Bánh tráng ngày càng trở thành món ăn vặt ưa thích của nhiều người. Vậy bánh tráng bao nhiêu calo? Liệu ăn nhiều có gây tăng cân béo phì hay không? Cùng bTaskee đi tìm câu trả lời nhé!
Giới thiệu về bánh tráng
Bánh tráng là loại thực phẩm làm từ bột gạo hoặc bột sắn, được gia công tráng mỏng và phơi khô. Chúng xuất hiện tại nước ta từ nhiều thế kỷ trước, nhưng không ai biết chính xác nguồn gốc của nó là từ đâu.
Một số nguồn thông tin cho rằng, bánh tráng là thực phẩm thiết yếu trong cuộc hành quân thần tốc của khởi nghĩa Tây Sơn. Cũng có thông tin cho rằng bánh tráng xuất hiện từ thời nhà Trần.
Tùy từng vùng miền, bánh tráng sẽ được chế biến theo phương thức khác nhau, đem đến nhiều hương vị đặc trưng từ mè, lạc, dừa,…
Một số loại bánh tráng phố biến hiện nay có kể kể đến như bánh tráng chay, bánh tráng mè, bánh tráng phơi sương, bánh tráng gạo lứt, bánh tráng dừa,…
Bánh tráng bao nhiêu calo theo từng loại?
Bánh tráng trắng bao nhiêu calo?
Bánh tráng trắng thường có khoảng 280 – 300 calo, chúng thường có độ mỏng hơn so với các loại bánh tráng khác. Bánh tráng trắng chủ yếu được làm từ 100% bột gạo tẻ và bổ sung thêm tinh bột sắn để tạo độ trong và dẻo.
Bánh tráng gạo lứt
Bánh tráng gạo lứt được sử dụng phổ biến trong thực đơn giảm cân với mức năng lượng vừa phải, khoảng 240 – 330 calo/100 gram.
Theo đó, chúng được làm từ 100% hạt gạo lứt xay nhuyễn, kết hợp với lượng nước vừa đủ tạo nên nên thành phẩm có màu tím đặc trưng. Ngoài ra, trong gạo lứt còn có thành sắt và magie, giúp kiểm soát lượng đường vô cùng tốt.
1 cái bánh tráng phơi sương bao nhiêu calo?
Trung bình, mỗi 100g bánh tráng phơi sương sẽ cung cấp khoảng 300 – 450 calo cho cơ thể. Chúng thường được cắt nhỏ trộn với một số nguyên liệu khác như rau răm, sốt, tôm, trứng cút, khô bò, xoài xanh, mỡ hành,…
Vì vậy, người giảm cân nên cân nhắc kỹ trước khi ăn loại bánh tráng này để tránh dư thừa năng lượng, gây béo phì.
>> Xem thêm: Tổng hợp món ngon từ bánh tráng không thể bỏ qua
Bánh tráng nướng bao nhiêu calo
Trung bình một chiếc đầy đủ topping (trứng cút, bò khô, hành phi, phô mai, trà bông,….) sẽ cung cấp khoảng bánh 320 – 380 calo. Do đó, chúng thường được khuyên nên hạn chế đối với những người đang giảm cân hay đang bị béo phì.
Hàm lượng calo trong bánh tráng cuốn
Thông thường chúng được cuộn đều trong lớp nhân có xoài xanh, tép, trứng cút hành phi,… kết hợp với nước sốt mayonnaise. Vì vậy, bánh tráng cuốn sẽ có khoảng 300 – 400 calo.
Hàm lượng calo trong bánh tráng dừa
Bánh tráng dừa – được biến tấu từ bánh tráng nướng, cộng thêm hương vị béo ngậy của dừa, cung cấp cho cơ thể khoảng 220 – 260 calo. Đây được xem là mức năng lượng khá phù hợp với người giảm cân khi muốn thưởng thức món bánh này.
