Bọ chét là một loài côn trùng nhỏ có hại và vô cùng phiền toái. Khi bị chúng cắn sẽ cảm thấy ngứa ngáy và ảnh hưởng nhiều đến việc sinh hoạt hằng ngày. Vậy nếu chúng ta bị bọ chét cắn thì phải làm sao? Xem ngay nội dung dưới đây để biết cách xử lý đúng nhé!
Giới thiệu về loài bọ chét
Bọ chét là một loại côn trùng nhỏ không cánh, có thân hình cứng và dẹt đều hai bên. Chúng có phần miệng được thiết kế chuyên để hút máu và thường chủ yếu xuất hiện trên cơ thể của một số vật nuôi.
Cả bọ chét đực và bọ chét cái đều sở hữu khả năng hút máu. Bọ chét thường tìm nơi tránh ánh sáng, thường xuất hiện trong lớp lông tơ hoặc lông vũ của động vật hoặc có thể được tìm thấy trong giường ngủ và trên quần áo của con người.
Thường thì, bọ chét ưa thích cắn máu của một hoặc hai loài vật chủ cố định, nhưng khi không có sẵn loài vật chủ ưa thích, chúng có thể cắn người hoặc các loài động vật khác.
Bọ chét trưởng thành thậm chí có thể sống trong thời gian dài mà không cần ăn, tồn tại được vài tháng. Chúng thường di chuyển bằng cách nhảy, và một số loài có khả năng nhảy lên cao đến 30 cm.
Dưới đây là bảng thông tin cơ bản về bọ chét:
Tên khoa học | Siphonaptera |
Bộ (ordo) | Siphonaptera; Latreille, 1825 |
Giới (regnum) | Animalia |
Liên bộ (superordo) | Endopterygota |
Lớp (class) | Insecta |
Ngành (phylum) | Arthropoda |
Trên thế giới hiện nay có hơn một trăm loại bọ chét với nhiều hình dạng khác nhau. Trong đó, 3 loại bọ chét chính gây lây nhiễm sang người có thể kể đến như:
- Bọ chét mèo (Ctenocephalides felis).
- Bọ chét chó ( Ctenocephalides canis).
- Bọ chét người (Pulex cáu kỉnh).
Bọ chét cắn có nguy hiểm không, có thể gây ra những hậu quả gì?
Bọ chét thường sống ký sinh trên các vật chủ như chó, mèo hay thậm chí trên cơ thể người. Chúng đặc biệt rất thích những nơi có nhiều lông rậm rạp, thậm chí là trên các bề mặt chăn, ga, gối nếu không được vệ sinh thường xuyên.
Khi chúng ta tiếp xúc với những thứ bị bọ chét ký sinh thì rất có khả năng chúng ta sẽ bị cắn.
Khi bị bọ chét cắn, chúng ta sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy trong người. Bởi chúng sẽ bám chặt vào da của chúng ta và hút máu gây nổi những nốt mẩn đỏ trên da.
Bọ chét cắn sẽ tạo ra vết đỏ có kích thước từ 1 đến 2mm. Chúng nổi lên trên da và phần đỉnh có nốt sần và đôi khi có mụn nước.
Không những thế, bọ chét còn đóng vai trò như một trung gian truyền những loại bệnh từ các loài động vật như dịch hạch ở chuột, sán dây ở chó, mèo cho con người. Vì vậy, bạn cần phải biết khi bị bọ chét cắn phải làm sao để biết được triệu chứng.
Đối với những người có làn da nhạy cảm, thì đây quả là một cơn ác mộng đối với họ. Vì vết đốt của bọ chét trên da nhạy cảm sẽ gây ra hiện tượng sưng tấy to đến 5 đến 7cm và mất rất lâu để phục hồi, có thể để lại sẹo và có thể gây ra các bệnh về da liễu như mày đay.
Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị bọ chét cắn
Bọ chét xem con người như là lựa chọn thứ hai của nó vậy vì chúng ta không phải vật chủ thích hợp dành cho loài côn trùng ký sinh này. Những trường hợp khi bọ chét tấn công đến con người là khi chúng đói và không tìm thấy động vật để làm vật chủ thích hợp.
Việc chăm sóc thú cưng trong nhà có thể làm tăng khả năng bị bọ chét cắn. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không nuôi thú cưng, bạn vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị bọ chét “tấn công” bởi chúng có thể tồn tại trong sân vườn, thảm cỏ, sàn nhà hoặc thậm chí từ thú cưng của người khác.
Bọ chét thường ưa thích nơi có cỏ cao và khu vực bóng râm, ví dụ như đống gỗ hoặc kho chứa đồ. Trong nhà, chúng thường lẩn trốn trong thảm, kẽ bàn ghế, giường và các khe nứt trên sàn hoặc tường. Khi tiếp xúc với những nơi này cũng sẽ dẫn đến việc bạn dễ dàng bị bọ chét cắn.
Vết cắn của bọ chét có hình dạng như thế nào?
Vết cắn của bọ chét thường xuất hiện dưới những đốm nhỏ hoặc một vệt nhỏ màu đỏ dài xung quanh vùng da bị tác động. Mặc khác, những vết cắn cũng sẽ có hình dáng một lớp vảy bạc trên da và màu đỏ nhạt xung quanh.
Trong một vài trường hợp, bọ nhảy và bọ chó cắn sẽ không để lại bất kỳ dấu hiệu nào trên da.
Những triệu chứng khi bị bọ chét cắn
Bạn sẽ cảm thấy rất ngứa, có thể bị đau nhói ở vùng da bị bọ chét cắn. Tệ hơn thế là bạn sẽ bị phát ban và nổi mẩn ngứa sau một khoảng thời gian ngắn.
Ngoài những biểu hiện trên, người khi bị bọ chét cắn thường không có những biểu hiện, triệu chứng nào đáng chú ý và nguy hiểm đến tính mạng. Vậy khi bị bọ chét cắn phải làm sao?
Một số cách điều trị vết cắn của bọ chét chó, mèo
Khi bị bọ chét cắn, bạn không nên gãi hoặc tác động mạnh vào vùng da đang bị tổn thương vì sẽ khiến tình trạng thêm nghiêm trong. Thay vào đó, bạn nên thực hiện theo một trong hai cách dưới dây:
- Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên: Bạn có thể dùng nước trà xanh hoặc nha đam (lô hội) thoa nhẹ lên vùng da bị đốt khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch với nước để kháng khuẩn cho da.
- Sử dụng thuốc đặc trị: Bạn có thể sử dụng thuốc trị bọ chét cắn người có chứa calamine, histamin và Cortisone trong trường hợp vết cắn quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa trước khi mua thuốc để được kê đơn chuẩn xác và an toàn nhất.
>> Xem thêm: Tổng Hợp 5 Cách Đuổi Bồ Hóng Hiệu Quả Nhanh Chóng Nhất 2023
Khi nào cần đến gặp bác sĩ khi bị bọ chét cắn?
Khi bị bọ chét cắn, bạn nên đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chữa trị kịp thời nếu xuất hiện những triệu chứng như: Sốt, phát ban, buồn nôn, khó thở,… Trong một vài trường hợp, bệnh nhân không chữa trị kịp thời sẽ khiến vết cắn thêm nghiêm trọng và thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.
Làm thế nào để phòng tránh bọ chét trong nhà?
Làm sạch không gian, nhà cửa
Việc thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nơi ở, làm việc của bạn là điều vô cùng cần thiết và là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bọ chét.
Bạn cần đặc biệt chú ý việc vệ sinh các loại sofa, chăn gối, thảm lông vì đây là nơi vật nuôi thường nằm và dễ xuất hiện bọ chét.
