Đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Chế độ dinh dưỡng không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh mà còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát nếu biết bổ sung và kiêng khem một cách hợp lý.
Đau xương khớp nên kiêng ăn gì?
Kiêng rượu bia và các chất kích thích
Theo kết quả nghiên cứu tại NCBI Hoa Kỳ , việc sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ dẫn đến gia tăng sản xuất các enzyme phá huỷ sụn, tăng tính nhạy cảm của các khớp từ đó làm gia tăng tình trạng bệnh viêm khớp, đau khớp.
Với người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thức uống rượu bia và chất kích thích. Các chất này có thể làm gia tăng cơn đau khớp và vô hiệu các loại thuốc.
Các loại thịt đỏ
Trong thịt đỏ có nhiều Protein động vật có thể khiến cơ thể khó hấp thu và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Cụ thể, nghiên cứu tại NCBI Hoa Kỳ cho rằng, thịt đỏ, trứng và các sản phẩm từ sữa là nguồn chính của trimethylamine-N-oxide (TMAO), một chất chuyển hóa gây viêm nhiễm được chuyển hóa bởi choline và carnitine. Nếu ăn thịt đỏ quá 5 lần/ tuần thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp gấp 3 lần người bình thường.
Với các loại thịt đỏ từ thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt cừu,…thì nên hạn chế. Tuy nhiên cần bổ sung đầy đủ protein cho cơ thể từ các nguồn thịt gà, cá,…
Thực phẩm béo
Thực phẩm béo bào gồm các loại thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán chứa nhiều cholesterol xấu và chất béo bão hòa. Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì, đồng thời làm tăng khả năng viêm nhiễm ở khớp, thúc đẩy cơn đau khớp diễn ra thường xuyên, kéo dài hơn.
Theo Sở y tế Nam Định những đồ ăn nhanh mà người đau nhức xương khớp không nên ăn là: xúc xích, thịt hộp, cá hộp,… và những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, đồ ăn chiên đi chiên lại nhiều lần.
Kiêng ăn đồ mặn
Với những bệnh nhân viêm khớp, các món ăn mặn và chua là cực hình đối với xương khớp. Ăn mặn sẽ tăng hàm lượng natri, làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Đồng thời, ăn nhiều muối sẽ khiến các khớp tích trữ muối urat, một loại chất dẫn đến căn bệnh gout, khiến khớp sưng đau.
Ngoài ra, những món ăn chua lên men có chứa axit oxalic như dưa muối, cà muối,… cũng không nên ăn nhiều vì có thể gây hại đến xương khớp.
Đồ chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường là các món chiên xào, nhiều dầu mỡ. Với người bệnh khi sử dụng quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn dễ dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ, hấp thụ các axit béo bão hoà dẫn sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh hơn.
Đau xương khớp kiêng nước ngọt có ga
Người bệnh đau xương khớp cần chú đến việc sử dụng các loại thực phẩm nước ngọt, nước có ga. NHS đã chứng minh rằng việc tiêu thụ nước ngọt và các loại đồ uống có ga thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau xương khớp.
Nước ngọt có đường fructose cao có thể thúc đẩy sự phát triển viêm khớp ở người trẻ tuổi, các loại đồ uống chứa glycation sẽ khiến tình trạng viêm diễn ra nhanh hơn.
Nếu bạn quá bận rộn với công việc hằng ngày mà không có thời gian để chuẩn bị, đi chợ cũng như lên thực đơn và lựa chọn các sản phẩm tươi ngon tốt cho bản thân và gia đình.
bTaskee một công ty tiên phong trong lĩnh vực đi chợ sẽ giúp quý khách tiết kiệm thời gian trong việc lên thực đơn, lựa chọn thực phẩm tươi ngon, dinh dưỡng cho người thân, gia đình. Quý khách chỉ cần thông qua app bTaskee, với vài thao tác đơn giản đã có thể đặt lịch đi chợ. Cộng tác viên của bTaskee sẽ mang sản phẩm đến tận nhà cho bạn một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Các loại thực phẩm cần bổ sung
Nên ăn nhiều rau xanh
Người bệnh đau nhức xương cần bổ sung nhiều các loại rau củ xanh, trong các loại rau củ chứa nhiều nhóm vitamin khác nhau như vitamin A, D, C và beta carotene chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn và tiêu diệt kịp thời các gốc tự do gây tổn thương khớp.
Các hợp chất này có nhiều trong các loại trái cây, rau củ có màu cam, đỏ, xanh đậm và bắt mắt như:
- Các rau họ nhà cải: cải Brussels, rau cải xanh, rau cải mù tạt…
- Xà lách romaine, rau bina.
- Khoai lang.
- Mùi tây.
- Cà chua.
- Quả mơ.
