Bệnh Alzheimer Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
bệnh Alzheimer
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Alzheimer (bệnh an dây mơ) là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường xuất hiện ở tuổi già. Tuy nhiên, căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng tới khả năng tư duy, nhận thức của con người. Cùng bTaskee tìm hiểu bệnh alzheimer là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh nhé.

Bệnh Alzheimer là gì? Các dấu hiệu của bệnh Alzheimer

Theo Alzheimer’s Association National bệnh Alzheimer (AHLZ-high-merz) là một bệnh lý liên quan đến não, tác động trực tiếp đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Đặc biệt, Alzheimer rất nghiêm trọng và không phải là bệnh lão khoa thông thường hay bệnh thần kinh.

Bệnh Alzheimer thường hay xuất hiện ở tuổi già
Bệnh Alzheimer thường hay xuất hiện ở tuổi già

Bệnh là nguyên nhân phổ biến gây nên chứng suy giảm trí nhớ ở người già, vì sự mất dần các nơron và synap trong hệ thần kinh (vỏ não và một số vùng dưới vỏ).

Tỉ lệ người gia mắc bệnh an dây mơ ngày càng cao và chiếm đa số ở độ tuổi trên 65. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xuất hiện ở những người trưởng thành.

Bệnh phát triển xấu theo thời gian và cuối cùng gây tử vong cho người mắc phải. Các triệu chứng thường gặp là lú lẫn, mất trí nhớ, hay đi lạc, để đồ sai số, mất khả năng đọc và viết,…

Triệu chứng và các giai đoạn phát triển của bệnh

Theo Fisher Center for Alzheimer’s Research Foundation, bệnh Alzheimer gồm 7 giai đoạn phát triển theo mức độ nghiêm trọng dần.

Giai đoạn 1: Trước khi mất trí nhớ (Alzheimer tiền lâm sàng)

Giai đoạn này thường bắt đầu từ 10 đến 15 năm trước khi người bệnh có các triệu chứng rõ ràng.

Vì không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó để phát hiện ra bệnh lúc này. Tuy nhiên vì nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi tác, nên những người lớn tuổi phải thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát phát hiện những dấu hiệu sớm nhất của bệnh. 

Nếu bạn nhận thấy khả năng nhận thức của người thân bắt đầu suy giảm, rất có thể họ đang bước vào giai đoạn thứ hai của bệnh Alzheimer.

Giai đoạn 2: Quên cơ bản

Ở giai đoạn 2 người mắc bệnh khó tiếp nhận thông tin mới, khó tập trung
Ở giai đoạn 2 người mắc bệnh khó tiếp nhận thông tin mới, khó tập trung

Ở giai đoạn này người bệnh rất khó tiếp thu thông tin mới, khó nhớ những sự kiện gần. Các triệu chứng phổ biến:

  • Hay quên tên người khác, quên nơi để chìa khóa, hoặc nơi để những vật thông dụng.
  • Mất khả năng lập kế hoạch hay suy giảm khả năng tư duy, giải quyết vấn đề.
  • Không thể tập trung, chú ý hay thờ ơ với mọi việc

Giai đoạn 3: Mất trí nhớ đáng chú ý

Ở giai đoạn này, những triệu chứng suy giảm trí nhớ đã rõ ràng nhưng nhiều người lại chủ quan vì cho rằng đây chỉ là triệu chứng bình thường của người già. Một số dấu hiệu thường gặp:

  • Quên một số ký ức trong quá khứ, quên cách sử dụng một vật dụng,..
  • Bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu suy giảm ngôn ngữ như: giảm vốn từ nói và viết, giảm khả năng nói lưu loát,..
  • Khó nhớ những dữ liệu, nội dung, thông tin vừa đọc từ sách, báo
  • Bắt đầu xuất hiện những triệu chứng suy giảm vận động nhẹ và thường bị bỏ qua.
  • Họ vẫn có thể tự lái xe, và tự sinh hoạt.

Giai đoạn 4: Mất trí nhớ nghiêm trọng

Các tế bào não bộ đã bị tổn thương, người bệnh mất dần khả năng tư duy nhận thức, khả năng vận động và dùng ngôn ngữ.

