớp và phổi. Chúng có thể có tác dụng mạnh mẽ đối với sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư
Tuy nhiên, mặc dù tất cả những phát hiện này đều đầy hứa hẹn, nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu trên người.
Mận có lợi cho sức khỏe tim mạch
Theo Viện dược phẩm Hoa Kỳ, ăn mận và mận khô thường xuyên có thể có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch. Mận đã được nghiên cứu về khả năng làm giảm huyết áp cao và mức cholesterol, là những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim.
Trong một nghiên cứu, các chuyên gia so sánh giữa nhóm đối tượng uống nước ép mận khô và ăn 3 hoặc 6 quả mận khô mỗi sáng trong vòng 8 tuần với nhóm chỉ uống một cốc nước khi bụng đói. Thì kết quả cho thấy là những người tiêu thụ mận khô và nước ép mận khô có mức huyết áp, tổng lượng cholesterol và cholesterol LDL “xấu” thấp hơn đáng kể so với nhóm chỉ uống nước.
Một nghiên cứu khác cho thấy những người đàn ông được chẩn đoán mắc chứng cholesterol cao có mức cholesterol LDL thấp hơn sau khi tiêu thụ 12 quả mận khô mỗi ngày trong tám tuần .
Nhìn chung, những tác động tích cực của mận và mận khô đối với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh tim có thể là do hàm lượng chất xơ, kali và chất chống oxy hóa polyphenol cao (theo Viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ)
Làm giảm lượng đường trong máu
Quả mận có các đặc tính có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Mặc dù có hàm lượng carbs khá cao, mận tươi và mận khô dường như không làm tăng đáng kể lượng đường trong máu sau khi ăn
Ngoài ra, chất xơ trong quả mận có thể chịu trách nhiệm một phần về tác động của chúng đối với lượng đường trong máu. Chất xơ làm chậm tốc độ cơ thể hấp thụ carbs sau bữa ăn, khiến lượng đường trong máu tăng dần, thay vì tăng đột biến
Hơn nữa, tiêu thụ trái cây như mận và mận khô có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2
Tuy nhiên, hãy nhớ kiểm tra khẩu phần ăn của bạn vì mận khô có nhiều calo hơn và không nên ăn quá nhiều. Khẩu phần hợp lý cho mỗi ngày là ¼ – ½ cốc (44 – 87 gam)
Giúp xương chắc khỏe
Theo Viện dược phẩm USA, mận khô có lợi cho việc cải thiện sức khỏe của xương. Một số nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ mận khô với việc giảm nguy cơ mắc các tình trạng xương như loãng xương và suy nhược, được đặc trưng bởi mật độ xương thấp
Mận khô không chỉ được chứng minh là có thể ngăn ngừa mất xương, mận còn có khả năng đảo ngược tình trạng mất xương đã xảy ra. Hàm lượng chất chống oxy hóa và khả năng giảm viêm của chúng được cho là có vai trò nhất định
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ mận khô có thể làm tăng mức độ của một số hormon có liên quan đến sự hình thành xương. Mận khô cũng chứa một số vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ xương, bao gồm vitamin K , phốt pho, magiê và kali
Cải thiện trí nhớ
Theo một đánh giá được công bố bởi Viện Dược phẩm Hoa Kỳ, mận cũng có đặc tính cải thiện trí nhớ. Đánh giá đã xem xét 73 bài báo, bao gồm 25 nghiên cứu trên người và phát hiện ra rằng mận có liên quan đến việc cải thiện chức năng nhận thức .
Trong trái mận có hàm lượng phenolic cao, chủ yếu là anthocyanins, được biết đến là chất chống oxy hóa tự nhiên. Ở một nghiên cứu trên động vật, người ta đã xác nhận tác động tích cực của flavonoid được tìm thấy trong trái cây bao gồm anthocyanin đối với học tập và trí nhớ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy việc điều trị bằng chiết xuất cồn hydro của mận có tác dụng có lợi đối với việc học tập và trí nhớ trong bài kiểm tra tránh thụ động.
