Ăn Mì Tôm Có Béo Không? Cách Ăn Mì Gói Không Sợ Mập

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Ăn mì tôm có béo không? Cách ăn mì gói không sợ mập
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Mì tôm là loại đồ ăn nhanh thường được ưa chuộng đặc biệt là với những người bận bịu không có thời gian để nấu nướng. Thế nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi “ăn mì tôm có béo không”? Theo dõi ngay bài viết dưới đây, bTaskee sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 

Mỗi ngày cơ thể cần bao nhiêu calo?

Calo (calories) là 1 đơn vị dùng để đo năng lượng và là 1 yếu tố quan trọng trong việc duy trì hoạt động hàng ngày của con người. Đồng thời calo còn ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng sức khỏe và chỉ số cân nặng.

Lượng calo được nạp vào cơ thể từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau qua những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, lượng calo cần thiết đối với cơ thể mỗi người sẽ có sự khác biệt, phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, cân nặng, chiều cao và mức độ hoạt động,…

Mỗi ngày cơ thể cần bao nhiêu calo để duy trì hoạt động sống?
Mỗi ngày cơ thể cần bao nhiêu calo để duy trì hoạt động sống?

Dưới đây là công thức tính lượng calo cần thiết cho cơ thể, công thức này phụ thuộc vào giới tính, trọng lượng và chiều cao của mỗi người. Trong đó BMR được hiểu là chỉ số calo cơ bản cần thiết để duy trì các hoạt động của cơ thể.

Đối với nam giới: 

BMR = 88.362 + (13.397 x trọng lượng(kg)) + (4.799 x chiều cao(cm)) – (5.677 x tuổi)

Ví dụ: Nam, nặng 75kg, cao 180cm, 35 tuổi. 

BMR = 88.362 + (13.397 x 75) + (4.799 x 180) – (5.677 x 35) = 1917calo

Đối với nữ giới: 

BMR = 447.593 + (9.247 x trọng lượng(kg)) + (3.098 x chiều cao(cm)) – (4.330 x tuổi)

Ví dụ: Nữ, nặng 60kg, cao 165cm, 28 tuổi. 

BMR = 447.593 + (9.247 x 60) + (3.098 x 165) – (4.330 x 28) = 1384 calo

Lượng calo giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên việc nạp quá nhiều calo so với lượng calo mà cơ thể tiêu thụ dễ dẫn đến tình trạng tăng cân. Hãy nạp vào lượng calo thích hợp theo nhu cầu của cơ thể để giúp duy trì cân nặng và sức khỏe tốt.

Gia vị đường và mỡ động vật là nguồn cung cấp nhiều calo. Rau xanh, hoa quả, thịt gia cầm không da là nguồn thực phẩm ít calo, rất thích hợp cho thực đơn giảm cân. Dựa vào công thức tính calo trên, sẽ giúp bạn điều chỉnh thực đơn bữa ăn sao cho phù hợp.

Calo giữ vai trò quan trọng đối với thể trạng sức khỏe và chỉ số cân nặng
Calo giữ vai trò quan trọng đối với thể trạng sức khỏe và chỉ số cân nặng

>> Tham khảo thêm: Bánh Chưng Bao Nhiêu Calo Và Cách Ăn Không Tăng Cân?

Thành phần dinh dưỡng trong gói mì ra sao? Và ăn mì tôm có béo không?

Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng của 1 gói mì tôm (85g) có chỉ số calo cung cấp cho cơ thể là 380 calo:

Tên thành phầnHàm lượngTác động đối với sức khỏe
Carbohydrate54gCung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường
Protein8gHỗ trợ cho quá trình phát triển cơ bắp, tóc da và móng
Chất béo14gCung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng nếu nạp vào cơ thể lượng lớn chất béo sẽ gây tích tụ mỡ, thừa cân, cao huyết áp và bệnh tim mạch
Chất xơ3gHỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và điều hòa chỉ số đường huyết
Natri1.500mgHàm lượng này khá cao so với nhu cầu của cơ thể. Dễ gây tăng huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Lượng calo của 1 gói mì tôm với 1 số loại thực phẩm cùng nhóm ( Khối lượng 85g)

Tên thực phẩmHàm lượng calo
Mì tôm380 calo
Phở 185 calo
Hủ tiếu180 calo
Cháo gà ăn liền210 calo
Bún riêu cua190 calo
Bún chả260 calo
Cơm trắng130 calo
Bánh mì sandwich200 calo

Vậy ăn mì tôm có béo không?