Người bệnh thường xuyên lú lẫn, thay đổi thói quen sinh hoạt
Người bệnh thường xuyên lú lẫn, thay đổi thói quen sinh hoạt
  • Người bệnh lú lẫn, hay đi lạc đường
  • Không biết hôm nay là ngày gì và đang ở đâu
  • Khó thể lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết, khó sử dụng điện thoại.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt. Ví dụ thay đổi cách ngủ, trằn trọc vào ban đêm và ngủ vào ban ngày.

Giai đoạn 5: Khó sinh hoạt độc lập

Ở các giai đoạn trước người bệnh vẫn có thể sinh hoạt độc lập nhưng đến giai đoạn 5, chức năng này đã suy giảm. Các triệu chứng phổ biến:

  • Khó nhớ tên những người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết.
  • Suy giảm khả năng sinh hoạt. Ví dụ: khó khăn trong việc mặc quần áo, ăn uống, tắm gội,…
  • Ngoài ra, người bệnh cũng hay thay đổi cảm xúc thất thường xuất hiện ảo giác, ảo tưởng và hoang tưởng
    + Ảo giác: Nhìn thấy những thứ không có thật

+ Ảo tưởng: Niềm tin sai lầm mà họ vẫn tin là đúng

+ Hoang tưởng: Cảm giác rằng người khác chống lại họ.

Giai đoạn 6: Mất khả năng sinh hoạt độc lập

Người bệnh hoàn toàn không thể tự sinh hoạt cá nhân một mình. Họ thường không nhận thức được mình ở đâu và đang làm gì. Ngay cả việc diễn tả họ đang đau hoặc buồn tủi vì căn bệnh này như thế nào cũng là một điều khó khăn.

Những thay đổi đáng kể về tính cách có thể tiếp tục xảy ra, bao gồm gia tăng lo lắng, ảo giác, ảo tưởng và hoang tưởng.

Giai đoạn 7: Mất khả năng kiểm soát cơ thể

Ở giai đoạn này Alzheimer đã phá hủy các tế bào não, gây ra suy giảm nghiêm trọng về tinh thần và thể chất. 

Cơ thể của người thân yêu của bạn có thể bắt đầu ngừng hoạt động và tâm trí của họ đấu tranh để giành lấy khả năng giao tiếp và vận động

Người bệnh không thể nhớ những người thân
Người bệnh không thể nhớ những người thân

Lúc này, người bệnh cần phải có người chăm sóc suốt ngày đêm để được hỗ trợ đi lại, vệ sinh các nhân, thậm chí là nhai nuốt thức ăn.

Do khả năng vận động giảm, cơ thể của họ cũng rất dễ bị nhiễm trùng. Để giúp tránh nhiễm trùng, hãy giữ răng và miệng người sạch sẽ, điều trị vết cắt và vết xước bằng thuốc mỡ kháng sinh ngay lập tức, và đảm bảo rằng chúng được tiêm phòng cúm hàng năm.

Có thể dễ dàng nhận ra được việc chăm sóc người bệnh alzheimer ở những giai đoạn cuối ngày càng khó khăn và hiếm có một gia đình nào có thể sắp xếp người thân chăm sóc người bệnh cả ngày lẫn đêm. Thấu hiểu được những nỗi bất tiện và khó khăn của các gia đình có người thân mắc bệnh, ứng dụng giúp việc nhà thông minh bTaskee đã cho ra mắt dịch vụ chăm sóc người bệnh với đội ngũ chuyên gia chăm sóc sức khỏe uy tín, chuyên nghiệp và tận tâm.

Tải ngay app bTaskee để trải nghiệm những dịch vụ chất lượng

Nguyên nhân của bệnh alzheimer

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa đầy đủ cơ sở để kết luận nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer.

Theo Viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ nguyên nhân gây ra bệnh có thể bao gồm sự kết hợp của những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong não, cùng với các yếu tố di truyền, môi trường và lối sống. Tầm quan trọng của bất kỳ một trong những yếu tố này trong việc tăng hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer có thể khác nhau ở mỗi người.

Bệnh Alzheimer là một bệnh não tiến triển nghiêm trọng dần theo thời gian. Nó đặc trưng bởi những thay đổi trong não, các tế bào thần kinh và các kết nối của chúng bị phá hủy. Từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy, vận động của con người.

