Bí Quyết Bảo Quản Khoai Tây Trong Thời Gian Dài

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Các bảo quản khoai tây tươi lâu
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Khoai tây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời với nhiều loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Bổ sung khoai tây điều độ vào các bữa ăn để cải thiện sức khỏe và chống lại các dấu hiệu lão hóa. Khoai tây rất dễ bảo quản, cùng bTaskee tìm hiểu cách bảo quản khoai tây để sử dụng trong thời gian dài qua bài viết sau.

Kỹ thuật bảo quản khoai tây

Phân loại khoai tây trước khi đem bảo quản

Trước tiên, hãy đảm bảo rằng khoai tây của bạn đủ chất lượng để đem đi lưu trữ. Kiểm tra để tìm các đốm mềm, mầm và đốm xanh hoặc đen để bạn có thể loại bỏ chúng khỏi nhóm. Những củ bị hỏng cần được tách ra và cắt bỏ khu vực bị hư để sử dụng ngay lập tức.

Chọn khoai tây còn nguyên vẹn để bảo quản
Khoai tây được đem đi bảo quản (Ảnh: Internet)

Bảo quản khoai ngon ở nơi khô và tối

Khoai tây không ưa sáng nên tốt nhất bạn nên để khoai tây ở góc kín hay tầng hầm, tránh ánh sáng trực tiếp.

Một cách để giúp giữ ẩm cho khoai tây là đặt khoai tây trong thùng gạo vì nó sẽ hút ẩm và kéo dài thời gian bảo quản khoai tây

Để khoai tây ở nơi thông thoáng

Không nên để khoai tây trong hộp kín hay túi vải kín sẽ làm khoai nhanh hỏng. Tốt nhất bạn nên bảo quản khoai tây trong các hộp giấy được khoét lỗ để thông gió. Xếp một lớp giấy vụn dưới đáy hộp rồi đặt khoai tây vào, phủ thêm giấy vụn và tiếp tục cho đến khi đầy hộp. 

Giữ khoai tây trong nhiệt độ mát

Khoai tây nên được bảo quản trong môi trường mát mẻ, điều kiện lý tưởng có nhiệt độ từ 10-15o C và độ ẩm tương đối 80-90%. Khoai tây sẽ để được khoảng 2-3 tháng trong điều kiện thoáng mát.

Ở nhiệt độ phòng bình thường khoai tây sống giữ độ tươi được từ 1 đến 2 tuần. Không nên bảo quản khoai tây chưa nấu chín trong tủ lạnh vì nó chuyển tinh bột thành đường khiến chúng trở nên ngọt và chuyển sang màu đen khi bạn nấu. 

Kiểm tra khoai tây định kỳ trong thời gian bảo quản

Kiểm tra khoai tây mỗi tuần một lần hoặc lâu hơn để loại bỏ khoai tây xấu ra khỏi lô, tránh lây sang những củ khác. Nếu bạn bắt gặp bất kỳ củ khoai tây nào đã chuyển sang màu xanh lá cây, hãy vứt bỏ chúng ngay. Trung tâm Chất độc Quốc gia Thủ đô – còn được gọi là Kiểm soát Chất độc cho rằng tốt nhất nên quăng khoai tây đã mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh.

Tham khảo Khoai Tây: Giá Trị Dinh Dưỡng Và Công Dụng Cho Sức Khỏe.

bTaskee là ứng dụng tiên phong tại Việt Nam cung cấp dịch vụ giúp việc nhà theo giờ chất lượng nhất. Bạn quá bận rộn, không có nhiều thời gian để đi chợ mua sắm, hãy dùng ngay dịch vụ đi chợ hộ bTaskee – nhanh chóng, tiện lợi  và chuyên nghiệp. Chỉ với 5 phút đặt lịch trên ứng dụng, bạn sẽ được giao hàng tận nhà trong vòng 1 giờ.

Tải ngay ứng dụng bTaskee tại đây.

Những lưu ý khi bảo quản

Không rửa khoai tây trước khi đem đi quản quản. Chúng có thể nảy mầm, nấm mốc và thối rữa nhanh hơn. 

Khi bạn gói khoai tây, hãy phủi nhẹ  lớp đất cát còn dính trên củ và kiểm tra chúng cẩn thận.. Sau khi hộp đầy, hãy đặt nắp lên đó, thêm nhãn và bảo quản trong khu vực tối và mát.

Không rửa khoai tây rước khi bảo quản
Dùng khăn lau nhẹ khoai tây (Ảnh: Internet)

Không bảo quản khoai tây với hành tây vì cả hai đều thải ra khí mà khi kết hợp sẽ đẩy nhanh quá trình thối rữa cho cả hai

Đặt khoai tây tách biệt với hành tây và hoa quả. Những chất này tạo ra khí ethylene có thể khiến khoai tây của bạn bị mọc mầm sớm.

>>> Xem thêm Cách Chọn Khoai Tây Ngon, Đúng Chuẩn

Cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ

Sau khi gọt vỏ và thái lát, khoai tây sống sẽ nhanh chóng biến màu khi tiếp xúc với không khí. Điều này là do chúng có chứa một loại enzyme gọi là polyphenol oxidase, phản ứng với oxy và biến thịt củ thành màu xám hoặc nâu.

Với khoai tây đã gọt vỏ bạn chỉ cần đặt chúng vào trong nước và nên sử dụng trong ngày. Nước bảo vệ khoai tây đã gọt khỏi không khí và ngăn chặn sự hóa nâu của enzyme.

Khoai tây nấu chín có thể được bảo quản kéo dài vài ngày trong tủ lạnh. Chúng nên được ăn trong vòng 3 hoặc 4 ngày để tránh hư hỏng và ngộ độc thực phẩm.

Nếu không thể sử dụng hết khoai tây nấu chín bạn có thể được lưu trữ trong tủ đông mà không sợ bị đổi màu. Sử dụng túi nhựa hoặc hộp kín để lưu trữ hoa khoai, chú ý đẩy hết không khí ra khỏi túi trước khi đem đi bảo quản.

Khi cần dùng hãy để chúng rã đông trong tủ lạnh qua đêm trước khi hâm nóng. Cách này tốt hơn so với việc dùng lò vi sóng.

Câu hỏi thường gặp

  1. Nơi tốt nhất để lưu trữ khoai tây là ở đâu?

    Giữ khoai tây trong môi trường mát và khô.
    Giữ khoai tây của bạn ở nơi tối và mát mẻ (45 đến 50 F là khoảng nhiệt độ lý tưởng), chẳng hạn như phòng đựng thức ăn hoặc tầng hầm không được sưởi ấm. Không bảo quản chúng trên nóc tủ lạnh hoặc cạnh bếp, vì cả hai nơi đều tỏa nhiệt

  2. Có nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh không?

    Không nên phải giữ khoai tây trong tủ lạnh. Nó không những không kéo dài thời hạn sử dụng hơn nữa, mà nhiệt độ quá mát có thể biến tinh bột trong khoai tây thành đường.

  3. Vì sao không nên ăn khoai tây đã mọc mầm?

    Theo Healthline, khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên. Do đó, ăn khoai tây đã nảy mầm có thể khiến bạn bị ngộ độc trong vòng vài giờ đến 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm.

Hy vọng với những chia sẻ tư bài viết này đã giúp bạn có được cách bảo quản khoai tây đúng hơn để an toàn với sức khỏe. Xem thêm nhiều kinh nghiệm hay tại bTaskee trong việc nội trợ, nấu ăn dinh dưỡng hằng ngày.

Tải app bTaskee tại đây

Xem thêm cách bảo quản rau củ quả hiệu quả tại nhà:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services