Bánh ướt là món ngon dân dã và quen thuộc đối với người Việt. Thưởng thức một đĩa bánh thơm ngon vào buổi sáng không chỉ giúp bạn no bụng mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Vậy bánh ướt bao nhiêu calo, ăn có mập không? Cùng bTaskee tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
Bánh ướt làm từ nguyên liệu gì?
Bánh ướt hay bánh cuốn, bánh mướt được làm từ bột gạo và một số nguyên liệu khác, đem tráng mỏng và hấp chín bằng hơi nước, có thể có nhân hoặc không.
Nguyên liệu để làm bánh ướt gồm có:
- Bột gạo: Đây là nguyên liệu chính để làm bột hấp bánh ướt. Muốn bánh ngon, có độ dai thì cần chọn loại gạo tẻ hoặc gạo nếp chất lượng. Ngoài ra, một số nơi còn sử dụng thêm tinh bột sắn hoặc bột năng để pha cùng bột gạo. Trung bình mỗi 100g bột gạo có khoảng 364 calo.
- Nước: Dùng để pha loãng bột gạo và tạo độ ẩm cho bánh. Thành phần này thường được cho tùy ý, không cần cân đo đong đếm quá khắt khe vì chúng không chứa calo.
- Muối: Làm tăng vị đậm đà cho bánh và giúp thành phẩm không bị dính vào khăn khi hấp. Trong đó, mỗi muỗng cà phê muối tinh có chứa khoảng 0.4 calo.
- Dầu ăn: Dùng để bôi lên khăn khi hấp bánh và lên mặt bánh sau khi hấp để thành phẩm không bị khô, dính vào nhau và dễ cắt miếng hơn. Mỗi muỗng canh dầu ăn có chứa khoảng 124 calo.
- Hành phi, mộc nhĩ, thịt xay: Đây là những nguyên liệu được sử dụng để phần nhân cho bánh ướt. Trong 100g nhân thịt, mộc nhĩ có chứa khoảng 240 calo.
Bánh ướt bao nhiêu calo?
Bánh ướt (bánh mướt) không nhân (chay)
Bánh ướt không nhân hay còn gọi là bánh ướt chay, chỉ bao gồm phần vỏ bánh được tráng mỏng. Khi ăn thì chấm cùng nước mắm pha chua ngọt để tăng thêm hương vị.
Do không có phần nhân và sử dụng thêm các gia vị nên hàm lượng calo trong bánh ướt chay chỉ khoảng 217 calo/100g.
Bánh ướt chả lụa
Bánh ướt chả lụa là loại bánh khá phổ biến, gồm phần bánh ướt có nhân hoặc không nhân, ăn kèm cùng chả lụa (giò lụa) hoặc chả quế (giò quế).
Vì vậy, bánh ướt chả lụa thường có hàm lượng calo khá cao, lên tới khoảng 705 calo/100g.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh khọt giòn rụm và thơm ngon
Bánh ướt (bánh mướt) lòng gà
Bánh ướt lòng gà là loại bánh được ăn kèm với lòng gà luộc hoặc xào, các loại rau sống và nước mắm pha chua ngọt. Nó thường được dùng để ăn sáng hay làm món chính trong các buổi liên hoan, tiệc chiêu đãi. Đây cũng được xem là thức đặc sản trứ danh của người Đà Lạt.
Nếu bạn thắc mắc 1 hộp bánh ướt bao nhiêu calo khi ăn chung với lòng gà thì câu trả lời là khoảng 532 calo/100g.
Bánh ướt thịt nướng
Bánh ướt thịt nướng thường dùng để ăn sáng, làm món chính trong các bữa tiệc hoặc làm đồ nhậu. Món bánh này gồm phần vỏ cuốn chung với thịt heo nướng, kết hợp thêm rau sống và nước chấm đậm vị.
Do vậy, loại bánh này thường có lượng calo rơi vào khoảng 613 calo/100g – Một mức năng lượng khá cao.
