Bệnh teo não làm một căn bệnh hết sức nguy hiểm và xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt đối với người cao tuổi. Cùng bTaskee tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa bệnh teo não nhé!
Bệnh teo não là gì?
Teo não là một bệnh lý nguy hiểm và hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Theo Trung tâm Khoa học Thần kinh Mỹ chứng teo não mô tả sự mất mát của các tế bào thần kinh và các kết nối giữa chúng.
Teo có thể xảy ra toàn bộ, có nghĩa là tất cả các não đã bị thu nhỏ; hoặc nó có thể tập trung, chỉ ảnh hưởng đến một vùng giới hạn của não và dẫn đến giảm các chức năng mà vùng não kiểm soát.
Nếu bán cầu đại não (hai thùy não tạo thành đại não) bị ảnh hưởng, suy nghĩ có ý thức và các quá trình phản xạ có thể bị suy giảm.
Nguyên nhân gây ra bệnh teo não?
Các nhà nghiên cứu tại NINDS đã chỉ ra rằng bệnh teo não xảy ra tự nhiên ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, quá trình mất tế bào có thể tăng nhanh do nhiều nguyên nhân, bao gồm chấn thương, nhiễm trùng hoặc do mất trí nhớ, đột quỵ và bệnh Huntington.
Ngoài ra, teo não còn có các nguyên nhân khác như:
- Do di truyền
- Mắc bệnh Alzheimer
- Mắc bệnh bại não
- Nhiễm Virus Zika
- Thiếu hụt vitamin B12
- Bệnh pick, gây ra sự phá hủy dần các tế bào thần kinh trong não
- Bệnh Huntington
- Leukodystrophy, bệnh Krabbe
- Bệnh đa xơ cứng, gây viêm, tổn thương myelin, và tổn thương trong mô não
- Bệnh động kinh
- Chán ăn tâm thần, ăn vô độ tâm thần, và các rối loạn ăn uống
- Suy dinh dưỡng
- Tiểu Ðường tuýp II
- Encephalomyopathies ty lạp thể, chẳng hạn như hội chứng Kearns-Sayre
- Viêm não, viêm cấp tính ở não
- Nhiễm virus trong não hoặc tủy sống
- AIDS và bệnh của hệ thống miễn dịch
Những triệu chứng của bệnh teo não?
Các triệu chứng gây nên bệnh teo não bao gồm chứng mất trí, động kinh và một nhóm các rối loạn ngôn ngữ (được gọi là mất ngôn ngữ).
Sa sút trí tuệ: đặc trưng bởi tình trạng trí nhớ và chức năng trí tuệ giản dầm. Chúng đủ nghiêm trọng để cản trở các kỹ năng xã hội và công việc của người bệnh. Trí nhớ, khả năng định hướng, khả năng học hỏi, nhận thức không gian-thị giác và các chức năng điều hành cao hơn như lập kế hoạch, tổ chức và trình tự cũng có thể bị suy giảm.
Co giật: có thể có nhiều dạng khác nhau, xuất hiện như mất phương hướng, cử động lặp đi lặp lại, mất ý thức hoặc co giật.
Mất ngôn ngữ: là một nhóm các rối loạn đặc trưng bởi rối loạn khả năng nói và hiểu ngôn ngữ. Chứng mất ngôn ngữ tiếp thu gây ra suy giảm khả năng hiểu ngôn ngữ. Chứng mất ngôn ngữ diễn đạt được phản ánh trong các lựa chọn từ ngữ kỳ quặc, việc sử dụng các cụm từ từng phần, các mệnh đề rời rạc và các câu không hoàn chỉnh.
Người bị bệnh teo não gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và giao tiếp. Vì vậy, họ luôn cần một người trợ lý ở bên cạnh để hỗ trợ và chăm sóc. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có đủ thời gian dành cho người bệnh.
