Bé 6 Tháng Ăn Được Gì? Gợi Ý Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tuổi

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
bé 6 tháng ăn được gì
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, rất nhiều phụ huynh lúng túng khi không biết cho con ăn gì mới đầy đủ dinh dưỡng. Để biết bé 6 tháng ăn được gì và ăn như thế nào mới đúng mời mọi người cùng bTaskee tham khảo những thông tin sau đây.

Dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm

Tháng thứ 6 là thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu cho bé làm quen với việc ăn dặm. Nhưng đôi khi, chúng ta vẫn cần quan sát những dấu hiệu của trẻ để nhận thấy con đã sẵn sàng cho giai đoạn mới này hay chưa. Sau đây chính là một số dấu hiệu chỉ cho bố mẹ rằng con đã sẵn sàng tiếp nhận các thức ăn khác. 

Dấu hiệu cho việc bé sẵn sàng ăn dặm mà bố mẹ cần lưu ý.
Dấu hiệu cho việc bé sẵn sàng ăn dặm mà bố mẹ cần lưu ý. 
  • Em bé có thể tự ngồi dậy, ngồi vững mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn. 
  • Khi mẹ đút thức ăn cho bé, con không còn từ chối thức ăn mà tỏ ra hợp tác, thích thú trước những món ăn mới lạ.
  • Bé có hành động dùng tay để cho thức ăn vào miệng, biết ngậm và nhai thức ăn đơn giản.
  • Vào mỗi bữa cơm của gia đình, bé sẽ có phản ứng thích thú mỗi khi được cùng ăn cơm với bố mẹ.
  • Có sở thích cắn, gặm các đồ vật đang cầm trên tay.

Trẻ 6 tháng ăn được những gì?

Trẻ 6 tháng bắt đầu thời kỳ ăn dặm, nhưng ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày của bé vẫn là sữa. Giai đoạn này chỉ giúp con làm quen với những món ăn khác nhau, bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho sự phát triển sau này.

Những món ăn mà trẻ 6 tháng tuổi có thể ăn được.
Những món ăn mà trẻ 6 tháng tuổi có thể ăn được. 

Tuy việc ăn dặm chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng mẹ vẫn cần nghiên cứu về dinh dưỡng, để con phát triển một cách toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Cụ thể, có 4 nhóm dưỡng chất chính mà các bé cần được bổ sung, đó là: 

  • Nhóm thứ nhất: Nhóm đường bột

Trong giai đoạn này, các loại gạo, yến mạch, ngô, khoai,…là những thực phẩm rất cần thiết đối với bé. Các loại này dễ ăn và có thể đáp ứng được năng lượng cho bé, khi bắt đầu làm quen mẹ có thể cho bé ăn bột gạo hoặc cháo nấu loãng.

Nhóm đường bột rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Nhóm đường bột rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
  • Nhóm thứ hai: Nhóm đạm 

Bé 6 tháng ăn được những gì trong nhóm đạm này? Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu đạm vào thực đơn như: Thịt nạc heo, thịt cá trắng, trứng gà, các loại hạt,…Nhóm này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp bé phát triển toàn diện thể chất và trí não.

Nhóm đạm hỗ trợ quá trình tăng cân và phát triển trí tuệ.
Nhóm đạm hỗ trợ quá trình tăng cân và phát triển trí tuệ.
  • Nhóm thứ ba: Nhóm chất béo

Bố mẹ cần lưu ý đối với bé trong độ tuổi 6 tháng, chỉ cần cho thêm vào cháo hoặc bột ăn dặm 1 thìa cafe dầu ô liu, dầu óc chó,…Điều này sẽ giúp tăng hương vị, hỗ trợ bé tăng cân, phát triển não bộ cũng như hệ thần kinh.

Nhóm chất béo rất cần thiết trong quá trình ăn dặm của trẻ.
Nhóm chất béo rất cần thiết trong quá trình ăn dặm của trẻ. 
  • Nhóm thứ tư: Nhóm khoáng chất và vitamin

Để bổ sung vitamin và khoáng chất, mẹ có thể thêm các loại rau củ đã xay nhỏ vào trong cháo ăn dặm của bé. Các loại rau củ như: rau cải, bông cải xanh, bí ngô, cà rốt,… chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng có lợi cho bé. Ngoài ra, các thực phẩm này còn giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa.

