Bố mẹ nào cũng muốn con của mình sinh ra được khỏe mạnh, thông minh. Việc so sánh cân nặng của trẻ so với Bảng cân nặng trẻ sơ sinh cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bố mẹ nhận biết được tình trạng sức khỏe của trẻ. Hôm nay hãy cùng bTaskee tìm hiểu về Bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn và mới nhất nhé.
Nguyên tắc tính cân nặng cho trẻ sơ sinh
- Có thể sử dụng mọi loại cân nhưng nên ưu tiên cân điện tử để ra được chỉ số chính xác nhất.
- Cân phải được đặt ở nơi thăng bằng, chắc chắn như mặt đất, mặt bàn và đồng hồ cân phải nhìn rõ, dễ theo dõi.
- Chỉnh cân về số 0 rồi mới đặt trẻ sơ sinh lên đó. Đặt trẻ nằm giữa cân, không cử động, lúc ghi kết quả phải ghi cả số chẵn và lẻ.
- Thời điểm cân tốt nhất cho trẻ là vào buổi sáng, khi trẻ chưa ăn gì và đã đi tiểu tiện, khi cân phải bỏ tã trên người trẻ ra.
Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh qua các tháng
Để xem được chính xác bảng cân nặng bé sơ sinh tiêu chuẩn, mới nhất của WHO, bạn cần phải hiểu rõ được các chỉ số dưới đây
- Phần cân nặng tiêu chuẩn có 3 cột: -2 SD (Chỉ số suy dinh dưỡng, thiếu cân), TB (Chỉ số cân nặng trung bình), +2 SD (Chỉ số thừa cân, béo phì)
- Bố mẹ tùy theo tháng tuổi của trẻ mà tìm hàng và cột phù hợp để tham khảo.
Lưu ý khi xem bảng cân nặng của trẻ sơ sinh
- Nếu chỉ số cân nặng của bé dưới -2 SD thì trẻ đang bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, còn nếu chỉ số trên +2 SD thì chứng tỏ bé đang bị thừa cân. Vậy nên, nếu bé đang nằm trong hai trường hợp trên, bố mẹ cần theo dõi cân nặng của bé và điều chỉnh lại chế độ ngủ nghỉ, ăn uống, vui chơi để bé phát triển khỏe mạnh hơn.
- Nếu con bạn có chỉ số cân nặng có sự chênh lệch không đáng kể so với chỉ số cân nặng tiêu chuẩn thì bạn không cần quá lo lắng mà điều chỉnh chế độ ăn của bé ngay bởi mỗi đứa trẻ có nhu cầu dinh dưỡng, phát triển khác nhau, bảng cân nặng tiêu chuẩn trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo để bạn dễ theo dõi sự phát triển của bé mà thôi.
Bận chăm sóc con không có thời gian dọn dẹp nhà, đừng lo đã có ngay dịch vụ dọn dẹp nhà theo giờ của bTaskee rồi đấy. Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, các Cộng tác viên chuyên nghiệp của bTaskee sẽ tới dọn dẹp nhà cho bạn sạch bong không còn một hạt bụi luôn nhé.
Những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ sơ sinh
Gen di truyền
Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, yếu tố di truyền có đóng góp quan trọng đến sự phát triển và kích thước các cơ quan trọng trong cơ thể. Các yếu tố như nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ sẽ tác động đến sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh.
Thời gian mang thai
Những đứa bé ra đời trước ngày dự sinh có thể sẽ nhỏ hơn bình thường. Ngược lại, những đứa bé sinh sau ngày dự sinh thường sẽ nặng hơn mức trung bình.
Dinh dưỡng khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh của người mẹ khi đang mang thai sẽ mang lại hiệu quả tốt cho sự phát triển của trẻ sau này.
>>> Tham khảo thêm: Tháp Dinh Dưỡng Vàng Cân Đối, Hợp Lý Cho Sức Khỏe
Thói quen sinh hoạt
Nếu người mẹ hút thuốc, uống rượu hay dùng chất kích thích thì sẽ gây tác động xấu đến cân nặng khi sinh của em bé.
Giới tính của bé
Sự khác biệt này là không đáng kể, nhưng thường bé trai sẽ có xu hướng lớn hơn bé gái.
Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu khi mang thai
Nếu người mẹ mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, bệnh tim, huyết áp cao và béo phì thì điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến cân nặng của em bé.
Số lượng trẻ trong bụng mẹ cùng 1 lúc
Sinh một, sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn nữa, điều này có thể gây ảnh hưởng tới cân nặng của em bé, tùy thuộc vào lượng không gian mà chúng phải chia sẻ với các anh chị em.
Thứ tự sinh
Con đầu lòng có thể nhỏ hơn các anh chị em của chúng.
Sức khỏe của trẻ
Điều này bao gồm các vấn đề y tế như dị tật bẩm sinh hay tiếp xúc với nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai.
Tại sao cân nặng của trẻ sơ sinh lại quan trọng?
Cân nặng của trẻ sơ sinh chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp bác sĩ có thể xác định được con bạn có đang phát triển như kỳ vọng hay có thể đang ẩn chứa mối lo ngại tiềm ẩn nào đó.
Những lo lắng về trẻ sơ sinh thiếu cân
Có rất nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh khó tăng cân, bao gồm:
- Bú sai cách
- Không nhận đủ lượng calo hoặc thức ăn hàng ngày
- Nôn mửa
- Tiếp xúc với nhiễm trùng trước khi sinh
- Dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như xơ nang
- Bệnh lý bẩm sinh như trào ngược dạ dày thực quản hoặc tim bẩm sinh
Khi trẻ sơ sinh không đạt được chỉ số cân tiêu chuẩn, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như suy dinh dưỡng hoặc một căn bệnh tiềm ẩn nào đó.