Các yếu tố có thể gia tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer

Nguwoif già có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer
Tuối tác cao là một trong những yếu tố tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer
  • Tuổi tác cao
  • Yếu tố di truyền
  • Người mắc hội chứng down, tim mạch, tăng cholesterol, đái tháo đường và hút thuốc lá.
  • Người cao tuổi có tiền sử chấn thương sọ não hoặc mắc bệnh trầm cảm
  • Ít vận động có thể và vận động trí tuệ, chế độ ăn uống thiếu rau xanh
  • Nữ giới có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới

Cách điều trị bệnh alzheimer

Nguyên tắc điều trị bệnh Alzheimer

Bệnh an dây mơ là loại bệnh nan y và không có thuốc điều trị. Mục tiêu điều trị là kéo dài thời gian chuyển giai sang đoạn nặng của bệnh. Người bệnh có thể sống khỏe mạnh và vui vẻ.

Điều trị bằng thuốc chuyên dụng

Một số loại thuốc đặc trị có thể được dùng để kéo dài tiến độ bệnh
Một số loại thuốc đặc trị có thể được dùng để kéo dài tiến độ bệnh

Người mắc bệnh có thể được chỉ định dùng kết hợp các loại thuốc sau:

Các loại thuốc làm giảm quá trình tiến triển của bệnh như: 

Các loại thuốc kháng cholinesterase: Galantamine, Rivastigmine…

Memantine kháng N-methyl-D-aspartate làm tăng dẫn truyền synap (nên dùng thuốc này có vì nó có ít tác dụng phụ hơn các loại thuốc kháng cholinesterase). 

Các thuốc điều trị các triệu chứng của bệnh: điều trị mất ngủ, rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi, an thần, thuốc mỡ chuyên dụng bôi vào vết thương,..

Điều trị các bệnh lý kèm theo nếu người bệnh mắc: tim mạch, tiểu đường, tăng cholesterol,…

Chế độ chăm sóc người bệnh

Ở các giai đoạn cuối, người bệnh đã mất đi khả năng kiểm soát cơ thể. Vì vậy, cần có một người bên cạnh để theo dõi, chăm sóc và phụ giúp người bệnh sinh hoạt cá nhân, vận động, ăn uống.

Hãy dành nhiều tình yêu thương và sự quan tâm cho người bệnh
Hãy dành nhiều tình yêu thương và sự quan tâm cho người bệnh

Lưu ý:

Bạn nên loại bỏ các vật sắc nhọn xung quanh nơi sinh hoạt của người bệnh.

Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để tăng cường sức khỏe.

Dành nhiều tình yêu thương, động viên, thăm hỏi và quan tâm người bệnh để học có thêm tinh thần và niềm tin chống lại bệnh tật.

Đối với những người nằm liệt, bạn phải thường xuyên thay đổi vị trí và tư thế nằm để người bệnh không bị mắc phải các chứng bệnh do nằm yên, kém vận động gây ra.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Ăn nhiều trái cây và rau xanh để tăng cường sức khỏe
Ăn nhiều trái cây và rau xanh để tăng cường sức khỏe

Tăng cường ăn trái cây, rau xanh, hạn chế dầu mỡ, các loại protein khó tiêu.

Không sử dụng đồ uống có cồn, không hút thuốc

Tham gia các hoạt động thể thao nhẹ và rèn luyện trí tuệ như đọc sách, chơi cờ, giải câu đố,…

Câu hỏi thường gặp

  1. Bệnh Alzheimer sống được bao lâu?

    Tính theo trung bình thì người bệnh alzheimer chỉ có thể sống được từ 8 đến 10 năm kể từ thời điểm phát hiện bị bệnh (giai đoạn 2 hoặc 3). Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể sống lâu hơn.

  2. Bệnh Alzheimer có di truyền không? 

    Chưa có một tài liệu hay công trình nào khẳng định bệnh Alzheimer di truyền. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy, những người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị Alzheimer sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Hi vọng qua những thông tin sức khỏe tổng hợp từ những nguồn có uy tín tại bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ bệnh alzheimer là gì? nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh nhé.

Điều cuối cùng bTaskee muốn nhắn gửi đến bạn rằng hãy dành thời gian và tình yêu để chăm sóc những người thân yêu chẳng may mắc phải căn bệnh an dây mơ nguy hiểm này. Mọi khó khăn, trở ngại đã có bTaskee lo!

Tải ngay app bTaskee để trải nghiệm những dịch vụ chất lượng

Hình ảnh: Canva, Internet

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services