Khoáng chất và vitamin có thể tìm thấy trong các loại rau, củ, quả.
Khoáng chất và vitamin có thể tìm thấy trong các loại rau, củ, quả. 

Bạn cần nhiều thời gian hơn cho con trẻ nhưng không cân đối được việc nhà. Đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà để bTaskee giúp bạn làm sạch không gian nhà ở một cách nhanh chóng nhé!

Tải app bTaskee để trải nghiệm dịch vụ ngay hôm nay!

Gợi ý một số món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Những món ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng và bắt mắt sẽ khiến các bé thích thú hơn. Sau đây là một số gợi ý các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi chỉ với những nguyên liệu đơn giản.

Súp sữa bí đỏ thơm ngon

  • Nguyên liệu:

¼ trái bí đỏ 

½ củ hành tây

300ml sữa tươi

  • Cách làm: 

Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ rồi rửa sạch, cắt nhỏ để dễ chín hơn

Bước 2: Xào mềm hành tây với một chút dầu ăn 

Bước 3: Cho bí đỏ đã sơ chế vào phần hành tây đã xào mềm, thêm vào đó khoảng 100ml nước rồi đun nhỏ lửa, cho đến khi có thể tán nhuyễn. 

Bước 4: Cho tất cả hỗn hợp bí đỏ, hành tây vào máy xay sinh tố, thêm vào đó 300ml sữa tươi. 

Bước 5: Đổ súp ra nổi, khuấy đều trên lửa nhỏ, thêm vào một chút hạt nêm ăn dặm. 

Bí đỏ và sữa tươi là hai loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế ba mẹ có thể cân nhắc đưa món này vào thực đơn ăn dặm của bé nhà mình nhé! 

Súp sữa bí đỏ là món ăn dinh dưỡng lại dễ làm.
Súp sữa bí đỏ là món ăn dinh dưỡng lại dễ làm. 

Cháo rau củ bắt mắt

  • Nguyên liệu: 

2 thìa canh gạo tẻ

Rau củ (rau cải, củ dền, cà rốt,…) tùy thuộc theo sở thích của bé

100ml nước xương hầm

  • Cách làm: 

Bước 1: Gạo sau khi vo sạch thì bắc lên bếp, đun cùng 100ml nước xương và 200ml nước lọc nấu cho đến khi nhừ. 

Bước 2: Rau củ có thể cho vào nấu cùng hoặc nấu riêng

Bước 3: Cho hỗn hợp cháo và rau vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi mịn không còn lợn cợn. 

Bước 4: Đổ hỗn hợp vào nồi và đun lại trên bếp bằng lửa nhỏ khoảng 10-15 phút. Múc cháo ra bát và thêm vào 1 thìa cafe dầu ô liu là đã hoàn thành món cháo dinh dưỡng cực dễ làm này rồi. 

Rau củ chứa nhiều chất xơ và vitamin có lợi cho sự phát triển của trẻ em, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và không bị khó tiêu. Đặc biệt, cháo rau củ dễ làm với những nguyên liệu đơn giản, giúp bé ăn ngon miệng hơn. 

Cháo rau củ giúp hỗ trợ tiêu hóa và tránh các hiện tượng khó tiêu.
Cháo rau củ giúp hỗ trợ tiêu hóa và tránh các hiện tượng khó tiêu. 

Bột gạo lứt cho bé ăn dặm

  • Nguyên liệu: 

30gr bột gạo lứt đã xay 

200ml nước lọc 

⅓ thanh sữa công thức hoặc sữa mẹ 

  • Cách làm: 

Bước 1: Đun sôi 200ml nước lọc, sau đó thêm bột gạo lứt vào khuấy đều trên lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp sệt lại. 

Bước 2: Có thể thêm vào sữa công thức hoặc sữa mẹ để bột loãng ra, giúp bé dễ ăn hơn. 

Bột gạo lứt là nguyên liệu chứa nhiều chất dinh dưỡng, thường được làm món ăn dặm cho bé. Gạo lứt không bị xay xát quá nhiều nên giữ nguyên được lớp vỏ cám bên ngoài. Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. 

