Bệnh Cường Giáp Là Gì? Cách Chữa Trị Và Phòng Tránh

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
bệnh cường giáp
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Bệnh cường giáp là một căn bệnh khá phổ biến hiện tại đối với người Việt Nam. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ bệnh cường giáp là gì? Cũng như biết rõ cách chữa trị và phòng tránh nó chưa. Hôm nay hãy để bTaskee giúp bạn giải đáp những vấn đề này nhé.

Bệnh cường giáp là gì?

Bệnh cường giáp là gì?
Bệnh cường giáp là gì?

Đầu tiên, cần phải làm rõ cường giáp là một hội chứng, không phải chỉ là một bệnh riêng biệt. Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất quá nhiều hormone giáp từ đó làm tăng nồng độ hormon giáp trong máu.

Bệnh cường giáp có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào nhưng thường nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới.

Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp. Bệnh Basedow, một loại bệnh rối loạn tự miễn dịch là nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp.

Bệnh Basedow là nguyên nhân phổ biến của cường giáp
Bệnh Basedow là nguyên nhân phổ biến của cường giáp

Bệnh này xuất hiện do các tự kháng thể trong máu kích thích tuyến giáp, làm cho tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Loại cường giáp này có xu hướng phát triển trong gia đình và có tính di truyền, thường xảy ra ở phụ nữ trẻ từ 20 – 50 tuổi.

Một số nguyên nhân khác của bệnh cường giáp bao gồm: 

Tăng tiêu thụ i-ốt

Tuyến giáp sử dụng i-ốt để tạo ra hormon tuyến giáp, vậy nên lượng i-ốt bạn tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp mà tuyến giáp tạo ra.

Viêm tuyến giáp

Đây là tình trạng tuyến giáp bị viêm làm cấu trúc thông thường của nang tuyến giáp bị phá hủy, từ đó dẫn đến hormone tuyến giáp dự trữ bị rò rỉ ra ngoài tuyến giáp.

Cường giáp do thuốc

Khi sử dụng thuốc có chứa thành phần amiodarone và interferon-alfa, có thể gây viêm tuyến giáp, cường giáp và các rối loạn khác của tuyến giáp.

Khối u buồng trứng

U quái giáp buồng trứng phát triển khi các khối u quái buồng trứng chứa đủ mô tuyến giáp gây ra cường giáp.

Khối u trong tuyến giáp

Thường là những khối u lành tính, tuy nhiên một hoặc nhiều nhân tuyến giáp có thể hoạt động quá mức và sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người lớn tuổi.

Sử dụng quá nhiều thuốc hormon tuyến giáp

Một số người dùng thuốc hormon tuyến giáp để điều trị suy giáp có thể dùng quá liều. Khuyến cáo bạn nên đi kiểm tra nồng độ hormon tuyến giáp mỗi năm một lần nếu bạn đang sử dụng thuốc.

Triệu chứng của bệnh cường giáp

Tuyến giáp liên quan đến rất nhiều hoạt động của các mô, cơ quan trong cơ thể vì thế triệu chứng bệnh cũng rất đa dạng. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh cường giáp, theo Viện y tế quốc gia Mỹ:

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Người bệnh thường bị sụt nhiều kí trong vòng 1 tháng mặc dù khẩu phần ăn vẫn như thường ngày.

Tính cách thay đổi thất thường

Người bệnh trở nên dễ lo lắng, bồn chồn và cáu giận.

Rối loạn điều hòa nhiệt

Thân nhiệt cao hơn mức bình thường. Do đó người bệnh sẽ thường khát và uống nhiều nước, cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn, nhất là vùng bàn tay và ngực.

Rối loạn tiêu hóa

Hoạt động của nhu động ruột bị ảnh hưởng, gây ra tiêu chảy, mất nước kéo dài.

Rối loạn nhịp tim

Nhịp tim sẽ giao động vào tầm 100 nhịp/ phút ngay cả khi nghỉ, điều này khiến người bệnh cảm thấy khó thở.

Run tay

Chứng run tay ở bệnh nhân cường giáp thường có biên độ run nhỏ nhưng tần số nhanh. Tình trạng này sẽ tăng lên khi bệnh nhân cố gắng tập trung làm việc hoặc xúc động.

Bướu giáp, có thể lồi mắt

Tuyến giáp nằm ở vùng cổ bị phì đại, phình to gây ra bướu cổ. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn bị lồi mắt, chói mắt, chảy nước mắt hoặc cảm thấy mắt nóng rát.

Kém vận động

Người bệnh sẽ bị giảm khả năng chịu đựng, trở nên mệt mỏi và không muốn vận động nhiều.

Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị đúng lúc, kịp thời, bệnh cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm: 

Yếu xương

Xương bị yếu đi khi mắc bệnh cường giáp
Xương bị yếu đi khi mắc bệnh cường giáp

Hormon tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ cản trở hoạt động của canxi và xương. Vì thế bệnh nhân dễ bị loãng xương, yếu xương và gãy xương.

>>> Xem thêm Thoái Hóa Khớp Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Biến chứng tim mạch

Cường giáp gây ra nhiều biến chứng về tim mạch
Cường giáp gây ra nhiều biến chứng về tim mạch

Bệnh nhân cường giáp sẽ phải đối mặt với các biến chứng về tim mạch. Dễ cảm nhận nhất là tim đập nhanh, bên cạnh đó còn có các biến chứng nghiêm trong hơn như rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ,…

Tìm hiểu thêm về Nhịp Tim Bình Thường Và Những Yếu Tố Cần Biết

Biến chứng về mắt

Cường giáp gây ra nhiều biến chứng về mắt
Cường giáp gây ra nhiều biến chứng về mắt

Người bệnh cường giáp thường bị lồi mắt, đồng thời gặp phải nhiều vấn đề về mắt như: Đỏ mắt, sưng mắt, chảy nước mắt, mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng hoặc nặng nhất là mất thị lực.

>>> Xem thêm: Chảy Nước Mắt Sống Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Biến chứng trên da

Biến chứng về da khá hiếm gặp
Biến chứng về da khá hiếm gặp

Biến chứng này khá hiếm gặp nhưng một số bệnh nhân cường giáp vẫn phải đối mặt với những vấn đề về da như nổi mẩn đỏ, sưng tấy gan bàn chân,…

Chẩn đoán bệnh cường giáp bằng những biện pháp nào?

Nếu bạn có những triệu chứng mắc bệnh cường giáp, hãy đi khám ngay với bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cường giáp. 

Dưới đây là các biện pháp giúp chẩn đoán bệnh cường giáp bao gồm:

  • Phân tích bệnh lý và các triệu chứng
  • Kiểm tra thể chất
  • Siêu âm tuyến giáp để xem tuyến giáp của bạn có khối u không, có bị viêm hay hoạt động quá mức hay không
  • Xét nghiệm máu để xem nồng độ hormon tuyến giáp T3 và T4 có tăng không hay nồng độ hormon tuyến yên TSH thường giảm hay không
  • Độ tập trung iod phóng xạ tại tuyến giáp có tăng hay không

Phương pháp điều trị bệnh cường giáp

Theo Viện y tế quốc gia Mỹ, có 3 phương pháp điều trị bệnh cường giáp, đó là: Điều trị bằng thuốc, điều trị bằng phóng xạ và điều trị ngoại khoa bằng cách phẫu thuật tuyến giáp. Mục đích của việc điều trị là đưa lượng hormon tuyến giáp trở lại bình thường để ngăn ngừa các hậu quả lâu dài về sức khỏe.

Việc điều trị bằng phương pháp nào ngoài các yếu tố như độ tuổi, giới tính thì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh dựa trên triệu chứng, tiền sử bệnh dựa trên triệu chứng, tiền sử bệnh và các xét nghiệm máu định lượng hormon cường giáp. 

Điều trị bệnh cường giáp bằng thuốc

Điều trị bệnh cường giáp bằng thuốc
Điều trị bệnh cường giáp bằng thuốc

Đây là phương pháp điều trị mang tính dài lâu (18 – 24 tháng) và có hai loại thuốc chính cho phương pháp này:

  • Thuốc kháng giáp: Thuốc kháng giáp là phương pháp đơn giản nhất để điều trị bệnh cường giáp. Trong đó Methimazole được sử dụng thường xuyên nhất, còn Propylthiouracil thường được dùng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu do trong một số trường hợp, Methimazole có thể gây hại cho thai nhi.
  • Thuốc chẹn beta: Loại thuốc này giúp tuyến giáp hạn chế sản xuất hormon nhưng không ngừng hẳn. Thuốc chẹn beta hoạt động nhanh và làm giảm nhiều triệu chứng của cường tuyến giáp như tim đập nhanh, cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, … 

Điều trị bệnh cường giáp bằng phóng xạ

Điều trị cường giáp bằng phóng xạ
Điều trị cường giáp bằng phóng xạ

Phương pháp này sử dụng i-ốt phóng xạ để tiêu diệt tế bào tuyến giáp sản xuất hormon tuyến giáp. Bởi vì những tế bào tuyến giáp này cần i-ốt để tạo ra hormon tuyến giáp, vậy nên chúng sẽ hấp thụ bất kỳ dạng i-ốt nào trong máu của bạn, cho dù đó là i-ốt phóng xạ đi chăng nữa.

