Quả ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt, được biết đến là loại ớt có nhiều màu sắc sặc sỡ. Ớt chuông được sử dụng nhiều trong nấu nướng, có vị cay ít hơn so với loại ớt khác. Vậy ăn ớt chuông có tác dụng gì đối với sức khỏe? Cùng bTaskee tìm hiểu qua bài viết sau!
Giá trị dinh dưỡng của ớt chuông
Ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt, là quả của một nhóm cây trồng loài Capsicum annuum. Cây trồng của loài này cho ra trái với màu sắc khác nhau từ đỏ, xanh, vàng, cam,…
Ớt chuông đôi khi được xếp vào nhóm ớt ít cay mà cùng loại với ớt ngọt. Quả ớt chuông có thịt, rất nhiều thịt. Quả này có nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, và phía Bắc Nam Mỹ.
Theo USDA, trong 100 gram ớt chuông đỏ sống bao gồm những chất dinh dưỡng sau:
- Lượng calo: 26
- Protein: 0.99 gram
- Chất béo: 0.3 gram
- Carbs: 6.03 gram
- Đường: 4.2 gram
- Chất xơ: 2.1 gram
- Canxi: 7 mg
- Photpho: 26 mg
- Sắt: 0.4 mg
- Kali: 211 mg
- Vitamin C: 128 mg
- Magie: 12 mg
- Vitamin B6: 0.291 mg
- Folate: 46 µg
Carbs
Ớt chuông chủ chứa chất bột đường – carbs là thành phần chính, với 6 gram carbs trong 100 gram ớt chuông. Carbs trong ớt chuông chủ yếu là đường, bao gồm glucose và fructose. Đây chính là lý do tại sao ăn ớt chuông luôn có vị ngọt. Bên cạnh đó, ớt chuông cũng có hàm lượng chất xơ chiếm khoảng 2% trọng lượng tươi và rất có lợi cho sức khỏe.
Vitamin và các khoáng chất
Ớt chuông có hàm lượng vitamin C cao, chỉ cần một quả đã đáp ứng 169% RDI. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp các chất dinh dưỡng khác như:
- Vitamin C: Một quả ớt chuông đỏ cỡ trung bình cung cấp 169% lượng vitamin C tham khảo hàng ngày (RDI). Khiến nó trở thành một trong những nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất trong chế độ ăn uống.
- Vitamin B6: Pyridoxine là loại vitamin B6 phổ biến nhất. Nó là một dinh dưỡng quan trọng đối với sự hình thành các tế bào hồng cầu.
- Vitamin K1: Là một dạng vitamin K, còn được gọi là phylloquinone. Vitamin K1 rất quan trọng đối với quá trình đông máu và sức khỏe của xương.
- Kali: Khoáng chất thiết yếu này có thể cải thiện sức khỏe tim mạch (Theo Pubmed)
- Folate: Còn được gọi là vitamin B9, folate có nhiều chức năng trong cơ thể bạn. Bổ sung đầy đủ folate là rất quan trọng trong thời kỳ mang thai.
- Vitamin E: Một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin E cần thiết cho các dây thần kinh và cơ bắp khỏe mạnh. Các nguồn thực phẩm tốt nhất của loại vitamin tan trong chất béo này là dầu, quả hạch, hạt và rau.
- Vitamin A: Ớt chuông đỏ chứa nhiều pro-vitamin A (beta carotene). Khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
Ớt chuông có bao nhiêu màu và màu nào tốt sức khoẻ nhất?
Quả ớt chuông có nhiều màu sắc, trong đó màu phổ biến gồm màu đỏ, vàng và xanh lá. Tất cả chúng đều là nguồn cung cấp tuyệt vời các vitamin A và C chống oxy hóa.
Trong đó quả ớt chuông đỏ chứa nhiều dinh dưỡng nhất vì chúng ở trên cây lâu nhất. Nó không chỉ ngọt hơn so với anh em họ hàng mà còn chứa beta carotene chống ung thư cao gấp 11 lần và vitamin C gấp 2 lần.
9+ tác dụng “thần kì” của ớt chuông đối với sức khỏe
Giống như hầu hết các loại thực phẩm rau củ trái cây khác, ớt chuông được coi là một loại thực phẩm lành mạnh. Việc bổ sung nhiều trái cây và rau củ có tác động tích cực đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính, chẳng hạn như ung thư và bệnh tim.
Bên cạnh đó, công dụng của ớt chuông cũng có một số lợi ích tuyệt vời khác.
Tăng cường thị lực
Các loại suy giảm thị lực phổ biến nhất bao gồm thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Nguyên nhân chính gây ra là do lão hóa và nhiễm trùng. Ngoài ra, thiếu dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các bệnh này.
Lutein và zeaxanthin – các sắc tố carotenoid được tìm thấy với lượng tương đối cao trong ớt chuông, đặc biệt là ớt chuông xanh. Theo Pubmed, Chúng có thể cải thiện sức khỏe của mắt khi được tiêu thụ với lượng vừa đủ.
