Điều hòa nhà bạn đang phát ra tiếng ồn, không lạnh hoặc tiêu thụ điện năng nhiều? Đừng chủ quan, cùng bTaskee tìm hiểu quy trình bảo dưỡng điều hòa ngay tại nhà để khắc phục các vấn đề này và đảm bảo an toàn cho gia đình.
Vì sao cần phải bảo dưỡng điều hòa?
Điều hòa không khí là thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, mang lại sự mát mẻ, dễ chịu cho gia đình bạn. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, điều hòa có thể gặp phải các vấn đề như bụi bẩn bám dính, gas hao hụt, các bộ phận bị mòn,… ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của máy. Do đó, việc bảo dưỡng điều hòa định kỳ là vô cùng quan trọng để đảm bảo:
Nâng cao hiệu suất làm mát, tiết kiệm điện năng
Bụi bẩn bám trên dàn lạnh và dàn nóng của máy lạnh là nguyên nhân khiến khả năng trao đổi nhiệt bị giảm sút, dẫn đến tình trạng máy hoạt động kém hiệu quả, tiêu hao nhiều điện năng hơn. Việc vệ sinh máy lạnh định kỳ sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, đảm bảo luồng gió lưu thông thông tốt, từ đó giúp máy hoạt động mạnh mẽ và tiết kiệm điện hơn.
Kéo dài tuổi thọ của thiết bị, giảm thiểu chi phí sửa chữa
Bảo dưỡng điều hòa định kỳ giúp phát hiện sớm các hư hỏng tiềm ẩn, từ đó sửa chữa kịp thời để tránh hư hỏng nặng dẫn đến tốn kém chi phí. Việc bảo dưỡng còn giúp bôi trơn các bộ phận chuyển động, giảm ma sát và mài mòn, góp phần tăng tuổi thọ của thiết bị.
Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh các nguy cơ cháy nổ, rò rỉ gas
Hệ thống điện bị hở hoặc chập cháy có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Bảo dưỡng sẽ giúp kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Gas điều hòa có thể gây ngạt thở nếu bị rò rỉ, do đó việc bảo trì định kỳ điều hoà sẽ giúp phát hiện sớm rò rỉ gas để có biện pháp xử lý kịp thời.
Hướng dẫn chi tiết tự bảo dưỡng điều hòa cơ bản tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và ngắt nguồn điện
Dụng cụ cần thiết
- Bơm tăng áp có hệ thống vòi nước áp suất cao
- Bình xịt dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho điều hòa
- Tua vít và các dụng cụ hỗ trợ khác
- Khăn sạch, giẻ lau thấm nước tốt
- Túi nilon hoặc áo mưa (để che chắn các bộ phận điện tử)
- Máy hút bụi
Ngắt nguồn điện
Trước khi tiến hành bảo dưỡng, hãy ngắt nguồn điện của điều hòa để đảm bảo an toàn. Sau khi ngắt nguồn, cần chờ ít nhất 5 phút để các bộ phận bên trong máy có đủ thời gian nguội hoàn toàn. Điều này giúp tránh nguy cơ bị bỏng hoặc chập điện khi thực hiện các công việc bảo dưỡng tiếp theo.
Bước 2: Kiểm tra lượng gas
Sử dụng đồng hồ đo áp suất để kiểm tra và đánh giá lượng gas trong máy. Nếu phát hiện lượng gas không đủ, cần thực hiện việc nạp thêm gas để đảm bảo điều hoà hoạt động ổn định. Đồng thời, cần kiểm tra kỹ lưỡng đường ống dẫn gas để phát hiện và khắc phục ngay những rò rỉ hoặc hư hỏng có thể gây mất an toàn và sự cố trong quá trình bảo dưỡng điều hoà.
Lưu ý: Nếu lượng gas thấp, bạn nên gọi dịch vụ chuyên nghiệp để bơm thêm, vì việc này đòi hỏi kỹ thuật và trang bị chuyên dụng.
Bước 3: Kiểm tra các bộ phận bên trong
Tháo vỏ điều hòa ra và kiểm tra kỹ lưỡng các bộ phận như mô-tơ điện, máy bơm áp lực, ống dẫn gas, và tụ điện. Đảm bảo tất cả các bộ phận này đều hoạt động bình thường và không có dấu hiệu hư hỏng. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, đừng tự ý sửa chữa mà hãy liên hệ ngay với kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được thay mới và bảo dưỡng đúng cách, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hệ thống điều hòa.
