Bánh tráng trộn được biết tới là món ăn vặt đường phố phổ biến tại nước ta. Tuy nhiên không phải ai cũng một bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Nếu bạn cũng thắc mắc thì cùng bTaskee tìm hiểu ngay nhé!
Bánh tráng trộn chứa những thành phần nào?
Với mỗi vùng miền sẽ có cách bổ sung nguyên liệu khác nhau. Người làm có thể tùy biến để có món bánh tráng ngon nhất hợp với khẩu vị của người dùng. Tuy nhiên, nhìn chung bánh tráng trộn có thành phần chính như sau:
STT | Nguyên liệu chính | Tác dụng (vai trò) |
1 | Bánh tráng cắt lát | Là nguyên chính chứa nhiều tinh bột, tăng cảm giác no lâu. |
2 | Mắm ruốc | Tạo màu và vị mặn đặc trưng. |
3 | Rau thơm | Giúp trang trí món ăn đẹp mắt và không bị ngán khi ăn. |
4 | Đậu phộng | Mang lại hương vị béo, bùi ngậy. |
5 | Sợi khô bò | Tăng thẩm mỹ, sợi khô bò có các thành phần dinh dưỡng như: Protein, lipid, glucid, giúp tăng hàm lượng calo cho cơ thể. |
6 | Hành phi | Hành phi tạo độ giòn cho bánh. |
7 | Tôm khô, trứng cút | Cung cấp dinh dưỡng và hương vị đặc trưng cho món ăn. |
8 | Tắc, chanh | Tạo vị chua cho món ăn. |
1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu, trong 100 gram bánh tráng trộn sẽ có các thành phần dinh dưỡng như:
- Năng lượng (calo): 330 Kcal.
- Chất béo: 16g.
- Protein: 5g.
- Carbohydrate: 33g.
- Một số vitamin E, B1,B6,…
Như vậy, mỗi 100gr bánh tráng trộn sẽ có khoảng 330 kcal, gấp 3 lần so với hàm lượng calo có trong 100gr cơm (130 kcal), 100gr bún (110 kcal) và 100gr bánh phở (143 kcal).
Vì vậy, nếu hỏi bánh tráng trộn có béo không? Câu trả lời là có. Ăn thường xuyên với số lượng lớn có thể khiến bạn thừa cân, béo phì, thậm chí mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa.
Trung bình, năng lượng cần thiết cho mỗi người khoảng 2000 – 2500 calo/ngày. Vì vậy, để tránh thừa calo, bạn chỉ nên ăn khoảng 100gr bánh tráng trộn/ngày vào bữa phụ hoặc bữa sáng.
Đồng thời, để tạo ra một bữa ăn khoa học, cân bằng và đủ chất, bạn có thể ăn bánh tráng trộn với các loại rau xanh hoặc một ly nước ép để bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể.
Tóm lại, những khuyến cáo này chỉ mang tính chất tham khảo và không phải quy tắc bắt buộc. Bạn nên tự điều chỉnh khẩu phần ăn theo thể trạng và lối sinh hoạt riêng của bản thân.
>> Xem thêm: Tổng hợp món ngon từ bánh tráng không thể bỏ qua
Những tác hại tiềm ẩn của bánh tráng trộn đối với sức khỏe
Dưới đây là những tác hại của bánh tráng trộn đối với sức khỏe người dùng mà có thể bạn không lường trước được:
- Ảnh hưởng trực tiếp tới đường tiêu hóa: Bánh tráng trộn được làm chủ yếu từ tinh bột và hầu như không có chất xơ. Vì vậy, bạn có thể sẽ cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, thậm chí là buồn nôn, mệt mỏi khi ăn quá nhiều.
- Tiềm ẩn yếu tố gây ung thư: Phụ liệu trong bánh tráng trộn (ớt bột, mắm ruốc, dầu,…) sẽ có hiện tượng chuyển hóa, tạo ra nhiều chất độc gây biến đổi gen nếu để lâu trong không khí. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc ung thư cho người ăn.
- Ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng, gây chán ăn cho bữa chính: Bánh tráng trộn sẽ khiến bạn cảm thấy ngon miệng và thèm ăn nhờ gia vị tẩm ướp đậm đà. Tuy nhiên, sau khi ăn bánh tráng bạn sẽ có cảm giác khát và không muốn ăn thêm thứ gì. Có thể nói đây là một nguyên nhân gây ra bỏ bữa.
- Ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng gan, thận: Thông thường, người bán sẽ sử dụng dầu ăn đã qua sử dụng để chế biến bánh tráng trộn. Điều đó khiến lượng chất dư thừa tích tụ trong các tế bào gây sỏi thận, suy gan.