Bạn muốn món bánh ướt mềm mịn cho bữa ăn sáng của gia đình nhưng công việc bận rộn không cho phép bạn làm điều đó. Vậy thì sử dụng ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong sẽ giúp bạn chuẩn bị những chiếc bánh bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe mà không cần ra ngoài tiệm.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Bánh ướt gà xé
Bánh ướt gà xé là loại bánh được cuốn kèm với gà luộc xé sợi, các loại rau sống như rau húng, diếp cá, giá đỗ, rau mùi,… và chấm cùng nước mắm chua ngọt.
Món ăn này thường được dùng làm món chính hoặc món ăn vặt phổ biến của người dân miền Trung và Nam Bộ. Lượng calo của nó cũng tương đương khi ăn với lòng gà, khoảng 587 calo/100g.
Bánh ướt ngọt
Đây là loại bánh ướt được cuốn kèm với đường, dừa thái miếng, đậu xanh hoặc đậu đỏ. Nó thường được dùng làm món tráng miệng hoặc món ăn chay. Trong 100g bánh ướt ngọt thường chứa khoảng 254 calo.
Vậy ăn bánh ướt (bánh mướt) có mập (béo) không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu bạn ăn bánh ướt một cách không kiểm soát. Cụ thể là, trung bình cơ thể cần nạp 2000 – 2500 calo/ngày, và bạn ăn từ 2 hộp bánh ướt lòng gà/ ngày (khoảng 1200 calo) thì rất có thể sẽ tăng cân về lâu dài. Bởi ngoài bánh ướt, chúng ta cần phải hấp thụ thêm các loại dinh dưỡng từ các bữa ăn/ món ăn khác trong cả ngày.
Các lợi ích và rủi ro của việc ăn bánh ướt đối với sức khỏe
Lợi ích
- Cung cấp năng lượng: Trong thành phần của bánh ướt có chứa nhiều calo, cung cấp năng lượng cho các hoạt động làm việc, học tập, vui chơi của cơ thể trong ngày.
- Bổ sung dưỡng chất: Bổ sung một số vitamin, chất xơ và khoáng chất từ các nguyên liệu kèm theo như vitamin A, C, E, K, B1, B2, B3, B6, folate, canxi, sắt, magie, kẽm… Đây là những chất cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm cholesterol.
- Giảm cảm giác thèm ăn: Do có thành phần tinh bột và chất xơ cao nên bánh ướt cũng có thể giúp giảm cảm giác đói và ngăn ngừa tình trạng thèm ăn hoặc ăn quá nhiều ở người thừa cân, béo phì.
Rủi ro
- Gây thừa cân, béo phì: Bánh ướt có chứa mức năng lượng khá cao (217 -705 calo/100g) có thể gây tăng cân nếu ăn quá nhiều hoặc kèm với những thực phẩm giàu calo như chả lụa, thịt nướng, dầu mỡ…
- Tăng nguy cơ tiểu đường: Bánh ướt chứa nhiều tinh bột và glucozơ, có thể gây tiểu đường nếu không kiểm soát khẩu phần ăn kỹ lưỡng.
- Ảnh hưởng đến huyết áp: Nếu ăn quá nhiều bánh ướt có thể gây nên các căn bệnh về huyết áp do chứa nhiều muối từ nước chấm và các gia vị khác.
Cách ăn bánh ướt hợp lý để duy trì cân nặng và sức khỏe
Sau khi đã tìm hiểu bánh ướt có bao nhiêu calo thì làm sao để ăn bánh mà không sợ tăng cân là câu hỏi nhiều người băn khoăn? Dưới đây là gợi ý những cách thưởng thức hợp lý dành cho bạn:
- Ăn với số lượng hợp lý: Điều chỉnh lượng bánh ướt ăn theo nhu cầu calo của bản thân. Chú ý nên ăn với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều.