Thấu hiểu những sự bất tiện và khó khăn của những gia đình có người thân mắc bệnh teo não, bTaskee đã cho ra mắt dịch vụ chăm sóc người bệnh với đội ngũ trợ lý sức khỏe chuyên nghiệp, tận tụy. Với vài thao tác “lướt chạm” đơn giản trên điện thoại, những người thân yêu của bạn đã được chăm sóc chu đáo và an toàn.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh teo não
Sự mất tế bào thần kinh và mất liên kết giữa chúng là nguyên nhân làm giảm khả năng ghi nhớ. Điều này dần dần sẽ khiến bệnh nhân mất khả năng làm việc thậm chí mất khả năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân.
Người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh do mất các khả năng kiểm soát và nhận thức như:
- Bệnh viêm phổi: Bị gây nên bởi tình trạng khó nuốt hoặc hít, sặc thức ăn, đồ uống.
- Bệnh nhiễm trùng: nguy cơ nhiễm trùng đường niệu do bệnh nhân thường tiểu tiện không tự chủ nên phải đặt thông tiểu, dễ bị lở loét các điểm tỳ như vùng lưng, xương, hai bên hông…
- Bị té ngã: Dễ dàng bị vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương do bệnh nhân thường bị mất định hướng, không thể kiểm soát việc đi đứng.
- Ở giai đoạn muộn, dạ dày, tá tràng… có thể đi tới tình trạng thực vật, mất khả năng hoạt động…
Cách điều trị bệnh teo não
Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi bệnh teo não bởi một khi tế bào não chết đi là vĩnh viễn. Do đó, các chuyên gia tập trung chủ yếu vào điều trị triệu chứng, hạn chế biến chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển và khôi phục tế bào não đang bị tổn thương.
Điều trị chứng sa sút trí tuệ
– Bổ sung thêm các chất giúp kiểm soát dẫn truyền tín hiệu cho não bộ.
– Vật lý trị liệu để cải thiện khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.
– Trị liệu tâm lý.
Điều trị các triệu chứng khác
– Sử dụng thuốc chống co giật.
– Thực hiện các liệu pháp trị liệu hành vi, tăng cường nhận thức.
– Làm chậm quá trình mất kiểm soát cơ bằng việc thực hành vật lý trị liệu.
– Ngăn chặn chứng thất ngôn bằng liệu pháp ngôn ngữ .
– Điều trị nhiễm trùng hoặc chấn thương dẫn đến teo não.
Chế độ sinh hoạt cải thiện teo não
– Tăng cường bổ sung trái cây tươi và rau củ quả để chống oxy hóa, duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
– Rèn luyện thể lực, luyện tập thể dục thường xuyên.
– Thách thức và vận động bộ não bằng những trò chơi suy luận, logic, ghép chữ, nối từ.
Cách phòng ngừa teo não
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn khoa học luôn cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là người bệnh. Não sẽ được phục hồi và nuôi dưỡng tốt hơn bởi một chế độ ăn hợp lý, khoa.
Thực phẩm nhiều đường hoặc thực phẩm chế biến sẵn là những thứ cần được “xóa sổ” khỏi khẩu phần ăn hằng ngày. Thay vào đó, hãy tăng cường ăn nhiều loại trái cây, rau, chất béo tốt như: dầu dừa, ngũ cốc, đạm từ thịt nạc rất quan trọng để cung cấp chất dinh dưỡng cho bộ não của bạn
Bên cạnh đó, nếu bạn ăn nhiều thực phẩm như: hạt hướng dương, quẩy, bắp rang bơ, cá khô… sẽ làm các tế bào não, dây thần kinh bị nhiễm độc, có thể mắc các bệnh về thần kinh, mất trí nhớ, teo não, thậm chí chứng Alzheimer khi về già.