Những lưu ý khi ăn bánh tráng trộn để giảm thiểu tác hại
Để giảm thiểu các tác hại không mong muốn, bạn cần lưu ý những điều sau khi ăn bánh tráng trộn:
- Lựa chọn địa chỉ cung cấp loại bánh tráng trộn uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Hạn chế lượng mắm ruốc, hành phi và các gia vị khác trong bánh tráng trộn.
- Bổ sung thêm các loại rau xanh (xà lách, rau thơm, rau răm,…) kết hợp cùng bánh tráng trộn.
- Uống nhiều nước sau khi ăn để quá trình trao đổi chất và tiêu hóa được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn.
- Nên ăn bánh tráng trộn vào các bữa phụ và cách các bữa chính từ 3 – 5 giờ.
- Hạn chế ăn bánh tráng vào ban đêm, bởi lượng tinh bột sẽ tích trữ thành mỡ và gây khó tiêu khiến bạn mất ngủ.
Nếu bạn chưa biết chế biến bánh tráng trộn giúp kiểm soát lượng calo hiệu quả tại nhà thì sử dụng ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong sẽ giúp bạn chuẩn bị món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng và phù hợp với thể trạng.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Cách làm món bánh tráng trộn tại nhà để kiểm soát lượng calo
Bạn đang trong quá trình ăn kiêng, giảm cân nhưng vẫn muốn ăn bánh tráng trộn? Vậy thì tham khảo ngày cách làm bánh tráng trộn giúp kiểm soát lượng calo tốt nhất dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh tráng trộn, bao gồm: Bánh tráng trắng hoặc bánh tráng gạo lứt, tôm khô, mắm ruốc (nếu có), hành phi, xoài xanh, chanh,… và một số loại rau như: Xà lách, rau thơm, rau răm.
- Bước 2: Sơ chế và làm mắm ruốc: Bánh tráng sẽ được cắt thành sợi, bỏ thêm muối tôm, bột ớt. Sau đó bỏ thêm các nguyên liệu khác vào trộn như hành phi, đậu phộng (giã nhỏ), xoài bào sợi, tôm khô.
- Bước 3: Nấu mắm ruốc bằng cách cho tỏi, sả, ớt, tiêu băm nhuyễn vào dầu, đảo đều đến khi vàng. Sau đó, cho vào nồi 2 – 3 thìa mắm ruốc rồi đảo đều đến khi đạt độ sánh mịn và thơm ngon.
- Bước 4: Pha chế nước sốt bánh tráng trộn: Cho nước tương, giấm, chanh, đường vào chén nhỏ và khuấy đều. Bổ sung thêm nước sốt me (nếu có) và hòa tan hỗn hợp. Nếu muốn ăn cay, có thể cho thêm ớt tươi thái nhỏ.
- Bước 5: Trang trí và thưởng thức: Trộn đều các nguyên liệu, phụ liệu và nước sốt. Rắc thêm rau xanh lên trên mặt và thưởng thức.
Ngoài ra, tùy vào sở thích của mỗi người, bạn có thể bổ sung thêm thịt, trứng, chả mực,… và khẩu phần ăn với số lượng vừa đủ, giúp kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh tráng nướng thơm ngon tại nhà
Câu hỏi thường gặp
- Mẹ bầu có nên ăn bánh tráng trộn không?
Mẹ bầu không nên ăn bánh tráng trộn vì theo khuyến cáo, một số thành phần phụ gia như mắm ruốc có thể gây lạnh bụng và tiêu chảy.
- Nên ăn bánh tráng trộn bao nhiêu lần trong 1 tuần?
Bạn chỉ nên ăn bánh tráng trộn 1 – 2 lần/tuần. Bởi thành phần của bánh tráng trộn thường có hàm lượng dinh dưỡng lớn, dễ gây thừa cân, béo phì.
- Ăn bánh tráng trộn tiềm ẩn những nguy cơ gây bệnh nào?
Bánh tráng thường được làm từ bột gạo, trải qua quá trình nghiền, cán mỏng, phơi nắng có thể nhiễm khuẩn bởi côn trùng hoặc vi khuẩn kí sinh, gây ra một số bệnh đường ruột.
Hy vọng qua những chia sẻ của bTaskee, các bạn đã có thể trả lời được câu hỏi bánh tráng trộn bao nhiêu calo. Đừng quên bỏ túi các lưu ý và cách chế biến phía trên để có một chế độ ăn uống khoa học nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Hướng dẫn cách làm bánh tráng cuốn thịt heo chuẩn vị Đà Nẵng tại nhà
- Bỏ túi cách làm bánh tráng xoài thơm ngon, cuốn miệng tại nhà
Hình ảnh: Pinterest