Ăn mì tôm sẽ không gây béo nếu bạn tiêu thụ 1 lượng vừa phải. Trung bình mỗi ngày 1 người cần nạp 1800 – 2000 calo mà 1 gói mì tôm 85g sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 380 calo. Hơn nữa hàm lượng chất béo, carbohydrate trong mì tôm được tính toán kỹ lưỡng để không gây ra tình trạng tăng cân.

Tuy nhiên, lượng calo mà mì cung cấp cho cơ thể còn phụ thuộc vào loại mì và cách chế biến mì. Nếu bạn ăn mì cùng nhiều topping giàu chất béo khác (xúc xích, thịt nướng, lạp xưởng, viên chiên,…) hoặc chế biến mì nhiều dầu mỡ thì sẽ rất dễ gây lên tình trạng tích tụ mỡ thừa, tăng cân.

Ăn mì tôm sẽ không gây béo nếu tiêu thụ 1 lượng vừa phải
Ăn mì tôm sẽ không gây béo nếu tiêu thụ 1 lượng vừa phải

Nếu bạn quá bận rộn với công việc hàng ngày, không có thời gian chăm sóc bản thân qua những bữa ăn. Đặt lịch ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong Cam sẽ chăm sóc bạn với những món ăn được chế biến thơm ngon, hấp dẫn và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Tải app bTaskee ngay để trải nghiệm nhiều dịch vụ tiện ích!

Ăn mì tôm thế nào để không bị mập (béo)

Chế biến mì tôm

Dùng lượng nước để nấu hoặc pha mì tôm theo đúng hướng dẫn in trên bao bì. Không cho thêm dầu hoặc mỡ vào mì tôm, hãy dùng gói gia vị được đóng gói sẵn trong gói.

Để không bị mập, bạn ưu tiên thưởng thức mì tôm bằng việc nấu, pha, hạn chế xào bởi mì sẽ hấp thụ khá nhiều dầu mỡ.

Pha hoặc nấu mì tôm để hạn chế dầu mỡ
Pha hoặc nấu mì tôm để hạn chế dầu mỡ

Bổ sung thêm topping rau củ, thịt, trứng

Bạn nên ăn kèm mì tôm cùng rau củ để bổ sung thêm chất xơ và vitamin (rau cải, cà chua, bắp cải,…). Bạn có thể cho thêm thịt và trứng để cung cấp lượng protein và chất béo lành mạnh. Những thực phẩm này sẽ giúp cân bằng lượng chất béo có trong mì tôm.

Bổ sung thêm rau, thịt, trứng ăn kèm cùng mì tôm
Bổ sung thêm rau, thịt, trứng ăn kèm cùng mì tôm

Uống nước và nghỉ ngơi sau khi ăn

Hãy đảm bảo bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể sau khi ăn mì. Bởi trong quá trình chế biến và thưởng thức, mì đã được thêm nhiều gia vị như bột canh, súp,… Uống đủ nước để cân bằng lại lượng nước của cơ thể.

Sau khi thưởng thức mì, bạn nên nghỉ ngơi từ 15 – 30 phút để dành thời gian cho hệ tiêu hóa làm việc. Các chất trong mì cũng sẽ được hấp thụ dễ dàng hơn. Đảm bảo quá trình tiêu hóa và trao đổi chất được diễn ra trơn tru.