Nếu bạn không có thời gian để dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để bảo vệ bản thân và gia đình. Hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ trên ứng dụng bTaskee. Các Chị Ong Cam sẽ giúp bạn dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa nhanh chóng, tiện lợi.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!
Tắm rửa thường xuyên cho vật nuôi
Nơi xuất hiện phổ biến nhất của bọ chét chính là trên cơ thể các loại vật nuôi. Vì vậy nên chú ý tắm rửa thường xuyên cho vật nuôi của bạn. Trong trường hợp vật nuôi của bạn bị bọ chét quá nặng thì cần được đưa đến các cơ sở thú y để được chữa trị dứt điểm.
Sử dụng các loại tinh dầu để ngăn bọ chét cắn
Bọ chét cực kỳ ghét những loại tinh dầu được làm từ cam, chanh. Mùi hương của các loại cam, chanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh của bọ chét và khiến bọ chét phải tránh xa.
Các bạn có thể tự làm tinh dầu bằng cách đun sôi những lát chanh, cam và để nguội qua đêm. Có thể được bôi trực tiếp dung dịch lên da hoặc xịt xung quanh nhà để đuổi bọ chét.
>> Có thể bạn quan tâm: Bật Mí Cách Đuổi Kiến Ba Khoang Nhanh Chóng Triệt Để
Sử dụng cây mần tưới để đuổi bọ chét
Cũng giống như mùi hương từ cam chanh, hương thơm của cây mần tưới bọ chét có thể xua đuổi chúng ra khỏi nhà chúng ta.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt hơn, người ta thường phơi khô mần tưới để làm tinh dầu. Cách này sẽ khiến mùi hương của mần tưới nồng hơn, đem lại hiệu quả tốt hơn so với mần tưới tươi.
Các bạn có thể để túi chứa cây mần tưới phơi khô ở các góc nhà, góc chăn đệm trong khoảng 1 tuần để xua đuổi bọ chét. Hoặc đun nước lá mần tưới để tắm cho vật nuôi cũng rất hiệu quả.
Những sai lầm nghiêm trọng mắc phải khi bị bọ chét cắn
Những vết cắn từ bọ chét sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn mắc phải một trong những sai lầm sau:
- Chủ quan trong quá trình điều trị: Một số người chủ quan rằng vết cắn từ bọ sát chỉ là bệnh ngoài da nên xem nhẹ quy trình làm sạch và điều trị. Đây là một trong những sai lầm phổ biến khiến vùng da ngày càng thêm nặng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Không nhận biết được vết cắn: Nhiều người khi nhìn thấy vết bọ chét cắn thường nghĩ rằng chỉ là tình trạng da mẩn đỏ hoặc muỗi đốt nên không thể nhận biết. Đây là nguyên nhân khiến vùng da bị tổn thương không được điều trị kịp thời, khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.
- Gãi hoặc tác động mạnh: Vùng da bị bọ chét cắn thường rất nhạy cảm, dễ sưng tấy hoặc vỡ nếu bị tác động mạnh. Do đó, bạn không nên gãi hoặc cọ xát vào vùng da đang tổn thương nếu không muốn tình trạng thêm nặng hơn.
** Mọi nội dung được đề cập phía trên chỉ mang tính chất tham khảo, không mang tính chất chữa bệnh. Bạn nên liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn điều trị tận tình và chuẩn xác nhất.
Vừa rồi bTaskee đã chia sẻ đến bạn những cách điều trị và tránh để bọ chét cắn. Hãy lưu lại để bảo vệ bản thân và gia đình thật khỏe mạnh, an toàn bạn nhé!
>>> Xem thêm các nội dung tương tự:
- 10 cách trị ve chó tận gốc, an toàn cho thú cưng ngay tại nhà
- Cách Đuổi Thằn Lằn Khỏi Nhà Đơn Giản Mà Hiệu Quả
- Cách đuổi con thiêu thân ra khỏi nhà cực kỳ đơn giản
Hình ảnh: nhathuoclongchau, remos, bachhoaxanh, soha.