Bệnh Đau Mắt Đỏ, Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Bệnh đau mắt đỏ là một trong những bệnh thường gặp ở mắt. Tuy không quá nguy hiểm nhưng khá khó chịu đối với mắt của chúng ta, nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Vậy hôm nay hãy cùng bTaskee tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ và cách chữa trị như thế nào nhé!

Thế nào là đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc mắt). Là bệnh lý thường gặp ở mắt, đặc trưng bởi tình trạng viêm lớp kết mạc của nhãn cầu (lớp màng trong suốt phủ lên phần tròng mắt và mặt trong mi mắt).

Khi bị đau mắt đỏ, các mạch máu nông của kết mạc giãn nở dẫn đến tình trạng cương tụ, phù nề kết mạc và xuất tiết.

Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu sẽ bị một bên mắt và từ từ lây sang mắt còn lại. Bệnh đau mắt đỏ lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp từ dịch mắt của người nhiễm bệnh.

Bệnh rất dễ gây thành dịch, không giới hạn số lần mắc phải.

Bệnh có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho tới người già. Đau mắt đỏ thường hay xuất hiện vào mùa hè.

Phần lớn trường hợp bệnh lý này thường lành tính và không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ có thể tiến triển thành các biến chứng kháng như loét giác mạc, viêm,…. Đặc biệt nên chú trọng tới bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ

Có rất nhiều nguyên do dẫn đến mắc bệnh đau mắt đỏ, nhưng hầu hết sẽ rơi vào các trường hợp dưới đây:

Virus

Virus làm chúng ta mắc bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ do virus gây nên

Đây là nhóm tác nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ phổ biến nhất hiện nay, chiếm khoảng hơn 80% các trường hợp mắc.

Phổ biến nhất trong đó là Adenovirus gây nên viêm kết mạc – giác mạc. Các trường hợp virus ít phổ biến hơn như: Coxsackie Virus , Enterovirusvirus Herpes

Bệnh đau mắt đỏ thường nặng lên sau 4 – 7 ngày nhiễm bệnh và khỏi bệnh sau 2 – 3 tuần điều trị.

Tuy nhiên bệnh lại có tính lây nhiễm mạnh qua dịch tiết khi ho hoặc hắt hơi. Vì vậy nên cẩn thận tránh chạm tay vào mắt, dùng chung khăn mặt hoặc bắt tay với người nhiễm bệnh.

Vi khuẩn

Vi khuẩn xâm nhập vào mắt chúng ta gây ra bệnh đau mắt đỏ
Vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh ở mắt

Các trường hợp mắc bệnh viêm mắt đỏ do virus thường ít hơn nhưng các viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra đều có thể gây biến chứng ở phần giác mạc. Những loại vi khuẩn gây bệnh viêm mắt đỏ thường gặp là: 

  • Phế cầu
  • Tụ cầu vàng
  • S. Epidermidis
  • Moraxella catarrhalis
  • H. Influenzae

Ngoài ra, còn có viêm mắt đỏ do lậu cầu. Nó cũng thuộc loại vi khuẩn nhưng được xếp ra riêng bởi vì khả năng loét và nguy cơ thủng giác mạc là rất nhanh. Đặc biệt có liên quan đến bệnh lây qua đường tình dục.

Dị ứng

Viêm mắt đỏ cũng có thể xuất phát từ các tác nhân dị ứng của cơ thể với môi trường
Dị ứng các loại phấn hoa, bụi làm ta bị viêm mắt đỏ

Dị ứng cũng là tình trạng khá phổ biến ở người bệnh đau mắt đỏ với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Các tác nhân gây dị ứng nhiều và khó xác định như: 

  • Phấn hoa
  • Bụi ngoài môi trường
  • Thuốc
  • Hóa chất
  • Lông động vật….

Người bị viêm kết mạc có thời gian mắc kéo dài trên 6 tháng thì nên cân nhắc về việc do dị ứng chứ không thể là do vi khuẩn hoặc virus.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ

Các dấu hiệu để bạn phát hiện ra mình có đang bị đau mắt đỏ hay không
Những dấu hiệu ban đầu nhận biết bệnh đau mắt đỏ

Việc nhận biết bệnh đau mắt đỏ cũng rất quan trọng, bởi vì đau mắt đỏ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: viêm củng mạc, viêm nội nhãn, viêm loét giác mạc…

Tùy vào từng tác nhân mà triệu chứng của đau mắt đỏ cũng khác nhau, nhưng nhìn chung hai triệu chứng nổi bật nhất của bệnh đau mắt đỏ là ghèn và đỏ mắt.