Lưu ý: Nên nhờ thợ chuyên nghiệp kiểm tra các bộ phận này nếu bạn không có kinh nghiệm.
Bước 4: Vệ sinh dàn lạnh
Tháo lưới lọc bụi:
Nhẹ nhàng kéo các chốt gài hoặc đẩy chốt hãm để tháo lưới lọc bụi ra khỏi dàn lạnh, đảm bảo giữ vị trí lắp đặt của từng lưới để sau khi vệ sinh, bạn có thể lắp lại đúng vị trí.
Vệ sinh lưới lọc bụi:
Ngâm lưới lọc bụi trong dung dịch vệ sinh điều hòa pha loãng khoảng 10-15 phút, dùng bàn chải mềm hoặc cọ nhẹ để loại bỏ bụi bẩn bám trên lưới. Sau đó, rửa sạch lưới lọc bụi với nước sạch và để ráo nước hoàn toàn trước khi lắp lại.
Vệ sinh mặt nạ dàn lạnh:
Dùng khăn mềm ẩm tẩm dung dịch vệ sinh điều hòa lau chùi mặt nạ dàn lạnh, quạt gió và các khe thoát gió. Cẩn thận lau sạch các khe lưới nhỏ để loại bỏ bụi bẩn sâu bên trong và sau đó lau khô bề mặt bằng khăn mềm.
Vệ sinh dàn lạnh:
Phun dung dịch vệ sinh lên khăn mềm, vắt bớt nước và lau nhẹ nhàng theo chiều các lá nhôm của dàn lạnh. Hạn chế sử dụng lực mạnh hoặc chà xát quá mạnh để tránh làm hỏng dàn lạnh.
Sau khi vệ sinh, để dàn lạnh khô hoàn toàn (khoảng 10-15 phút) trước khi lắp đặt lại các bộ phận.
Lưu ý: Không xịt dung dịch vệ sinh trực tiếp lên dàn lạnh.
Bước 5: Vệ sinh cánh quạt
Tháo cánh quạt:
Mỗi cánh quạt thường được cố định bằng một chốt gài hoặc ốc vít. Nhẹ nhàng tháo chốt gài hoặc nới lỏng ốc vít để cánh quạt có thể được tháo ra một cách dễ dàng.
Lưu ý: Ghi nhớ thứ tự và vị trí lắp đặt của từng cánh quạt để lắp đặt lại đúng sau khi vệ sinh.
Vệ sinh cánh quạt:
Ngâm cánh quạt trong dung dịch vệ sinh điều hòa pha loãng khoảng 10-15 phút. Sau đó, sử dụng bàn chải mềm hoặc cọ nhẹ để loại bỏ bụi bẩn bám trên cánh quạt, đặc biệt là ở các khe hở và cạnh quạt.
Rửa sạch cánh quạt với nước sạch và để ráo nước hoàn toàn trước khi tiến hành lắp đặt lại.
Lắp đặt cánh quạt:
Đặt từng cánh quạt vào trục quay theo đúng vị trí và thứ tự đã ghi nhớ trước đó. Cố định cánh quạt bằng chốt gài hoặc siết chặt ốc vít để đảm bảo chúng được lắp đặt chắc chắn.
Xác nhận rằng cánh quạt đã được cố định chắc chắn và quay đều khi khởi động lại hệ thống điều hòa.
Bước 6: Vệ sinh dàn nóng
Mở nắp bảo vệ dàn nóng:
Hầu hết các dàn nóng đều có nắp bảo vệ bằng nhựa hoặc kim loại. Do đó bạn chỉ cần tháo các ốc vít hoặc chốt gài để mở nắp bảo vệ.
Vệ sinh dàn nóng:
Sử dụng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn bám trên cánh quạt, dàn nóng và các khe thoát khí. Đặc biệt cần cẩn thận loại bỏ bụi bẩn ẩn sâu trong các khe lưới và quạt gió để đảm bảo hiệu suất hoạt động của hệ thống điều hoà.
Dùng khăn mềm ẩm tẩm dung dịch vệ sinh điều hòa để lau chùi các bộ phận bên trong dàn nóng. Tránh làm ướt động cơ và các bộ phận điện bên trong để tránh nguy cơ chập điện.
Sau khi vệ sinh xong, lau khô toàn bộ bề mặt bằng khăn mềm để đảm bảo không có nước dư thừa.