Hàm lượng calo trong bánh tráng sữa
Bánh tráng sữa bao nhiêu calo? Với nguyên liệu quen thuộc như sữa, dừa, bột gạo, đường, mè trắng,…trên 100gr bánh tráng sữa sẽ có 250 – 300 calo.
Bánh tráng mè nướng
Bánh tráng mè nướng với nguyên liệu chính từ bột gạo và mè có mức năng lượng trung bình từ 200 – 240 calo, khá thấp hơn so với các loại bánh tráng khác.
Bảng tổng hợp lượng calo của các loại bánh tráng
Dưới đây là bảng tổng hợp lượng calo của các loại bánh tráng có trên thị trường hiện nay:
Loại bánh (trọng lượng 100 gram) | Mức năng lượng (calo) |
Bánh tráng trắng | 280 – 300 |
Bánh tráng gạo lứt | 240 – 330 |
Bánh tráng phơi sương | 300 – 450 |
Bánh tráng nướng | 320 – 380 |
Bánh tráng cuốn | 300 – 400 |
Bánh tráng dừa | 220 – 260 |
Bánh tráng sữa | 250 – 300 |
Bánh tráng mè nướng | 200 – 240 |
Có quá nhiều món ngon từ bánh tráng nhưng công việc bận rộn không cho phép bạn tự tay chuẩn bị chúng để chiêu đãi gia đình. Vậy thì sử dụng ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong sẽ thay bạn mang tới những món ăn thơm ngon và cuốn miệng.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Thành phần dinh dưỡng trong bánh tráng
Dựa theo bảng thành phần dinh dưỡng của Bộ y tế (2007), trong 100 gram bánh tráng có thành phần như sau:
- Protein: 3.1g.
- Lipid: 0,2g.
- Glucid: 28,3g.
- Cellulose: 1,8g.
- Một số dưỡng chất khác như sắt, magie, kali, photpho, kẽm.
Ngoài ra, tùy vào từng phụ liệu ăn kèm với bánh tráng mà món ăn sẽ cung cấp thêm cho cơ thể một lượng calo và dinh dưỡng cụ thể.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh tráng nướng thơm ngon tại nhà
Ăn bánh tráng có tốt cho sức khỏe không?
Câu trả lời là có nếu được ăn đúng cách. Bởi bánh tráng đem lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:
- Hệ tiêu hóa: Nếu bạn ăn bánh tráng vừa phải, hàm lượng tinh bột trong bánh tráng sẽ phân ly tạo đường đơn, giúp hệ tiêu hóa được hoạt động hiệu quả hơn.
- Hệ miễn dịch: Trong bánh tráng trộn có hàm lượng vi khoáng thiết yếu cho cơ thể, giúp sản sinh chất miễn dịch, chống lại nhiều tác nhân gây hại.
- Hệ thần kinh: Một số thành phần có trong bánh tráng trộn có khả năng giúp hệ thần kinh tiết ra hormone giảm stress và căng thẳng.
Để giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng tốt nhất cho bánh tráng, bạn cũng cần lưu ý thêm về các điều kiện bảo quản và sử dụng bánh tráng như sau:
- Với bánh tráng chưa qua chế biến: Bạn cần phải bảo quản trong túi ni lông hoặc ngăn mát tủ lạnh. Đồng thời để tại nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Với bánh đã qua chế biến, có bổ sung topping: Bạn cần bảo quản kỹ trong hộp và để ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý, không nên sử dụng bánh sau nhiều ngày, bởi để quá lâu, các thành phần trong bánh bị biến đổi chất, gây hại cho cơ thể.
Ăn bánh tráng có mập (béo) không?
Trên thực tế, ăn bánh tráng có bị tăng cân hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Lựa chọn loại bánh: Thông thường, bánh tráng trắng và bánh tráng mè nướng thường có năng lượng thấp hơn so với các loại bánh tráng khác. Vì vậy, loại bánh tráng này không ảnh hưởng lớn đến cân nặng.