  • Ghèn là do chất nhầy  cùng với xác vi khuẩn và các tế bào biểu mô bong rụng đọng lại. Đóng thành cục, quánh lại dính chặt vào chân lông mi hoặc đọng lại ở khóe mắt.
  • Đỏ mắt là do cương tụ mạch máu mà thành. Thường thấy đỏ ở kết mạc mi và nhạt dần đến kết mạc nhãn cầu.
  • Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như ngứa rát ở vùng mắt, cảm giác cộm như có dị vật bên trong. Một số trường hợp có thể chảy nước mắt hoặc sợ ánh sáng.

Dưới đây là các dấu hiệu để nhận biết bệnh đau mắt đỏ theo từng loại:

Đau mắt đỏ do virus

  • Đỏ mắt, ghèn
  • Sưng đau hạch trước tai
  • Cảm giác cộm, ngứa, xốn, cảm giác dị vật trong mắt nhiều
  • Tiếp xúc với người đau mắt đỏ trước đó

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

  • Ghèn có màu trắng vàng, dính hai mi mắt khi thức dậy
  • Thường không sưng hạch trước tai (trừ lậu cầu)
  • Cảm giác cộm do phù, nhú
  • Nếu bệnh do lậu cầu, bệnh nhân xuất hiện ghèn mủ nhiều và phù nhiều, có sưng hạch trước tai và có thể loét giác mạc

Đau mắt đỏ do dị ứng

  • Ngứa, nổi mẩn da
  • Không có hạch trước tai
  • Chảy nước mắt
  • Có tiền sử dị ứng
  • Phù nề nhiều, mi mắt đỏ và tăng sắc tố quanh mắt
  • Hay tái phát bệnh kéo dài

Chữa đau mắt đỏ như thế nào?

Chữa bệnh đau mắt đỏ nhờ các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh
Chữa đau mắt đỏ thông qua các thuốc nhỏ mắt

Dựa vào dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt đỏ mà ta có thể có các cách chữa bệnh đau mắt đỏ khác nhau như:

Đau mắt đỏ do virus

  • Nhỏ nước mắt nhân tạo trong 1 – 3 tuần (liên hệ các tiệm thuốc gần nhất)
  • Chườm lạnh mắt vài lần mỗi ngày
  • Nếu cảm thấy ngứa nhiều, liên tục, hãy nhỏ kháng Histamin
  • Nếu có giả mạc có thể bóc nhẹ bằng tăm bông hoặc tra, nhỏ mắt bằng Steroid
  • Bệnh có tính lây lan mạnh nên cần tránh thói quen dụi tay vào mắt, bắt tay và dùng chung khăn mặt. Người mắc bệnh nên tẩy rửa thường xuyên để đảm bảo vệ sinh
  • Đau mắt đỏ do virus là bệnh có thể tự giới hạn, có thể tự khỏi sau 2 – 3 tuần nếu có các biểu hiện nhẹ
  • Nếu đau mắt đỏ do Herpes, cần dùng thuốc kháng virus acyclovir 400mg uống 5 lần/ ngày

Lưu ý: Trường hợp bệnh nhân đau mắt đỏ do Herpes không được dùng thuốc nhỏ mắt Steroid.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

  • Dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt 5 – 7 ngày ( liên hệ hiệu thuốc gần nhất)
  • Nếu do H. influenzae thì cần điều trị bằng amoxicillin/ clavulanate uống vì có nguy cơ tổn thương vùng ngoài mắt
  • Nếu do bị lậu cầu thì điều trị ceftriaxone 1g tiêm bắp và azithromycin 1g uống, bôi thuốc mỡ fluoroquinolone 4 lần/ ngày và  rửa mắt bằng nước muối sinh lý liên tục 4 giờ/ lần.
  • Nếu phát hiện có tổn thương giác mạc, cần phải nhập viện ngay để bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.

Đau mắt đỏ do dị ứng

  • Chườm lạnh vài lần một ngày
  • Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng nếu được, thường xuyên gội đầu và giặt quần áo
  • Trong trường hợp trung bình đến nặng, có thể dùng kháng sinh histamin đường uống
  • Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà lựa chọn thuốc nhỏ mắt. Trường hợp nhẹ thì dùng nước mắt nhân tạo, trung bình thì nhỏ mắt kháng sinh histamin, nếu trường hợp nặng hơn nên cần thêm steroid nhỏ mắt nhẹ.
  • Theo dõi trong 2 tuần

Lưu ý: Khi bị đau mắt đỏ, ta nên đeo kính đen để hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt gây khó chịu.