Bột hay cháo gạo lứt rất có nhiều dinh dưỡng.
Bột hay cháo gạo lứt rất có nhiều dinh dưỡng. 

Cách giúp con làm quen với thức ăn đặc ngoài sữa

Ở những giai đoạn đầu, khi cho bé làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa bố mẹ cần kiên nhẫn để bé thích nghi một cách tự nhiên. Khi bé sẵn sàng cho việc ăn dặm, bạn có thể cho trẻ bắt đầu từ những thức ăn mềm như cháo, trái cây, rau củ xay nhuyễn,…

Cho bé làm quen dần với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Cho bé làm quen dần với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. 

Nếu muốn khả năng nhai và cầm nắm thức ăn của trẻ được phát triển hơn, mẹ có thể cắt rau củ thành nhiều hình thù ngộ nghĩnh, dễ cầm. Khi trẻ cảm thấy thích thú, sẽ tự cầm nắm và cho lên miệng. 

Trong những ngày đầu ăn dặm, khi bé được tiếp xúc với các hương vị khác nhau sẽ không tránh khỏi việc “từ chối” đồ ăn. Lúc này, bạn không nên ép buộc mà hãy thử lại nhiều lần nữa nhé! 

Hãy tạo ra không khí thật vui vẻ trong bữa ăn, mẹ nên cho bé ăn đúng giờ để bé quen dần với việc ăn dặm. Đặc biệt, việc xây dựng thực đơn đa dạng với nhiều cách chế biến cũng khiến quá trình ăn dặm của bé được thuận lợi hơn. 

Thay đổi thực đơn đa dạng để bé cảm thấy thích thú trong mỗi bữa ăn.
Thay đổi thực đơn đa dạng để bé cảm thấy thích thú trong mỗi bữa ăn. 

Lưu ý khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm

Với những lưu ý khi cho trẻ 6 tháng ăn dặm sau đây, hy vọng bố mẹ sẽ không còn đau đầu khi cho trẻ tập làm quen với các đồ ăn ngoài sữa mẹ.

  • Nguồn dinh dưỡng chính của bé trong giai đoạn này vẫn là sữa mẹ. Vì vậy mà mẹ cần tiếp tục cho trẻ bú sữa, việc ăn dặm chỉ được kết hợp thêm để đảm bảo cho bé được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất.
  • Đối với trẻ 6 tháng ăn dặm, đồ ăn luôn phải được xay nghiền và nấu chín để các bé dễ dàng nuốt trong quá trình tập ăn.
  • Tần suất trong 2 tuần đầu là 1 bữa/1 ngày để bé tập dần với việc làm quen thức ăn mới. Thời gian sau, mẹ có thể tăng dần lên 2 bữa/1 ngày tùy vào khả năng tiếp nhận thức ăn của bé.
  • Tuyệt đối không kéo dài quá trình ăn uống trên 30 phút, không xem tivi hay điện thoại khi ăn.
  • Chọn lọc thực phẩm phù hợp với sở thích của trẻ, đặc biệt cần đúng với độ tuổi của bé.
  • Không nên tích trữ đồ ăn dặm quá lâu trong tủ lạnh, hãy lựa chọn các thực phẩm tươi ngon và chế biến theo ngày.
  • Quá trình ăn dặm diễn ra từ từ, mẹ cần quan sát xem bé có dị ứng với thành phần nào có trong đồ ăn hay không. Nếu phát hiện phải ngưng lại và theo dõi thêm.
  • Không nên gây cho bé cảm giác sợ hãi khi đến bữa ăn vì sẽ rất khó để làm bé hứng thú lại. Mẹ nên dừng khoảng 3-4 ngày rồi tập cho bé ăn lại, bằng các hình thức khác nhau.

Trên đây là những gợi ý về bé 6 tháng ăn được gì, bTaskee hy vọng có thể giúp bố mẹ không phải đau đầu trong quá trình tìm kiếm thực đơn ăn dặm cho con. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo bé được phát triển một cách toàn diện.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Pinterest, Freepik 

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services