Ngoài gây teo não, ung thư, ăn quá nhiều các thực phẩm kể trên còn gây nên các bệnh nguy hiểm khác như bệnh về tiêu hóa, huyết áp, tim mạch… Vậy nên, kể cả người bình thường hay người đang mắc bệnh teo não đều cần hạn chế ăn, uống hoặc sử dụng chúng với liều lượng vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chế độ sinh hoạt
Bên cạnh những chú ý về chế độ dinh dưỡng, chúng ta còn có thể làm chậm quá trình teo não và cải thiện chức năng hoạt động của bộ não bằng nhiều cách như:
– Luyện tập thể dục đều đặn: Khi tập thể dục, não của con người sẽ sản sinh ra những chất tăng cường sức khỏe thần kinh và cải thiện khả năng làm việc, học tập. Tập thể dục sẽ khiến cơ thể tăng mức độ lưu thông máu, oxy sẽ đến não nhiều hơn sẽ giúp bộ não của bạn làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn dẫn đến mất trí nhớ.
– “Tập gym” cho não bộ: cũng như tập luyện sức lực, bộ não của chúng ta cũng cần được rèn luyện để “lên cơ” và tăng cường trí nhớ. Bạn có thể học ngoại ngữ mới, chơi các trò chơi tư duy, logic, hay bắt đầu hành trình học một nhạc cụ nào đó…
– Nghe nhạc thường xuyên: Âm nhạc là liều thuốc của cả tâm hồn và trí não! Việc âm nhạc làm cho con người thông minh hơn bởi nghe nhạc làm tăng hoạt động của bán cầu não phải đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới ghi nhận. Ngoài ra âm nhạc còn giúp cải thiện ngôn ngữ, trí nhớ và sự tập trung.
– Chú trọng giấc ngủ: quá trình ngủ giúp não được nghỉ ngơi, cải thiện sự sáng tạo, trí nhớ, sự tập trung, kỹ năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề… Các nghiên cứu khoa học cho thấy những giấc ngủ ngắn giữa ngày có thể làm tăng trí thông minh ở trẻ em và thanh thiếu niên.
– Tập yoga hoặc thực hành thiền: Thiền hoặc yoga là những cách tuyệt vời để xả stress, cải thiện sự tập trung, sáng tạo, kỹ năng suy luận và trí nhớ bởi căng thẳng thường xuyên sẽ phá hủy các tế bào não. Hãy thực hiện yoga, thiền để “chữa lành” cả cơ thể, tâm trí và não bộ của bạn nhé!
Câu hỏi thường gặp
- Bệnh teo não có di truyền không?
Yếu tố di truyền có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh teo não. Vì vậy, nếu như gia đình có người thân bị teo não thì bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe não định kỳ. Nhất là khi bạn xuất hiện các triệu chứng mất trí nhớ, đau đầu nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để tầm soát bệnh.
- Bệnh teo não có nguy hiểm không?
Bệnh teo não là một căn bệnh rất nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến đời sống của người mắc bệnh. Ở những giai đoạn cuối, người bệnh hoàn toàn mất đi tư duy và không thể sinh hoạt cá nhân. Phát hiện sớm ra bệnh để có các phương pháp điều trị, kéo dài tuổi thọ.
- Bệnh teo não có chữa được không?
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp để chữa bệnh, vì đặc trưng của căn bệnh này là sự mất dần và không thể tái sinh của tế bào não. Do đó, người bệnh thực hiện điều trị để hạn chế biến chứng, ngăn ngừa thời gian phát triển bệnh.
- Bệnh teo não sống được bao lâu?
Phần lớn các bệnh nhân teo não sống được trong vòng 5-10 năm kể từ khi bệnh chuyển sang các giai đoạn cuối. Một tỷ lệ nhỏ người sống được 14 năm. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống khoa hoặc kết hợp tập thể dục sẽ làm kéo dài thời gian chuyển sang các giai đoạn nặng của bệnh
Tóm lại, teo não là căn bệnh khá nguy hiểm, chúng ta không nên chủ quan, đặc biệt là với người cao tuổi. Mong rằng những thông tin mà bài viết mang lại thực sự hữu ích. Hãy trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh teo não để phòng ngừa và chữa trị cho chính bản thân và gia đình bạn nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Bệnh Alzheimer Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh
- Nhịp Tim Bình Thường Và Những Yếu Tố Cần Biết
Hình ảnh: Canva, Internet