Hậu quả của bệnh viêm mắt đỏ

Vùng viêm loét giác mạc mà bệnh đau mắt đỏ để lại sau khi chữa trị
Hậu quả viêm loét giác mạc mà bệnh đau mắt đỏ để lại

Bệnh đau mắt đỏ ở mức độ thường và trung bình rất lành tính, thường không gây hậu quả sau khi khỏi, nhưng cũng có một vài trường hợp đặc biệt nặng khiến nó để lại một số hậu quả khó lường như:

  • Viêm giác mạc
  • Loét giác mạc
  • Mù lòa

Vậy nên, nếu cảm thấy bệnh đau mắt đỏ của mình diễn biến một cách phức tạp, nên đến ngay bệnh viện chuyên khoa mắt để được phát hiện và chữa trị kịp thời nhé.

Nên và không nên ăn gì khi bị viêm kết mạc

Chế độ dinh dưỡng, thực phẩm cung cấp cho cơ thể người bệnh viêm kết mạc hàng ngày cũng rất quan trọng. Nên chú ý một số loại thực phẩm nên ăn để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và những thực phẩm gây bất lợi cho bệnh nhân nhé.

Các loại thực phẩm tốt cho bệnh viêm mắt đỏ cần được bổ sung khi mắc
Một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh viêm kết mạc

Thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu vitamin A: có nhiều trong gan động vật, cá, khoai lang, bí ngô, cà chua, các sản phẩm từ sữa,…..
  • Thực phẩm giàu vitamin C: có nhiều trong các loại quả như: đu đủ, dâu tây, kiwi, xoài, cải xanh,…..
  • Thực phẩm giàu vitamin K: tìm thấy nhiều trong trứng, dưa chuột, cần tây, xà lách, bông cải xanh,….
  • Thực phẩm giàu vitamin B: thịt gà, cá hồi, gan động vật, nấm và các loại hạt,….

Thực phẩm không nên ăn

Bên cạnh các thực phẩm trên, ngoài ra cần nên tránh những loại thực phẩm sau đây khi bạn bị bệnh viêm mắt đỏ:

  • Thực phẩm có mùi tanh, nồng: tôm, ốc, cá mè, cua,….
  • Thực phẩm có tính nóng như: tỏi, ớt, thịt dê,…
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm như: mỡ động vật, rau muống,…
  • Thực phẩm có chứa chất kích thích: bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…..

Bạn đang bị đau mắt đỏ và tránh tiếp xúc? Bạn cần người hỗ trợ về chế độ dinh dưỡng và dọn dẹp nhà cửa trong quá trình viêm mắt đỏ? Đừng lo, dịch vụ giúp việc nhà theo giờchăm sóc người bệnh của bTaskee sẽ giúp bạn.

Tải app bTaskee ngay tại đây

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ

cách phòng bệnh viêm mắt đỏ mà bạn cần biết
Cách phòng bệnh và bảo vệ đôi mắt của bạn

Để phòng mắc bệnh đau mắt đỏ, ta nên:

  • Tránh tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh khi họ nói chuyện hoặc hắt hơi
  • Tránh chạm tay vào vật dụng hay đồ dùng của bệnh nhân mắc bệnh đau mắt đỏ
  • Tránh sử dụng nguồn nước bị nhiễm bệnh ao hồ, bể bơi,…
  • Bỏ ngay thói quen hay dụi mắt, sờ tay vào mũi, miệng tránh làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
  • Nên vệ sinh đúng cách kính áp tròng

Nhìn chung, đau mắt đỏ là một bệnh rất phổ biến trong cộng đồng. Bệnh thường không gây nguy hiểm và khá dễ điều trị. Tuy nhiên cần phải có ý thức vệ sinh và phòng tránh tốt để ngăn ngừa.

 Mong rằng thông qua bài viết này của bTaskee sẽ giúp ích được cho bạn cách phát hiện, điều trị và ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em cũng như người lớn trong gia đình. Chúc bạn sức khỏe!

Câu hỏi thường gặp

  1. Bệnh viêm mắt đỏ thường bao lâu sẽ khỏi?

    Tùy theo thể trạng của bệnh nhân và cách điều trị mà thời gian khỏi sẽ thay đổi. Nhưng trung bình người bị bệnh viêm mắt đỏ thường khỏi bệnh sau 2 – 3 tuần điều trị.

  2. Vì sao mùa hè là thời điểm bùng phát bệnh đau mắt đỏ?

    Vì đặc điểm khí hậu nắng nóng nhưng dễ mưa đột ngột, khiến cho độ ẩm không khí cao kèm theo môi trường nhiều khói bụi, khí thải ô nhiễm mà bạn tiếp xúc khi đi đường sẽ dễ mắc phải bệnh đau mắt đỏ.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Hình ảnh: allaboutvision, Unplash, suckhoehangngay, dantri, eva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services