Các bác sĩ không sử dụng liệu pháp phóng xạ ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Các tác dụng phụ thường sau khi điều trị bao gồm: Khô miệng, khô mắt, đau họng, khẩu vị thay đổi. Bệnh nhân sẽ cần phải cách ly trong một khoảng thời gian ngắn sau khi điều trị để ngăn lây lan bức xạ sang người khác. 

Điều trị bệnh cường giáp bằng phẫu thuật

Điều trị tuyến giáp bằng phẫu thuật
Điều trị tuyến giáp bằng phẫu thuật

Phương pháp này được chỉ định cho những bệnh nhân bị bệnh Basedow có cường giáp tái phát sau một liệu trình thuốc kháng giáp. Những bệnh nhân không thể dung nạp thuốc kháng giáp, có bướu giáp lớn, bướu nhân độc và bướu đa nhân cũng sẽ được khuyến nghị điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật tương đối an toàn, thực hiện nhanh, phù hợp với cả phụ nữ mang thai và bệnh nhân sức khỏe yếu.

Cách phòng tránh bệnh cường giáp hiệu quả

Người ta nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, để phòng tránh căn bệnh này, người dân cần có thói quen thăm khám sức khỏe thường xuyên và có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để phòng tránh bệnh cường giáp hiệu quả.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Luyện tập thể dục thể thao giúp tránh cường giáp
Luyện tập thể dục thể thao giúp tránh cường giáp

Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, từ đó tăng cường hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch tốt thì sẽ phòng ngừa được không chỉ bệnh tuyến giáp mà còn có các bệnh lý sức khỏe khác nữa.

Bổ sung i-ốt

Bổ sung i-ốt giúp phòng tránh bệnh cường giáp
Bổ sung i-ốt giúp phòng tránh bệnh cường giáp

Việc thừa hoặc thiếu i-ốt có thể gây ra các vấn đề về bệnh tuyến giáp. Vậy nên trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bạn nhớ bổ sung đầy đủ lượng i-ốt cần thiết nhé.

Dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh cường giáp
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh cường giáp

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập trung vào canxi và natri là rất quan trọn. Hãy tham khảo ý kiến với bác sĩ của bạn để tạo ra một thực đơn ăn uống lành mạnh.

Bên cạnh việc ăn đủ chất, nhớ luyện tập thể thao và ngủ đủ giấc. Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán và các đồ uống cồn hoặc chất kích thích bạn nhé.

>>> Tham khảo thêm Tháp Dinh Dưỡng Vàng Cân Đối giúp xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho sức khỏe nhé!

Nếu bạn đã xây dựng được một thực đơn ăn uống lành mạnh nhưng lại không có thời gian chọn mua nguyên liệu. Đừng lo đã có ngay dịch vụ Đi Chợ của bTaskee rồi đây, chỉ với vài thao tác trên điện thoại, đội ngũ Cộng Tác Viên chuyên nghiệp của bTaskee sẽ chọn ngay các loại thực phẩm tươi ngon nhất gửi đến tận tay cho bạn.

Tải app ngay tại đây

Câu hỏi thường gặp

  1. Bệnh cường giáp có thể kéo dài bao lâu?

    Các triệu chứng thường giảm bớt sau 3 đến 6 tháng, kết quả cuối cùng là suy giáp. Tình trạng này có thể được điều trị bằng các chất bổ sung tuyến giáp.

  2. Bệnh nào nặng hơn, suy giáp hay cường giáp?

    Không cần thiết phải biết bệnh nào tệ hơn. Bạn có thể mắc phải cả hai, mặc dù suy giáp phổ biến hơn cường giáp. Cả hai tình trạng này đều có thể trở thành một vấn đề trong khi mang thai, vì hormon thay đổi.

  3. Bạn có thể bị cường giáp nhiều năm nhưng không biết không?

    Trên thực tế, người lớn tuổi có thể có ít hoặc không có triệu chứng nào. Các dấu hiệu cảnh báo phổ biến của cường giáp bao gồm: Giảm cân không chủ ý, ngay cả khi cảm giác thèm ăn và lượng thức ăn của bạn giữ nguyên hoặc tăng lên.

Mong rằng qua bài viết này bTaskee đã giúp các bạn hiểu rõ được bệnh cường giáp là gì? Nhận thấy nó nguy hiểm ra sao, từ đó biết được cách chữa trị và phòng tránh kịp thời cho không chỉ bản thân mà còn cho gia đình, bạn bè xung quanh nữa nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nguồn ảnh: Canva, Internet

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services