Thực tế là các hợp chất trên có thể bảo vệ võng mạc như một bức tường bên trong giúp bảo vệ mắt khỏi những tác động xấu từ quá trình oxi hóa. Các loại thực phẩm giàu carotenoid có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Vì vậy, rất quan trọng để bổ sung chúng vào khẩu phần ăn hàng ngày của bạn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm giàu các carotenoid này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Do đó, thêm chúng vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm nguy cơ suy giảm thị lực.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi tế bào hồng cầu không đủ khỏe mạnh để vận chuyển đầy đủ oxy đến các mô. Điều này gây ra các triệu chứng như mệt mỏi và suy nhược.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu là do thiếu sắt. Trong quả ớt chuông đỏ cung cấp một nguồn chất sắt rất dồi dào. Ngoài ra, còn rất giàu vitamin C, giúp tăng khả năng hấp thụ sắt từ ruột của bạn.
Trên thực tế, một quả ớt chuông đỏ cỡ trung bình có thể chứa 169% RDI cho vitamin C. Theo Pubmed, sự hấp thụ sắt trong chế độ ăn uống tăng lên đáng kể khi bạn tiêu thụ trái cây hoặc rau quả có nhiều vitamin C.
Vì lý do này, ăn sống cùng với thực phẩm giàu chất sắt – chẳng hạn như thịt hoặc rau bina, có thể giúp tăng lượng sắt dự trữ trong cơ thể, giảm nguy cơ thiếu máu.
Tốt cho sức khỏe đường ruột
Ớt chuông là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, rất cần thiết cho sức khỏe đường ruột. Thêm thực phẩm giàu chất xơ như ớt chuông vào chế độ ăn uống của bạn sẽ mang lại lợi ích tốt.
Nó giúp bạn đáp ứng được lượng chất xơ khuyến nghị là 30–35 gam mỗi ngày đối với nam giới và 25–32 gam mỗi ngày đối với phụ nữ.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng lượng chất xơ có thể bảo vệ cơ thể khỏi các tình trạng như ung thư ruột kết và bệnh viêm ruột (IBD).
Theo NCBI, ăn thực phẩm giàu chất xơ cũng giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu. Bằng cách ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy sự cân bằng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
Có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm
Ớt chuông chứa nhiều hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Cụ thể cung cấp flavonoid, vitamin C, các hợp chất phenolic và carotenoid. Tất cả đều có tác dụng tăng cường sức khỏe.
Một nghiên cứu đã phân tích nồng độ hợp chất hoạt tính sinh học trong ớt chuông cho thấy so với ớt đỏ, cam và vàng, quả màu xanh có nhiều axit phenolic hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu axit phenolic có thể bảo vệ chống lại một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như kháng insulin, gan nhiễm mỡ, suy giảm tinh thần.
Tốt cho tim mạch
Thêm nhiều trái cây và rau củ như ớt, xoài… vào chế độ ăn là một cách hay để tăng cường sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu đã liên kết chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ với nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn.
Chúng có thể cải thiện các yếu tố có nguy cơ gây bệnh tim như tăng cholesterol, lượng đường trong máu và huyết áp.
Nếu bạn quá bận rộn với công việc mà không có thời gian chăm lo cho gia đình hãy đặt dịch vụ đi chợ hộ, bTaskee luôn có những chuyên gia giúp bạn có được những thực phẩm tươi ngon nhất.
Tải app bTaskee và trải nghiệm ngay!
Ăn ớt chuông ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở nữ giới
Ớt chuông giúp giảm đau, giảm nguy cơ chuyển hóa và mắc ung thư nhờ vào hoạt chất capsaicin, là chất tạo ra hương vị cay nồng đặc trưng của ớt.
Một nghiên cứu năm 2020 đã nghiên cứu về tác động của capsaicin đối với bệnh ung thư. Phần lớn điều tra liên quan đến nồng độ cao của hợp chất trong nuôi cấy tế bào.
Nhìn chung, các phát hiện chỉ ra rằng capsaicin là chất chống tạo mạch, có nghĩa là nó giúp ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mà ung thư cần phát triển.
Nghiên cứu cũng ngụ ý rằng hoạt chất này có thể làm giảm nguy cơ tử vong, cũng như chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Ngoài ra còn chống lại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư phổi do Lycopene và vitamin E có trong ớt đỏ.
Hỗ trợ giảm cân
Một trong những tác dụng của ớt chuông là có thể giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh hoặc thậm chí giảm cân.
Ớt chuông có hàm lượng calo thấp, nhiều chất xơ và chứa chất dinh dưỡng quan trọng khác. Điều này biến ớt chuông trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ chế độ ăn kiêng nào, cung cấp một nguồn bổ sung dinh dưỡng đáng kể.
Đồng thời, vì không có cholesterol nên sử dụng chúng sẽ giúp đốt cháy nhiều calo hơn. Bởi khả năng ớt giúp sinh nhiệt và tăng tốc độ trao đốt chất trong cơ thể.
