Những ngày cận Tết, ai cũng muốn về bên gia đình. Nhắc đến Tết, chúng ta không thể bỏ qua việc bày trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc. Cùng theo chân bTaskee tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cần có những gì trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc?
Từ thuở xa xưa, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, văn hóa của nước ta đã được ông cha đúc kết thành những bản sắc tinh hoa của dân tộc.
Có thể nói rằng, miền Bắc là một trong số những nơi ghi dấu sự phát triển những nét văn hóa tốt đẹp của đất nước ta. Những nghi lễ quan trọng như cưới hỏi, ma chay hay vào ngày Tết, việc bày biện bàn thờ như thế nào rất được chú ý.
Bàn thờ ngày Tết Cổ Truyền miền Bắc hay ở các vùng miền khác được xem là nơi thiêng liêng và trang trọng trong mỗi nhà khi dịp Tết đến xuân về.
Chính vì vậy, cách bày bàn thờ đẹp nhằm thể hiện đạo lý thiêng liêng, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của con người Việt Nam. Tết cũng là dịp con cháu thể hiện sự bày tỏ lòng biết ơn đến công ơn của tổ tiên.
Ngoài ra, đây cũng được coi như là lời gửi gắm hy vọng cho một năm mới bình an, mưa thuận gió hòa, cầu cho gia đình được an khang thịnh vượng. Để thực hiện trang trí cho bàn thờ ngày Tết miền Bắc, bạn cần phải chuẩn bị những thứ sau đây:
- Đồ trang trí cho bàn thờ đẹp: Khi chuẩn bị đồ trang trí, bạn cần lưu ý phải rửa sạch sẽ và phơi khô trước đó. Đồ bạn cần chuẩn bị đó là một cây đèn dầu hoặc hai cây nến thắp. Cùng với một lọ hoa tươi đặt bên trái bàn thờ. Bạn cần phải sắp xếp sao cho phù hợp để đặt mâm cơm cúng và các đồ vật khác nữa.
- Mâm ngũ quả: Không thể thiếu trên bàn thờ vào ngày Tết đó là mâm ngũ quả. Đối với bàn thờ miền Bắc vào ngày Tết, bạn sẽ cần chuẩn bị những loại quả như: Bưởi, chuối, quất, đào hồng…Đây là các loại quả theo tín ngưỡng ngày xưa tượng trưng cho sự sung túc và hạnh phúc.
- Mâm cơm cúng: Để trang trí cho bàn thờ ngày Tết, ngoài mâm ngũ quả thì bạn cần chuẩn bị thêm mâm cơm cúng, bao gồm: Một đĩa xôi, một con gà luộc, một đĩa thịt lợn luộc, một đĩa rau xào và một chiếc bánh chưng đã được bóc lá sẵn trước đó.
Nguyên tắc khi trang trí bàn thờ ngày Tết
Với miền Bắc thì lại là nơi lưu giữ những nét đẹp tinh hoa văn hóa của dân tộc ta từ xa xưa. Vì thế mà việc bày biện bàn thờ gia tiên miền Bắc cũng sẽ được chăm chút và cầu kỳ hơn.
Bàn thờ đẹp ngày Tết thường được trang trí vào những ngày giáp Tết. Thông thường, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm tức là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời nên người Việt có phong tục lau dọn bàn thờ từ trước để chuẩn bị đón các bậc tổ tiên vào những ngày này. Để giúp bàn thờ nhà bạn ý nghĩa hơn hãy để bTaskee chỉ ra một số nguyên tắc mà bạn nên biết.
- Đầu tiên, tại vị trí chính giữa luôn là một bát hương lớn và hai bát hương nhỏ đặt hai bên sao cho tạo được tư thế tam tài.
- Tiếp đến là hai cây đèn dầu hoặc cây nến đặt ở vị trí ngoài cùng. Ngụ ý ở bên phải là mặt trăng còn bên trái chính là mặt trời. Tương tự như vậy, bạn cần chuẩn bị hai lọ hoa cúng đặt ở hai bên bàn thờ nhằm tạo sự cân bằng.
