Atiso đỏ là loại cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam với màu sắc bắt mắt, vị chua nhẹ, chứa nhiều dưỡng chất. Vậy hoa Atiso đỏ có tác dụng gì cho sức khỏe? Cùng bTaskee khám phá tất tần tật ngay đáp án qua những thông tin thú vị về Atiso đỏ được chia sẻ dưới đây.
Giới thiệu về hoa Atiso đỏ
Nguồn gốc hoa Atiso đỏ
Atiso đỏ còn được người Việt gọi với cái tên cây bụp giấm, có danh pháp khoa học là Hibiscus sabdariffa, thuộc họ dâm bụt hay cẩm quỳ (Malvaceae). Đây là một loại thực vật có xuất xứ từ khu vực Tây Phi và được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nóng, ẩm.
Tại Việt Nam, cây Atiso đỏ phát triển mạnh, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, dễ trồng và không kén đất. Hiện nay, nhiều vùng trồng cây atiso đỏ lấy hoa, lá để làm thực phẩm, dược liệu với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Đặc điểm nhận biết
Cây bụp giấm về cơ bản là cây lâu năm nhưng chúng lại được trồng phổ biến theo dạng cây ngắn ngày. Loài cây này cao trung bình từ 1.5 – 2m, thân cây bóng với màu tím nhạt đặc trưng, phân nhánh ngay từ gốc.
Phần lá của cây có hình trứng, thuôn dài, màu xanh lục đậm, viền lá có các răng cưa nhỏ và nhọn. Khi nếm thử bạn sẽ thấy lá cây có vị chua nhẹ.
Bông Atiso đỏ mọc ra từ nách lá, không có cuống. Dù tên là Atiso đỏ nhưng thực chất hoa của cây có dạng 5 cánh, màu trắng còn màu đỏ tía nổi bật lại đến từ phần búp hoa.
Trong năm, từ tháng 7 – tháng 10 Dương lịch là thời gian bụp giấm nở rộ nhất. Bông hoa khi ngửi sẽ có mùi nhàn nhạt, ăn sẽ cho vị chua thanh, không bị gắt.
Quả Atiso đỏ nằm bên trong búp hoa, có dạng tròn, hình trứng, được bao phủ bởi một lớp lông tơ mỏng, thô.
Thành phần dinh dưỡng có trong trà hoa Atiso
Loài cây này từ lâu đã được xem như một loại dược liệu qúy khi thân, lá, búp hoa, quả đều là những bài thuốc với nhiều công dụng cho sức khỏe. Đài hoa có thể đem đi nấu nước uống hay phơi khô để pha trà.
Trà Atiso đỏ có nhiều tác dụng với cơ thể khi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. dưới đây là bảng tổng hợp các thành phần dinh dưỡng có trong 100g trà Atiso đỏ:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng |
Calo | 49 kcal |
Carbohydrate | 11,31g |
Lipid | 0,64g |
Protein | 0,96g |
Vitamin A | 14µg |
Vitamin B1 | 0,011mg |
Vitamin B2 | 0,028mg |
Vitamin B3 | 0,31mg |
Vitamin C | 12mg |
Fe | 1,48mg |
Ca | 215mg |
Mg | 51mg |
Na | 6mg |
K | 208mg |
P | 37mg |
Các sản phẩm chế biến từ hoa Atiso đỏ
Cây hoa Atiso đỏ thường được sử dụng để chế biến thành nhiều loại thực phẩm và đồ uống với màu sắc và hương vị độc đáo. Cụ thể:
- Trà hoa atiso đỏ
Trà hoa Atiso đỏ là một thứ đồ uống phổ biến và ngon miệng, được nhiều người ưa chuộng nhất là trong những ngày trời oi bức.
Bông Atiso đỏ thường được sấy khô, bảo quản cẩn thận và sau đó được sử dụng để pha trà nóng hoặc trà lạnh. Trà hoa bụp giấm có hương vị chua ngọt và màu đỏ đẹp mắt.
- Nước hoa Atiso đỏ
Hoa bụp giấm cũng có thể được sử dụng để làm nước ép, sinh tố hoặc đem ngâm với đường trắng để lên men. Nước ép thường được kết hợp với đường, mật hoa hoặc các loại trái cây khác để tạo ra một đồ uống ngon và bổ dưỡng.
- Mứt Atiso đỏ
Ngoài làm nước uống, hoa cây bụp giấm còn được dùng làm mứt hoặc siro. Sản phẩm này có hương vị chua ngọt dễ chịu, phết lên bánh mỳ, làm nước sốt cho thịt hay thưởng thức cùng với phô mai đều rất bắt miệng.
- Tương cà hạnh nhân
Đối với người ăn chay, người dị ứng với các loại đậu thì tương cà làm từ búp hoa Atiso đỏ là một lựa chọn thay thế hòa hảo cho tương cà truyền thống.