- Với những loại bánh tráng qua chế biến, có bổ sung nhân từ thịt gà xé, tôm, sốt, kem,… sẽ chứa nhiều dầu mỡ và dinh dưỡng hơn.
Vậy ăn bánh tráng thế nào để kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, tham khảo các lưu ý dưới đây:
- Cân đối lượng nhân bánh trong quá trình ăn. Hạn chế bổ sung nhiều loại topping cùng một lúc từ thịt, tôm, chả, mực, trứng,…
- Lựa chọn ăn bánh tráng trộn thay vì bánh tráng nướng, sốt me,… Bởi các loại bánh này thường dùng dầu ăn để chế biến.
- Tính toán lượng calo của bánh tráng dựa trên công thức:
Hàm lượng calo = Protein.4 + Lipid.4 + Glucid.9
Ăn bánh tráng có nổi mụn không?
Ăn nhiều bánh tráng hoàn toàn có thể khiến bạn bị nổi mụn. Một số loại bánh tráng có chứa nhiều dầu mỡ, ớt, chất bảo quản,…sẽ là nguyên nhân gây mụn nội tiết.
Thậm chí, việc xuất hiện của bơ, phô mai, đường trong bánh tráng trộn hay nướng cũng là tác nhân hình thành nhân mụn ngoài ý muốn.
Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn bánh tráng chứa nhiều các thành phần kể trên, đồng thời ăn kết hợp với các loại rau và uống nước đầy đủ để giảm tình trạng mụn viêm.
Dưới đây là một số phương pháp hạn chế mụn dành cho những tín đồ nghiện bánh tráng:
- Rửa mặt bằng sữa/gel vệ sinh chuyên dụng.
- Uống đủ nước, trung bình từ 1,5 – 2l/ngày.
- Dưỡng da đều đặn vào mỗi sáng và tối, trước khi đi ngủ nhằm hạn chế mụn viêm.
Cách ăn bánh tráng hợp lý không lo tăng cân
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn ăn bánh tráng hợp lý và giảm cân hiệu quả:
- Tính toán lượng calo cần thiết cho cơ thể. Chỉ nên ăn tối đa 100 gram/lần và không quá 2 lần/tuần.
- Hạn chế ăn vào buổi tối hoặc trước khi ngủ, bởi lượng tinh bột trong bánh tráng có thể gây tích tụ mỡ.
- Kết hợp ăn bánh tráng cùng các loại rau củ để cung cấp đầy đủ chất xơ và một số vitamin thiết yếu, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa năng lượng của hệ tiêu hóa.
- Chọn các loại thực phẩm ăn kèm ít calo như thịt gà, cá, trứng,….
- Hạn chế sử dụng bánh tráng có nhiều dầu mỡ, đường và các loại sốt.
Câu hỏi thường gặp
- Đối tượng nào không nên ăn bánh tráng?
Không phải ai cũng nên ăn bánh tráng. Những trường hợp cần hạn chế ăn bánh tráng như: Phụ nữ mang thai, người có dạ dày yếu hoặc người dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong bánh.
- Ăn nhiều bánh tráng có gây đầy bụng không?
Ăn nhiều bánh tráng có gây đầy bụng bởi thành phần chính của bánh tráng chủ yếu là tinh bột. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng khó tiêu.
- Bánh tráng trộn có đắt không?
Trên thị trường hiện nay, một bịch bánh tráng thường dao động từ 15.000 – 20.000 VNĐ.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản, giúp bạn trả lời câu hỏi bánh tráng bao nhiêu calo? Hy vọng những chia sẻ này của bTaskee sẽ giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn của mình một cách hiệu quả, tránh gặp tình trạng thừa cân, béo phì.
>>> Xem thêm nội dung liên quan:
- Hướng dẫn cách làm bánh tráng cuốn thịt heo chuẩn vị Đà Nẵng tại nhà
- Bỏ túi cách làm bánh tráng xoài thơm ngon, cuốn miệng tại nhà
Hình ảnh: Pinterest.