- Ngoài ra, khi trang trí bàn thờ, bạn phải chuẩn bị ba chén nước sạch, ba chén rượu cùng một bình hồ lô nhỏ. Người miền Bắc thường sử dụng hương dạng vòng để đốt liên tục trong ngày Tết vì nó có mùi hương dễ chịu.
- Cuối cùng, ở một số gia đình khác còn có tập tục như đặt thêm hai cây mía cao lớn, có nhiều lá. Mục đích mang lại cảm giác sum suê, đủ đầy cho bàn thờ.
Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa gì?
Mâm ngũ quả ngày Tết thường được người Việt chuẩn bị để lên bàn thờ trong những ngày Tết nguyên đán, sẽ có năm loại trái cây khác nhau. Tùy theo từng vùng miền mà hiện nay mâm ngũ quả mang ý nghĩa trang trí nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh.
Người phương Đông tin vào thuyết Ngũ hành tạo nên vạn vật theo thuyết duy vật nên đây cũng chính là yếu tố tạo nên năm loại quả tượng trưng cho sự Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. “Ngũ” chính là biểu tượng của sự sống và “quả” biểu tượng cho sự sống. Màu sắc của các loại quả trên mâm ngũ quả thường tuân theo thuyết Ngũ hành.
Hướng dẫn bày mâm ngũ quả trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc
Để trang trí và sắp xếp mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc sao cho đúng chuẩn, mang lại nhiều tài lộc cho gia đình. Bạn có thể tham khảo cách của bTaskee mang đến dưới đây. Mâm ngũ quả miền Bắc thường sẽ bao gồm các loại quả như: Bưởi, quất, đào, chuối, hồng.
- Nải chuối mang ý nghĩa giống như bàn tay đưa ra của thần linh mong muốn được sự ân sủng, che chở giúp đỡ cho gia đình. Vì thế hãy chọn nải chuối còn xanh, quả đều có hoa ở phía trên đầu càng tốt, hoa sẽ mang biểu tượng sự nở rộ của mùa xuân.
- Chính giữa nải chuối bạn sẽ đặt một quả phật thủ hoặc quả bưởi. Nếu không bạn có thể dùng quả bưởi để tượng trưng cho sự vẹn toàn và viên mãn trong năm tới.
- Còn những loại quả khác, bạn hãy tiến hành xếp chúng xen kẽ sao cho tạo thành một chóp. Bố cục và màu sắc được hài hòa, đẹp mắt là được. Quả sung, quả quất biểu trưng cho việc mang nhiều tài lộc và sự sung túc. Quả táo như sự phú quý ấm no và quả lựu như sự mong muốn cho con cháu luôn được ấm cúng.
Nếu bạn không có thời gian bày mâm ngũ quả. Vì có quá nhiều công việc nhà cần giải quyết. Đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ của bTaskee. Chỉ với 30s thao tác, có ngay cộng tác viên uy tín, chất lượng.
Tải app bTaskee ngay!
Bên cạnh đó, một lưu ý khác khi mua trái cây bày biện, bạn nên mua theo số lẻ. Ví dụ như 3, 5, 7, 9… để thuận tiện hơn trong mặt phong thủy của gia chủ và số may mắn. Và đã gọi là mâm ngũ quả thì bTaskee mong bạn sẽ nhớ mua đủ năm loại quả để bày trí nhé!
>> Xem thêm: Tổng Hợp 15+ Phong Tục Tết Truyền Thống Đậm Đà Bản Sắc Việt
Cách bày mâm cơm thờ gia tiên
Mâm cơm thờ gia tiên là mâm cơm quan trọng để có thể hoàn chỉnh bước bày biện bàn thờ ngày Tết miền Bắc. Mâm cơm cúng thể hiện tấm lòng của con cái kính dâng lên các cụ, mời các cụ về chung vui ngày Tết với con cháu. Đồng thời tượng trưng cho sự đoàn viên và no đủ của gia đình vào ngày Tết.