- Làm tinh dầu
Dầu hoa bụp giấm chế biến từ hạt của cây, được sử dụng phổ biến trong nấu ăn cũng như làm kem dưỡng da.
- Nấu canh
Hoa và lá của cây Atiso đỏ thường được sử dụng như một loại thực phẩm tươi, nấu chung với cá, thịt, xương cho ra món canh hấp dẫn, giải nhiệt ngày hè.
Lợi ích khi dùng hoa Atiso đỏ đến sức khỏe
Phòng chống lão hóa
Hoa Atiso đỏ giúp phòng chống lão hóa rất hiệu quả. Trong thành phần của nó có chứa nhiều bioflavonoids, có tính chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra, bụp giấm chứa hàm lượng vitamin C, khoáng chất dồi dào giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do.
Sử dụng Atiso đỏ sẽ giúp phòng bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường, giúp da luôn hồng hào, khỏe mạnh, chống lão hóa.
Chống lại chứng viêm
Cây Atiso đỏ có tính chất chống viêm, giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như u nhọt, phù nề, áp xe,…
Chống trầm cảm
Nước ép, trà bụp giấm có chứa thành phần gồm nhiều vitamin (A, B1 B2, B3, C,…) và các khoáng chất điển hình là bioflavonoids có tác dụng chống trầm cảm.
Uống trà Atiso đỏ điều độ hàng ngày sẽ làm dịu hệ thần kinh, hạn chế căng thẳng. Từ đó, bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái, xả stress, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Giảm huyết áp
Trà bụp giấm có công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ hạ huyết áp. Uống trà với lượng vừa phải sẽ giúp lợi niệu, làm giảm áp lực trong các mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến áp lực máu cao.
Giúp giảm cholesterol
Thêm một công dụng của hoa Atiso đỏ mà bạn cần biết đó là giảm cholesterol trong máu. Uống trà bụp giấm thường xuyên sẽ giảm cholesterol LDL xấu, triglycerid, cholesterol toàn phần, đồng thời tăng hàm lượng cholesterol HDL tốt. Nhờ vậy, tim và mạch máu được bảo vệ khỏi những tổn thương.
Giúp giảm mỡ máu
Tác dụng của hoa Atiso đỏ là giúp giảm mức mỡ máu, giúp ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, một số hoạt chất có trong bông bụp giấm còn tham gia vào quá trình điều hòa lượng mỡ, loại bỏ cholesterol, ngăn chặn tình trạng hình thành cục máu đông gây đột quỵ.
Kháng khuẩn
Hoa Atiso đỏ rất giàu vitamin C, giúp tăng cường và kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, giúp cơ thế kháng khuẩn hiệu quả, chống viêm nhiễm. Chiết xuất hoa bụp giấm có thể ức chế vi khuẩn E.coli và 8 chuỗi vi khuẩn khác, bảo vệ bạn khỏi tình trạng cảm cúm, ho khan,…
Cải thiện chức năng gan
Đặc tính của hoa Atiso đỏ có thể giúp cải thiện chức năng gan, giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Đồng thời, làm tăng các enzyme chuyển hóa thuốc trong gan tới 65%, ngăn chặn nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
Hỗ trợ giảm cân
Tác dụng hoa Atiso đỏ được nhiều người biết tới chính là hỗ trợ giảm cân, đốt cháy và đào thải lượng mỡ thừa trong cơ thể ra ngoài. Bản chất, bông bụp giấm chứa rất ít calo nên được xem là thức uống giảm cân lành mạnh, ngon miệng.
Lượng vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hóa có trong trà, nước ép bụp giấm giúp giảm quá trình hấp thụ chất béo trong cơ thể. Đồng thời, tà Atiso đỏ chứa chất ức chế enzyme làm tăng sản xuất amylase có tác dụng phân hủy carbs. Nhờ vậy, quá trình đốt cháy mỡ diễn ra nhanh hơn.
Phòng ung thư
Trong thành phần của bông Atiso đỏ rất giàu polyphenol có khả năng chống lại các gốc tự do gây ra căn bệnh ung thư một cách mạnh mẽ. Sử dụng các chế phẩm từ cây bụp giấm sẽ hạn chế tối đa sự phát triển và xâm lấn của các tế bào ung thư miệng, ung thư máu, tuyến tiền liệt và dạ dày.
Hỗ trợ giảm đau đối với nữ khi kỳ kinh nguyệt đến
Hoa Atiso đỏ đối với chị em phụ nữ còn có công dụng giảm đau bụng và chuột rút khi đến kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, cân bằng nội tiết tố nữ, giảm các triệu chứng của chu kỳ như ăn nhiều, trầm cảm, cáu gắt,…
Tăng cường chức năng miễn dịch
Hoa Atiso đỏ cung cấp các dưỡng chất và chất chống oxy hóa giúp củng cố hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Trong đó, hàm lượng vitamin C dồi dào giúp tăng sức đề kháng chống lại căn bệnh cảm lạnh và nhiễm trùng.