Những lo lắng về trẻ sơ sinh thừa cân
Nếu người mẹ bị tiểu đường trong thời gian mang thai, đứa bé sinh ra có thể sẽ lớn hơn bình thường. Trẻ sơ sinh có trọng lượng vượt mức tiêu chuẩn cần được chăm sóc y tế thêm để đảm bảo lượng đường trong máu của chúng được giữ ở mức bình thường.
Đứa bé của bạn cũng có thể nặng hơn mức trung bình nếu bạn tăng nhiều hơn mức cân nặng được khuyến nghị trong thời kỳ mang thai. Đây là một trong những lý do tại sao phải duy trì chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai.
Tại Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai được khuyến cáo tăng từ 11 – 13 kilogram trong thai kỳ. Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn tăng nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào cân nặng và tình trạng sức khỏe của bạn trước khi mang thai. Vậy nên hãy luôn làm theo khuyến nghị của bác sĩ.
Việc trẻ sơ sinh tăng cân trong vòng 6 -12 tháng đầu đời thường không phải vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường tăng cân nhanh hơn trong 6 tháng đầu, sau đó sẽ chậm lại. Đôi khi, những em bé nặng cân hơn có thể biết bò và đi chậm hơn những đứa trẻ khác.
Điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải giúp con bạn duy trì được số cân nặng hợp lý khi chúng lớn lên và bắt đầu ăn dặm. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng về chỉ số cân nặng của con mình.
>>> Tham khảo thêm: Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Dễ Ăn Chóng Lớn
Lưu ý cho bố mẹ về cân nặng của trẻ
Nếu các bậc cha mẹ lo lắng rằng con mình bị thiếu cân hay thừa cân, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay. Họ có thể cho bạn biết tốc độ phát triển của đứa bé và nếu cần thiết, bác sĩ sẽ bàn bạc với bạn để lên bảng thực đơn dinh dưỡng.
Nếu trẻ sơ sinh khó tăng cân và nguồn sữa mẹ ít, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay thế sữa mẹ bằng sữa bột. Thông thường, bạn nên đợi cho đến khi con bạn được 6 tháng tuổi mới nên bắt đầu cho ăn dặm.
Nếu con bạn gặp khó khăn khi bú, hãy cân nhắc đến việc bàn bạc với chuyên gia tư vấn. Họ có thể giúp bạn tìm ra những tư thế thoải mái để bế con và đưa ra những gợi ý, hỗ trợ để giúp bạn cho con bú thành công.
Một cách để xác định xem đứa bé có hấp thụ đủ dinh dưỡng hay không là theo dõi số lần chúng đi ngoài hàng ngày:
- Trẻ sơ sinh có thể có ít nhất một hoặc hai lần thay tã ướt hàng ngày, khi đi ngoài ra phân có màu đen.
- Khi trẻ sơ sinh được 4 – 5 ngày tuổi, trẻ sơ sinh cần được thay tã ướt từ 6 – 8 lần và đi ngoài ra phân mềm, màu vàng ít nhất một lần trong vòng 24 giờ.
- Trẻ sơ sinh từ 1 – 2 tháng tuổi có thể thay từ 4 – 6 lần tã ướt và 3 lần đi ngoài trở lên mỗi ngày.
- Số lần đi ngoài hàng ngày có xu hướng giảm dần khi trẻ lớn hơn. Nếu lượng nước tiểu hoặc phân của con bạn quá ít, điều đó chứng tỏ đứa trẻ không nhận đủ dinh dưỡng.
Theo dõi tình trạng trào ngược của con cũng rất quan trọng. Mặc dù khá hiếm gặp, nhưng nếu đứa bé tiết ra quá nhiều, có thể nó đang không nhận đủ dinh dưỡng. Hãy thử cho bé ăn ít hơn nhưng chia ra nhiều bữa hơn, bữa ăn sẽ kéo dài lâu hơn để ợ hơi. Điều này có thể giúp trẻ không cần bú sữa mẹ hay sữa bột nữa.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn và mới nhất mà bTaskee muốn cung cấp tới bạn. Mong rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ theo dõi cân nặng trẻ thường xuyên để biết được con mình đang phát triển như thế nào, từ đó có biện pháp thay đổi phù hợp để bé có thể phát triển tốt nhất nhé.
Câu hỏi thường gặp
- Làm thế nào để tôi biết cân nặng của con tôi là chính xác?
Có hơn 30 thuật toán khác nhau được sử dụng để dự đoán cân nặng của con bạn qua siêu âm. 1 Hầu hết sử dụng các phép đo phổ biến như chu vi vòng đầu của bé (thông qua đường kính hai đỉnh), chu vi bụng, chiều dài xương đùi và các số đo khác.
- Trẻ sơ sinh có thể tăng cân quá nhanh không?
Những em bé tăng cân chậm hoặc nhanh cũng có thể hoàn toàn khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của bé theo thời gian (cân nặng, chiều dài và vòng đầu) để đảm bảo rằng bé nhận được tất cả lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Xử Trí Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách Và Điều Nên Làm
- Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Dị Ứng Thời Tiết Đúng Cách
- Hướng Dẫn Cách Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách Nhất
Hình ảnh: Canva, Internet