Lắp đặt nắp bảo vệ dàn nóng:
Lắp đặt lại nắp bảo vệ dàn nóng theo đúng vị trí và cố định bằng ốc vít hoặc chốt gài.
Xác nhận nắp bảo vệ đã được lắp đặt chắc chắn để bảo vệ các bộ phận bên trong dàn nóng khỏi bụi bẩn và các yếu tố bên ngoài.
Bước 7: Vệ sinh lưới lọc khí và vỏ máy
Vệ sinh lưới lọc khí:
Lặp lại các bước vệ sinh lưới lọc bụi của dàn lạnh như đã hướng dẫn ở Bước 4.
Vệ sinh vỏ máy:
Dùng khăn mềm ẩm tẩm dung dịch vệ sinh điều hòa lau chùi toàn bộ vỏ máy, bao gồm mặt trước, mặt bên và mặt sau. Cần cẩn thận lau sạch các khe hở, góc cạnh và các nút bấm trên điều hòa để loại bỏ bụi bẩn tích tụ.
Sau khi vệ sinh xong, lau khô toàn bộ bề mặt bằng khăn mềm để đảm bảo không có nước dư thừa.
Bước 8: Kiểm tra và hoàn tất
Bật điều hòa và kiểm tra hoạt động:
Tiến hành bật và kiểm tra hoạt động điều hoà để đảm bảo máy hoạt động bình thường. Quan sát tiếng ồn, luồng gió, độ lạnh và các chức năng khác của điều hòa. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề gì, hãy tắt điều hòa và liên hệ ngay với thợ chuyên nghiệp để được hỗ trợ kịp thời.
Tắt nguồn điện và cất dọn dụng cụ:
Tắt nguồn điện cho điều hòa bằng cách bật cầu dao hoặc rút phích cắm điện. Sau đó, thu dọn dụng cụ và trang phục bảo hộ một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn và sạch sẽ. Đồng thời, ghi chép lại các vấn đề phát hiện trong quá trình bảo dưỡng để tham khảo và giải quyết trong những lần bảo dưỡng sau này, giúp cải thiện và duy trì hiệu suất của hệ thống điều hòa lâu dài.
Khi nào nên gọi thợ bảo dưỡng điều hòa?
Khi không có đủ chuyên môn và dụng cụ cần thiết
Việc tự ý bảo dưỡng điều hòa không khí khi bạn không có kiến thức về kỹ thuật điện lạnh hoặc chưa từng bảo dưỡng điều hòa. Việc tự ý thao tác có thể gây nguy hiểm hoặc làm hỏng máy. Cụ thể:
- Thiếu dụng cụ: Bạn không có đầy đủ dụng cụ chuyên dụng như đồng hồ đo áp suất, máy bơm tăng áp, dụng cụ chuyên dụng cho việc nạp gas, tháo lắp,…
- Làm hỏng các bộ phận bên trong máy: Việc tháo lắp và vệ sinh sai cách có thể làm hỏng các bộ phận quan trọng của điều hòa, dẫn đến hư hỏng nặng và tốn kém chi phí sửa chữa.
- Gây nguy hiểm cho bản thân: Việc tiếp xúc với gas lạnh hoặc các bộ phận điện có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu bạn không có đủ biện pháp bảo hộ.
- Không nắm rõ các lỗi kỹ thuật: Bạn không thể xác định nguyên nhân chính xác khi điều hòa gặp sự cố, dẫn đến việc sửa chữa điều hoà không hiệu quả.
Không có thời gian để làm
- Công việc bận rộn: Bạn không có thời gian để tự mình tháo lắp, vệ sinh và kiểm tra các bộ phận của điều hòa.
- Không muốn mất thời gian: Việc tự bảo dưỡng có thể mất nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi sự tập trung cao, đòi hỏi phải kiểm tra chi tiết từng bộ phận, làm sạch lưới lọc, kiểm tra gas, và nhiều công đoạn khác.
Bảo dưỡng điều hoà là công việc tốn thời gian và cần sự tỉ mỉ. Nếu bạn quá bận rộn hoặc không có đủ chuyên môn, hãy liên hệ với dịch vụ bảo dưỡng chuyên nghiệp để được hỗ trợ kịp thời. Việc gọi thợ bảo dưỡng điều hòa không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức mà còn đảm bảo máy hoạt động ổn định, lâu bền, kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu suất hoạt động.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch dịch vụ hôm nay!