Uống nước để cân bằng lượng nước của cơ thể
Uống nước để cân bằng lượng nước của cơ thể

>> Tham khảo thêm: Nước Ép Táo Bao Nhiêu Calo? Uống Sao Cho Đúng Cách?

Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh

Mì tôm là loại thực phẩm ăn nhanh, kèm mùi vị hấp dẫn lại tiết kiệm thời gian chế biến. Thế nhưng không nên quá lạm dụng. Việc kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh đủ chất là rất cần thiết. Đảm bảo để cơ thể không béo lên do mì tôm và chỉ số dinh dưỡng trong cơ thể được cân bằng.

Việc kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh đủ chất là rất cần thiết
Việc kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh đủ chất là rất cần thiết

Tác hại đối với sức khỏe khi ăn quá nhiều mì tôm

Khi phải tiêu thụ 1 lượng lớn mì gói trong 1 thời gian dài, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện cho thấy sức khỏe đang dần xấu đi. Nguyên nhân và biểu hiện cụ thể có thể kể đến như:

Nguyên nhân

  • Muối: Mì và gói gia vị trong mì gói có chứa 1 lượng muối khá cao. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và đột quỵ. Hàm lượng muối này còn ảnh hưởng đến hoạt động của thận, gây sỏi thận.
  • Chất bảo quản: Là 1 loại đồ ăn nhanh, mì gói có chứa chất bảo quản như sodium, benzoate, natri nitrit có thể gây kích ứng, gây ra các bệnh về da như nổi mụn, nổi mẩn, các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa.
  • Chất béo: Mì gói có chứa 1 lượng lớn chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và hàm lượng cholesterol cao ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hệ tim mạch.

Biểu hiện của bệnh từ việc ăn mì gói quá nhiều

  • Hệ tiêu hóa: Đau dạ dày, đầy bụng, đau bụng, buồn nôn
  • Hệ thận: Sỏi thận, suy thận
  • Hệ tim mạch: Tăng huyết áp
  • Hệ thần kinh: Dễ căng thẳng, stress
  • Hệ da: Dễ nổi mụn, nóng trong, phát ban
  • Hệ đường huyết: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều mì gói, bạn có thể tham khảo và vận dụng những biện pháp sau:

  • Hạn chế tiêu thụ mì gói: Bạn hãy thay thế mì gói bằng những bữa ăn lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng hơn
  • Chế biến mì gói lành mạnh: Hạn chế lượng dầu mỡ, ăn kèm với những thực phẩm tốt như rau, trứng, thịt
  • Tăng cường vận động thể lực: Tập thể dục đều đặn để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giải phóng mỡ thừa
Hạn chế ăn mì tôm để xây dựng 1 thể trạng sức khỏe tốt
Hạn chế ăn mì tôm để xây dựng 1 thể trạng sức khỏe tốt

>> Tham khảo thêm: Gợi Ý Thực Đơn Healthy Lành Mạnh Và Đầy Đủ Dinh Dưỡng

Câu hỏi thường gặp

  1. Nên ăn mì tôm với lượng thế nào là đủ?

    Để xây dựng và duy trì 1 thể trạng sức khỏe tốt nhất, bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 gói mì tôm mỗi tuần. Cố gắng hạn chế và thay thế mì tôm bằng những bữa ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe của bạn.

  2. Vì sao ăn mì tôm lại dễ nổi mụn?

    Ăn mì tôm dễ nổi mụn bởi đây là 1 loại thức ăn nhanh, có chứa chất bảo quản. Hơn nữa mì tôm lại chứa hàm lượng chất béo và natri rất cao. Việc tiêu thụ nhiều mì gói sẽ làm cho cơ thể giữ lại nước, tạo ra áp lực lên các lỗ chân lông, gây bít tắc và hình thành mụn.

Qua nội dung mà bTaskee vừa chia sẻ, chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “ăn mì tôm có béo không” rồi phải không nào. Hãy xây dựng 1 thực đơn khoa học cùng lối sống lành mạnh để sức khỏe của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất nhé!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Pinterest

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services