- Tính toán lượng calo nạp vào: Chọn những loại bánh ướt ít calo như bánh ướt chay hoặc bánh ngọt. Đồng thời, hạn chế và tránh những loại bánh giàu calo như bánh thịt nướng, bánh lòng gà hoặc bánh chả lụa.
- Bổ sung vitamin, chất xơ: Kết hợp ăn bánh ướt với các loại rau sống hoặc rau củ như dưa leo, cà rốt, giá đỗ,… để bổ sung chất xơ, khoáng chất và vitamin cho cơ thể.
- Hạn chế muối và đường: Hạn chế tối đa các thành phần như mắm, đường và gia vị khi pha nước chấm để giảm lượng muối và glucose hấp thu vào cơ thể.
- Lựa chọn thời điểm ăn phù hợp: Ăn bánh ướt vào buổi sáng hoặc trưa để có đủ năng lượng cho ngày mới. Tránh ăn vào buổi tối để không gây tích tụ mỡ thừa, tăng cân và khó ngủ.
Cách làm bánh ướt tại nhà đơn giản và thơm ngon
Bánh ướt được bày bán ngoài quán thường tiềm ẩn những rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, bạn có thể tự chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, học hỏi công thức để làm bánh ướt tại nhà với 6 bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu như gạo tẻ, dầu ăn, muối, nước. Nếu bạn muốn thưởng thức bánh có nhân thì dùng thêm hành phi, mộc nhĩ, thịt xay, chả lụa, lòng gà, chả quế, thịt nướng,… cùng các loại rau sống, nước mắm.
- Bước 2: Ngâm gạo trong nước lạnh khoảng từ 4 – 5 tiếng để gạo nở. Sau đó, đem đi xay nhuyễn với nước, muối và dầu ăn để được bột hấp bánh ướt.
- Bước 3: Đun sôi một nồi nước lớn, căng một chiếc khăn vải sạch trên mặt nồi, bôi 1 lớp dầu ăn mỏng lên khăn để khi đổ bột không bị dính.
- Bước 4: Múc một muỗng canh bột và đổ ra khăn, dàn đều. Đậy nắp nồi và hấp khoảng 1 – 2 phút cho đến khi bánh chín, có độ trong suốt thì dùng que để lấy bánh ra ngoài.
- Bước 5: Xếp chồng các lớp bánh lên nhau trên một chiếc đĩa có bôi sẵn dầu ăn để không bị dính. Nếu bạn muốn bánh có nhân thì rải đều phần nhân hành phi, mộc nhĩ, thịt xay lên mặt bánh và cuộn lại.
- Bước 6: Lặp lại quy trình trên cho đến khi hết bột.
>> Xem thêm: Tổng hợp top các loại bánh giảm cân thơm ngon tại nhà
Để bánh mềm, dai và ngon hơn bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Chọn bột kỹ lưỡng: Chọn gạo tẻ hoặc gạo nếp để làm bánh, do loại gạo này có độ dẻo cao hơn gạo tám.
- Ngâm gạo trước khi xay: Chú ý đem gạo đi ngâm trong nước lạnh ít nhất 4 tiếng để gạo mềm và dễ xay hơn.
- Pha đúng tỷ lệ: Pha loãng bột với nước theo tỉ lệ 1:2. Chú ý không nên pha quá loãng hoặc quá đặc khiến bánh bị rách hoặc không chín đều khi hấp.
- Cho thêm gia vị với lượng vừa đủ: Thêm một thìa dầu ăn và muối vào hỗn hợp bột hấp bánh để tăng vị và giúp thành phẩm không bị dính.
- Căn chỉnh mức nhiệt: Bật lửa lớn để nồi nước sôi liên tục trong quá trình làm giúp bánh chín nhanh và không bị khô.
- Cho dầu ăn lên trên mặt khuôn hấp: Bôi 1 lớp dầu ăn lên trên mặt khuôn hấp và mặt bánh sau khi hấp xong để giữ độ ẩm, dễ cắt và không làm bánh bị dính lại với nhau.