Bảng giá bảo dưỡng điều hòa bTaskee cập nhật mới nhất
Loại | Công suất | Giá vệ sinh | Giá bơm ga |
Điều hòa treo tường | Dưới 2 HP | 216,000 VND | 120,000 VND |
Từ 2HP trở lên | 245,000 VND | 160,000 VND | |
Điều hòa tủ đứng | Đồng giá | 360,000 VND | 240,000 VND |
Điều hòa âm trần | Dưới 3HP | 420,000 VND | 200,000 VND |
Từ 3HP trở lên | 648,000 VND | 240,000 VND | |
Điều hòa áp trần | Dưới 5HP | 660,000 VND | 280,000 VND |
Từ 5HP trở lên | 792,000 VND | 300,000 VND | |
Điều hòa giấu trần | 1 đầu lạnh | 240,000 VND | 200,000 VND |
Một số lưu ý quan trọng:
- Giá vệ sinh điều hòa không có sự khác biệt đáng kể giữa các thương hiệu khác nhau.
- Giá chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm hiện tại và có thể thay đổi tùy thuộc vào khu vực, thời gian (cuối tuần, giờ cao điểm trước 8h và sau 17h), hoặc vào các dịp lễ, tết.
- Giá dịch vụ tham khảo áp dụng cho một máy và bao gồm cả nạp gas tiêu chuẩn cho 30 PSI.
Câu hỏi liên quan
Dấu hiệu nhận biết điều hòa cần được bảo dưỡng là gì?
Điều hòa hoạt động kém mát: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy điều hòa cần được bảo dưỡng. Nguyên nhân có thể do bụi bẩn bám trên lưới lọc khí, quạt gió hoặc dàn lạnh khiến cản trở lưu thông không khí.
Điều hòa phát ra tiếng ồn: Tiếng ồn bất thường khi điều hòa hoạt động có thể do nhiều nguyên nhân như quạt gió bị hỏng, cánh quạt bị va chạm hoặc máy nén bị thiếu gas.
Điều hòa bị chảy nước: Nước chảy từ dàn lạnh có thể do ống thoát nước bị tắc hoặc do máng nước bị nghiêng.
Điều hòa có mùi hôi: Mùi hôi khó chịu do nấm mốc, vi khuẩn phát triển trong điều hòa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Hoạt động của điều hòa không ổn định: Điều hòa tự ngắt, bật bất chợt hoặc không đáp ứng với remote có thể do lỗi ở bảng mạch điều khiển hoặc do các kết nối điện bị lỏng lẻo.
Bao lâu thì cần bảo dưỡng điều hòa một lần?
Tần suất bảo dưỡng điều hòa không khí định kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Mức độ sử dụng: Nếu bạn sử dụng điều hòa thường xuyên, bạn nên bảo dưỡng 3-4 tháng một lần. Nếu bạn sử dụng điều hòa ít hơn, bạn có thể bảo dưỡng 6 tháng một lần.
- Môi trường ô nhiễm: Nên bảo dưỡng 3-4 tháng một lần.
- Môi trường khô ráo, ít bụi bẩn: Có thể bảo dưỡng 6 tháng một lần.
Bảo dưỡng điều hòa định kỳ có giúp tiết kiệm điện không?
Có, bảo dưỡng điều hòa định kỳ có thể giúp bạn tiết kiệm điện năng đáng kể. Khi điều hòa sạch sẽ, không có bụi bẩn và hoạt động trơn tru, máy sẽ không phải làm việc quá tải để đạt được nhiệt độ mong muốn. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu tiêu thụ năng lượng mà còn kéo dài tuổi thọ của hệ thống điều hoà và giảm nguy cơ hỏng hóc.
Trên đây là tổng hợp các bước hướng dẫn chi tiết các quy trình bảo dưỡng điều hòa tại nhà, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Đừng quên chia sẻ thành quả dưới mục bình luận dưới bài viết này cho bTaskee biết nhé. Chúc các bạn thành công!
>>> Xem thêm các bài viết liên quan
- 5 Cách Giảm Nhiệt Cho Dàn Nóng Điều Hòa Hiệu Quả Nhất
- Cách Mở Điều Khiển Điều Hòa Bị Khóa Đơn Giản
- 7 Cách Bật Điều Hòa Mát Nhanh Trong 5 Phút Mà Tiết Kiệm Điện