- Lá bạc hà.
- Măng tây.
- Cà rốt.
- Trà xanh.
- Ớt chuông.
- Cà chua.
- Các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ, ổi, dứa.
Đau xương khớp nên ăn thực phẩm giàu Omega 3
Axit béo omega-3 thành phần quan trọng của màng phospholipid và có thể điều chỉnh các chất trung gian gây viêm, bảo vệ các khớp khỏi tình trạng bào mòn, thoái hoá.
Một số loại thực phẩm chứa Omega 3 tốt cho người đau nhức xương khớp theo kiến nghị của Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ như : cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích và cá mòi, chứa nhiều LC omega-3. Một số loại các chứa ít hàm lượng chất béo hơn như cá rô phi, cá tuyết.
Thịt bào cũng là loại thực phẩm chứa omega-3, các loại thịt bò ăn cỏ thường chưa omega-3 nhiều hơn các loại thịt bò cho ăn cám, hoặc các loại ngũ cốc.
Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như một số nhãn hiệu trứng, sữa chua, nước trái cây, sữa và đồ uống từ đậu nành, đều tăng cường DHA và các omega-3 khác.
Các loại hạt, quả mọng tốt cho xương khớp
Các loại hạt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe bởi có hàm lượng protein, muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S và các vitamin rất cao.
Bên cạnh đó, các loại hạt còn có đặc tính chống oxy hóa cao, kích thích sản xuất collagen ở tế bào sụn. Một số loại hạt tốt cho xương khớp như quả óc chó, hạt lanh, đậu nành, đậu xanh.
Quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do phá hủy tế bào. Hợp chất Quercetin và Rutin tìm thấy trong quả mọng được chứng minh có thể làm tăng mật độ xương, giảm các dấu hiệu viêm liên quan đến xương khớp cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm như: tiểu đường, tim mạch, các bệnh về mắt, nhiễm trùng, ung thư, bệnh Parkinson.
Hầu hết các loại quả mọng đều tốt cho người viêm khớp, ví dụ như: Nho, mận, sơ ri, việt quất, anh đào, mâm xôi, dâu tây.
Đau xương khớp nên ăn nấm
Không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe người cao tuổi, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư. Trong nấm còn chứa hợp chất Polysaccharide có công dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa của lipit, tăng cường tổng hợp DNA tế bào và ức chế khối u hiệu quả.
Các loại nấm tốt cho xương khớp như nấm linh xanh, nấm mộc nhĩ, nấm hương,…Ngoài ra đối với những người bệnh có các triệu chứng nặng cần thường xuyên thăm khám, kiểm tra tình trạng xương, nghe tư vấn của bác sĩ về các loại thực phẩm tốt cho xương khớp.
Gia đình có người thân lớn tuổi thường xuyên đau nhức xương khớp, đang tìm phương pháp giảm đau hiệu quả hãy tham khảo ngay bài viết 3 cách xoa bóp chân cho người già
Lời khuyên khi lựa chọn thực phẩm
Người bệnh nên tham khảo những thực phẩm dinh dưỡng đã nêu và điều chỉnh thói quen ăn uống lành mạnh sẽ là cách hiệu quả và hữu ích trong việc giảm thiểu các bệnh đau nhức xương.
Việc chọn lựa thực phẩm tươi, tránh để thực phẩm lâu ngày sẽ dẫn quá trình biến đổi chất, phân huỷ tạo ra các chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
Cần bổ sung các thực phẩm rau xanh và các loại hoa quả hằng ngày sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường trao đổi chất, chống lão hoá.
Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, cac loại đồ uống có ga và cồn. Người bệnh cũng cần lưu ý về độ mặn của món ăn mình nấu, giảm thiểu lượng muối nạp vào cơ thể sẽ giúp tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt
Ngoài việc bổ sung cho mình những kiến thức về dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh xương khớp. Người bệnh cần lưu ý đến vấn đề thể chất của cơ thể như:
- Không nên làm các việc nặng như bưng bê, mang vác để tránh làm tổn thương xương khớp.
- Không nên nên ngồi quá lâu, hoặc đứng quá lâu một chỗ, không ngồi bắt chéo chân.
- Thường xuyên tập luyện xương khớp với những bài tập nhẹ nhàng, tốt cho xương như chạy bộ, tập yoga, đi bơi.
Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để giảm sưng đau không còn là vấn đề quá khó nếu người bệnh chú ý những nhóm thực phẩm trên đây trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, chế độ ăn uống chỉ là một yếu tố hỗ trợ, để điều trị dứt điểm, bệnh nhân cần chữa trị kịp thời, tiếp cận đúng hướng và kiên trì tuân thủ chặt chẽ liệu trình của bác sĩ đề ra. bTaskee hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho người bệnh có được cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.