Tuy nhiên tốt hơn hết là bạn nên ăn nhiều loại trái cây và rau củ khác nhau như bưởi, cam… thay vì chỉ ăn nhiều ớt. Hãy kết hợp ớt chuông vào các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ của bạn.
Theo Viện Y khoa Hoa Kỳ, những người ăn nhiều trái cây và rau quả có xu hướng có lượng chất béo trong cơ thể thấp hơn và cân nặng ít hơn những người ăn ít rau củ, trái cây.
Cải thiện giấc ngủ
Nghiên cứu cho thấy vitamin B6 và magie ở ớt chuông giúp giảm căng thẳng và lo lắng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Vitamin B6 còn tham gia vào quá trình sản xuất melatonin, một hormone quan trọng điều chỉnh giấc ngủ, đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt hơn và duy trì cân bằng sinh học cơ thể.
Đặc biệt đối với phụ nữ, ớt chuông còn có tác dụng làm giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau nhức, mệt mỏi và biểu hiện tâm trạng không ổn định.
Làm sáng da và giảm gãy rụng tóc
Ớt chuông cung cấp hàm nguồn vitamin E là một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc duy trì làn da và giảm gãy rụng tóc. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong ớt chuông giúp chống lại các gốc tự do.
Đặc biệt, vitamin C còn kích thích sản xuất collagen làm cho làn da trở nên săn chắc và khỏe mạnh, đồng thời bảo vệ khỏi tác động từ môi trường bên ngoài.
Các chất dinh dưỡng trong ớt chuông hỗ trợ việc sản xuất collagen, làm cho tóc trở nên khỏe mạnh và bảo vệ tóc khỏi những tác động của dihydrotestosterone.
Giảm nguy cơ mắc bệnh về xương khớp
Ớt chuông đỏ có hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp do thiếu vitamin C. Đồng thời, việc ăn ớt chuông đỏ cũng tăng cường tổng hợp vitamin C, giảm nguy cơ mắc viêm khớp gối xuống chỉ còn 30%.
Một số tác hại không mong muốn khi ăn ớt chuông
Với màu sắc bắt mắt, nguồn vitamin dinh dưỡng phong phú nên chúng được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn hấp dẫn. Mỗi ngày nên ăn khoảng 1 – 2 quả, nếu lạm dụng chúng trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ gặp một số tác dụng phụ sau:
- Tình trạng bụng no căng, chướng bụng và ợ hơi.
- Ảnh hưởng tới chức năng của thận do sỏi có thể tích tụ ống niệu quản, dẫn đến nguy cơ sỏi thận.
- Bị vàng da do nồng độ hoạt chất beta-carotene trong máu tăng cao nếu tiêu thụ nhiều.
Những thực phẩm không nên ăn cùng với ớt chuông
- Hạt hướng dương: Chất sắt trong ớt gặp vitamin E trong hạt hướng dương sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ vitamin E.
- Mùi tây: Làm giảm giá trị dinh dưỡng trong ớt chuông vì Enzyme phân hủy vitamin C trong rau mùi sẽ làm oxy hóa vitamin C trong ớt.
- Dưa chuột: Men phân hủy vitamin trong dưa chuột sẽ phân hủy các vitamin trong ớt khiến dinh dưỡng bị giảm.
- Rượu trắng: Không nên kết hợp rượu trắng và ớt chuông vì sự kết hợp này sẽ tạo hơn 30 loại chất độc có thể sản sinh ra và chúng đều có hại cho cơ thể, đặc biệt có chất gây ung thư.
Ăn ớt chuông đúng cách
Mỗi loại ớt chuông sẽ có các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Nên để đảm bảo dinh dưỡng, hãy ăn đa dạng các loại từ màu sắc xanh, đỏ hay vàng.
Ớt chuông không chỉ rất giàu dinh dưỡng mà còn đa dạng trong chế biến. Bạn có thể ăn sống hoặc chín trong nhiều món ăn như salad, món xào cùng với thịt, khoai tây,…
Ớt chuông sẽ giảm bớt dinh dưỡng khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy nếu bạn có hệ tiêu hóa tốt, hãy ăn sống để bảo toàn được lượng vitamin C.
Còn đối với người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc mắc bệnh về đường ruột thì không nên ăn ớt sống. Nên nấu chín, ăn với một lượng vừa phải, có thể cắt nhỏ, nướng qua trước khi chế biến để dễ tiêu hóa hơn. Trước khi ăn ớt chuông, bạn hãy cắt bỏ hạt và lõi trong quả vì chúng có hương vị khá kén.
Với những chia sẻ được tổng hợp trên, bTaskee hy vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về giá trị dinh dưỡng cũng như tác dụng của ớt chuông. Hãy bổ sung chúng vào chế độ dinh dưỡng của bạn để đạt được những lợi ích của nó nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Mẹo Bảo Quản Ớt Tươi Ngon Cả Tháng
- Khoai Tây: Giá Trị Dinh Dưỡng Và Công Dụng Cho Sức Khỏe
- Ăn Xoài Có Tác Dụng Gì? 8 Công Dụng Của Quả Xoài Và Những Lưu Ý
Hình ảnh: Canva, Istock photo