Các món ăn kèm và gia vị phù hợp cho từng loại bánh:
- Bánh ướt không nhân (chay): Dùng kèm với rau sống như giá đỗ, rau diếp cá, dưa leo và chấm với nước mắm pha chua ngọt có thêm tỏi, ớt, đường, chanh…
- Bánh ướt chả lụa: Ăn kèm với chả lụa (giò lụa) hoặc chả quế (giò quế) cắt miếng mỏng và các loại rau sống. Sau đó chấm với nước mắm pha chua ngọt có thêm tỏi, ớt,…
- Bánh ướt lòng gà: Ăn chung với lòng gà luộc hoặc xào, cắt miếng nhỏ. Bạn nhớ chuẩn bị thêm hành lá, rau sống, dưa leo thái nhỏ và một chén nước chấm pha chua ngọt.
- Bánh ướt thịt nướng: Có thể dùng kèm với thịt heo nướng xé sợi hoặc thịt gà nướng xé sợi rắc thêm đậu phộng rang giã dập. Ngoài ra, có thể thêm các loại rau sống như rau húng, rau mùi, dưa leo, cà rốt và một chén nước mắm pha chua ngọt bỏ thêm tỏi, ớt.
- Bánh ướt gà xé: Ăn kèm gà luộc xé sợi nhỏ, hành phi, rau sống và chấm cùng với nước mắm pha chua ngọt.
- Bánh ướt ngọt: Ăn chung với đường, dừa bào sợi, đậu xanh nấu chín hoặc đậu đỏ nấu nhuyễn và chấm với nước cốt dừa để tăng hương vị.
Câu hỏi thường gặp
- Bánh ướt có đắt không? Mua ở đâu?
Bánh ướt là một món ăn ngon, quen thuộc với mức giá phải chăng. Trung bình từ 10.000 – 15.000 đồng/hộp bánh ướt chay, 20.000 – 25.000 đồng/hộp bánh ướt thịt nướng, 30.000 – 50.000 đồng/hộp bánh ướt lòng gà.
Bạn có thể mua bánh ướt tại các hàng quán hoặc xưởng bánh, tuy nhiên cần chọn địa chỉ uy tín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu có thời gian, bạn hoàn toàn có thể tự mua nguyên liệu và làm bánh ướt tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. - Ăn bánh ướt có bị nổi mụn không?
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà ăn bánh ướt có thể bị hoặc không bị nổi mụn. Việc ăn bánh ướt bị nổi mụn có thể xuất phát từ việc bạn ăn quá nhiều dầu mỡ, sử dụng các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu để làm nước chấm.
- Người bị đau dạ dày có ăn được bánh ướt không?
Được. Tuy nhiên, người đau dạ dày chỉ nên ăn với tần suất khoảng 1 – 2 lần/tuần. Bởi vì, trong bánh ướt có nhiều dầu mỡ và tinh bột, khi đi vào cơ thể sẽ khiến bạn bị khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày.
Ngoài ra một số loại bánh ướt không rõ nguồn gốc có sử dụng các phẩm màu, chất tẩy trắng, hàn the cũng sẽ khiến bạn bị buồn nôn, tiêu chảy, viêm loét dạ dày.
Trên đây là những thông tin có bản, giúp bạn giải đáp thắc mắc bánh ướt bao nhiêu calo? Đừng quên bỏ túi chia sẻ này của bTaskee để xây dựng cho mình thực đơn ăn uống lành mạnh mà không lo tăng cân nhé!
>>> Xem thêm bài viết:
- 1 Chén Cơm Bao Nhiêu Calo? Ăn Cơm Nhiều Có Mập Không?
- Yến Mạch Bao Nhiêu Calo? Cách Giảm Cân Với Yến Mạch
- 1 Ly Trà Sữa Bao Nhiêu Calo? Uống Trà Sữa Có Mập Không?
Hình ảnh: Pinterest