Ngăn ngừa táo bón
Ăn mận giúp cải thiện gì? Câu trả lời chính là cải thiện tình trạng táo bón. Mận khô và nước ép mận khô nổi tiếng với khả năng giảm táo bón do lượng chất xơ cao. Một quả mận khô cung cấp 1 gam chất xơ
Chất xơ trong mận khô chủ yếu là không hòa tan, có nghĩa là nó không hòa trộn với nước. Nó đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa táo bón bằng cách bổ sung số lượng lớn vào phân và có thể đẩy nhanh tốc độ chất thải di chuyển qua đường tiêu hóa.
Ngoài ra, mận khô và nước ép mận khô có chứa sorbitol, là một loại rượu đường có tác dụng nhuận tràng tự nhiên
Ăn quả mận đã được chứng minh là có hiệu quả điều trị táo bón hơn nhiều loại thuốc nhuận tràng khác, chẳng hạn như psyllium , một loại chất xơ thường được sử dụng để giảm táo bón
Nếu bạn không có thời gian để đi chợ mua sắm cho gia đình, hãy liên hệ ngay dịch vụ đi chợ hộ của bTaskee. App bTaskee với các dịch vụ tiện ích siêu tiện lợi. Bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác trên app là có ngay người hỗ trợ. Đội ngũ cộng tác viên sẽ đi chợ lựa những thực phẩm tươi ngon và giao đến tận nhà bạn nhanh chóng, uy tín và an toàn.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Những lưu ý khi ăn mận
Không nên ăn mận quá nhiều: Thực phẩm dù tốt đến đâu thì cũng không nên được nạp vào cơ thể quá nhiều. Nên có khẩu phần ăn hợp lý khoảng từ 8 – 10 trái mận trong ngày. Ăn mận quá nhiều có thể gây ra những tác hại không mong muốn như có nguy cơ gây sỏi thận, gây nóng trong người dẫn đến mụn nhọt, hại dạ dày và men răng.
Trước khi ăn mận nên rửa sạch mận với nước muối pha loãng
Đối với phụ nữ mang thai có thân nhiệt nóng hơn bình thường không nên ăn nhiều mận vì có thể sinh phát ban, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Câu hỏi thường gặp
- Nên ăn bao nhiêu mận mỗi ngày?
Nên ăn khoảng 8 – 10 quả mận tươi hoặc 5-6 quả mận khô mỗi ngày để đảm bảo thấy được lợi ích của mận mang lại. Tránh tiêu thụ quá nhiều mận dẫn đến các tác hại đối với cơ thể
- Ăn nhiều mận có tốt không?
Mận có những lợi ích rất lý tưởng cho cơ thể tuy nhiên không nên ăn quá nhiều mận một ngày trong một thời gian dài. Ăn mận quá nhiều có thể gây ra những tác hại không mong muốn như có nguy cơ gây sỏi thận, gây nóng trong người dẫn đến mụn nhọt, hại dạ dày và men răng.
- Mận có tốt cho da?
Mận giúp da nhanh lành hơn và thay da bị tổn thương bằng lớp da mới. Tiêu thụ mận cũng cải thiện kết cấu và độ đàn hồi của da. Nó cũng làm giảm sự xuất hiện của các đốm đen, tàn nhang và điều trị các tình trạng da khác.
Đó là những lợi ích và tác hại không ngờ của mận – trái cây khoái khẩu của nhiều người. Hi vọng qua bài viết này sẽ giải đáp được thắc mắc Ăn mận có tác dụng gì? của bạn. Và hãy ghi nhớ những lưu ý mà bTaskee đã chia sẻ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình nhé!
>>>Bài viết bạn quan tâm:
- 4 Cách Chọn Mận Hà Nội Đầu Mùa Ngon Ngọt
- Phúc Bồn Tử Là Gì? Những Công Dụng Và Cách Chế Biến
- Ăn Ớt Chuông Có Tác Dụng Gì? Cách Ăn Đúng Nhất
Hình ảnh: Istock photo, Canva