Mâm cơm cúng ở miền Bắc thường được gia đình Việt kế thừa và phát huy từ xưa nay. Tuy nhiên, những món ăn không thể thiếu khi làm mâm lễ trên bàn thờ bao gồm: Một con gà trống luộc, xôi, bánh chưng, miến xào lòng gà, canh bóng thả, dưa hành muối…
Một mâm cơm cúng thông thường là những món trên, bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với bàn thờ nhà mình.
Cách bày lễ vật trên bàn thờ vào ngày Tết miền Bắc
Khi trang trí bàn thờ, bạn sẽ phải dọn dẹp và trang trí đồ thờ nên cần phải chú ý và nắm những điều kiêng kỵ không được phạm phải. Tránh ảnh hưởng đến gia tiên và bàn thờ của nhà bạn.
Đồ trang trí là món đồ không nên thiếu trên bàn thờ cúng. Trước khi bày biện, bạn cần rửa sạch sẽ. Theo phong thủy của người miền Bắc, khi bày lễ vật cần để lộ hai cây đèn ra phía ngoài, sau đó mới đến lọ hoa, tăng thêm sinh khí cho bàn thờ.
Bát hương sẽ được đặt ở chính giữa cùng ba chén nước. Mâm cơm cúng đặt bên phải và lễ vật quần áo được đặt bên trái.
Ý nghĩa một số loại hoa trang trí bàn thờ
Khi trang trí lọ hoa trên bàn thờ ngày Tết miền Bắc, bạn cần tránh cúng những loại hoa như: Hoa râm bụt, hoa phong lan, hoa nhài, hoa ly….Vì chúng không mang ý nghĩa tốt và không phù hợp để đặt lên bàn thờ. Về lọ hoa cắm trên bàn thờ, bạn cần có sự lựa chọn về những loài hoa, tiêu biểu có thể kể đến như dưới đây:
- Hoa mai, hoa đào: Loại hoa này mang lại luồng sinh khí mới mẻ cho cả gia đình bạn. Thế nhưng khi bạn đặt hai loại hoa này trên bàn thờ thì nó sẽ là hoa cúng chứ không phải hoa trang trí như bình thường đâu nhé.
- Hoa cúc: Tượng trưng cho sự may mắn, phúc – lộc – thọ.
- Hoa lan: Đối với hoa lan sẽ đại diện cho sự thuần khiết, tinh khôi, trong sạch. Không vướng bận những thứ uế khí ở dân gian thông thường.
- Hoa đồng tiền: Mang ý nghĩa phát tài phát lộc cho cả nhà vào năm mới. Ngoài ra nó còn biểu trưng cho sự may mắn và sống thọ nữa đó.
Hình ảnh bày trí bàn thờ miền Bắc đẹp
Gần đến ngày Tết, việc trang trí bàn thờ cần phải được lên ý tưởng vì trong quan niệm của người Việt, bàn thờ là khu vực thờ cúng vô cùng quan trọng. Những mẫu hình ảnh về cách bày trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc sẽ được bTaskee gửi đến cho bạn ngay dưới đây.
Chắc hẳn bạn đọc đã phần nào giải đáp được những thắc mắc về việc trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc. Hãy ghi chép lại những lưu ý về việc trang trí trên bàn thờ như thế nào vào ngày Tết mà bTaskee đã gửi gắm trong bài viết. Hy vọng bạn sẽ tạo cho không gian của ngôi nhà vào dịp Tết này được ấm cúng và trang trọng hơn.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Nên Lau Bàn Thờ Bằng Nước Gì? Giúp Mang Lại Tài Lộc
- Làm Thế Nào Để Lau Dọn Bàn Thờ Ngày Tết Đúng Cách Nhất?