>> Có thể bạn quan tâm: Hoa Đậu Biếc Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Như Thế Nào?
Cách ngâm hoa atiso đỏ với đường để làm trà, siro
Chuẩn bị nguyên liệu
• 3kg búp hoa atiso đỏ
• 2,5kg đường kính trắng
Hướng dẫn sơ chế và cách làm
Bước 1: Rửa sạch búp hoa atiso, loại bỏ phần đài hoa. Sử dụng đũa để nhẹ nhàng đẩy phần nhụy hoa từ phía dưới lên. Phần nhụy này có thể được ngâm trong rượu hoặc pha trà.
Bước 2: Rửa sạch phần còn lại của búp hoa bằng nước muối, sau đó rửa sơ lại bằng nước lọc để loại bỏ nước lã và làm sạch hoa hoàn toàn. Sau đó để cho ráo.
Bước 3: Sử dụng một lọ thủy tinh đã được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, bạn rải một lớp đường lên đáy lọ. Rải một lớp búp hoa atiso đỏ lên trên, tiếp theo là một lớp đường che phủ hoàn toàn lớp hoa bên dưới. Sau đó tiếp tục lặp lại quy trình vừa rồi cho đến khi hết búp hoa, kết thúc bằng một lớp đường ở trên cùng.
Bước 4: Lớp đường trên cùng có thể dày một chút để tránh tình trạng hoa bị đẩy lên trong quá trình ngâm. Dùng nắp đậy kín và không mở ra để tránh cho không khí lọt vào làm hư quá trình lên men.
Bước 5: Sau 5 ngày, khi đường đã tan hết, bạn có thể sử dụng nước này để pha uống hoặc đun lên để tạo thành siro làm trà atiso.
Bước 6: Để làm siro, đổ phần nước đã hấp thụ lên bếp và đun nhỏ lửa cho đến khi nước cô đặc. Tắt bếp, để nguội và sau đó chuyển vào lọ để bảo quản trong tủ lạnh. Nước này có thể được sử dụng để trị hoặc làm nguyên liệu trong các món bánh và thạch.
Ngoài ra, phần búp hoa dư ra bạn có thể được sử dụng để làm mứt.
>> Xem thêm: Cách Làm Mứt Atiso Đỏ Đơn Giản Mà Ngon Dẻo Tại Nhà
Một số lưu ý khi sử dụng hoa Atiso đỏ bạn cần biết
Atiso đỏ có nhiều lợi ích nhưng bạn cũng cần tránh lạm dụng chúng. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi dùng bông Atiso đỏ mà bạn không nên bỏ qua:
- Thêm đường với người bị hạ huyết áp: Trường hợp có tiền sử bị huyết áp thấp thì khi uống trà, nước ép Atiso đỏ thì nên cho thêm một chút đường và uống sau bữa ăn từ 10 – 20 phút.
- Sử dụng cẩn thận khi mang thai hoặc cho con bú: Nếu bạn mang thai hoặc đang cho con bú, nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng hoa Atiso đỏ để đảm bảo rằng nó là an toàn cho thai kỳ hoặc con trẻ.
- Không dùng nước máy để pha trà Atiso đỏ: Nước máy qua xử lý khiến trà bụp giấm có mùi nồng và chua gắt. Vì vậy, bạn nên sử dụng nước tinh khiết đun sôi để pha loại trà này.
- Dùng mức độ hợp lý: Bông Atiso đỏ có tính chua, do đó, bạn nên sử dụng với lượng vừa phải để tránh gây đau bao tử hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
- Sử dụng đúng thời điểm:Thời điểm lý tưởng để uống trà bụp giấm là sau bữa ăn từ 15 – 20 phút. Tuyệt đối không nên sử dụng các sản phẩm chế biến từ Atiso đỏ khi bạn đang đói.
- Không dùng nước Atiso đỏ lên men khi giảm cân: Nếu bạn đang giảm cân thì không nên sử dụng nước pha từ Atiso đỏ ngâm đường mà nên dùng trà bụp giấm để đem lại hiệu quả tốt hơn.
- Tác động đến thuốc: Atiso đỏ có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc giảm áp lực máu hoặc thuốc chống trầm cảm. Nếu bạn đang sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng bông bụp giấm.
Tóm lại, hoa Atiso đỏ là dược liệu có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cần được sử dụng cẩn thận và có kiểm soát. bTaskee hy vọng rằng những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về công dụng cũng như biết cách dùng bông bụp giấm an toàn, hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Bí Ngòi Và Lợi Ích Tuyệt Vời Đối Với Sức Khỏe
- Top Các Loại Trà Giảm Cân Từ Thiên Nhiên Tốt Nhất 2023
- Cây Linh Sam Có Mấy Loại? Cách Chăm Sóc Cây Luôn Tươi