Đồ gốm sứ để trưng bày hoặc sử dụng lâu ngày thường bám các vết bẩn nhìn không đẹp. Dưới đây là một số cách bTaskee sưu tầm để bạn dễ dàng làm sạch đồ sứ cũ lại như mới nhé.
Một thực tế không thể phủ nhận được đó là các sản phẩm đồ sứ sau thời gian dài sử dụng sẽ bị ố bẩn trên các bề mặt bên ngoài cũng như bên trong sản phẩm.
Thông thường, mọi người thường xử lý bằng nước ấm nhưng hiệu quả thế nào vẫn chưa được chứng thực cụ thể. Vậy ngoài cách thức đó ra còn có thể áp dụng những phương pháp nào khác để làm sạch các vết dính bẩn hay không? Hãy cùng theo dõi tiếp thông tin bài viết nhé!
1. Làm sạch đồ sứ xỉn màu
Sử dụng men bột mì làm sạch đồ sứ
Với các vật dụng sứ như ly uống nước, bình lọ, bạn có thể tăng độ sáng, sạch của sản phẩm thông qua men bột mì.
Đầu tiên, pha men bột mì với nước và lau qua một lần trên các bề mặt. Sau đó, lau lại bằng khăn mềm sạch. Đồ dùng sẽ sáng bóng trong nhiều tuần liền.
Sử dụng hỗn hợp vỏ trứng, chanh và giấm làm sạch vết bẩn trên đồ sứ
Một trong những chiêu thức tuyệt vời mang lại vẻ sáng trong với các đồ dùng bằng sứ là dùng hỗn hợp từ vỏ trứng, chanh và giấm.
Bạn áp dụng theo cách vò nát 6 quả trứng cho vào bên trong các đồ dùng cần làm sạch, sau đó vắt hai quả chanh hoặc một nửa cốc giấm.
Ngâm qua một đêm để vỏ trứng hòa tan trong nước chanh hoặc giấm. Cuối cùng là rửa đồ dùng bằng nước nóng và úp ở nơi khô ráo.
Sử dụng kem đánh răng làm sáng bóng đồ sứ hiệu quả
Đây là nguyên liệu ít tốn kém và dễ thực hiện nhất.
Bạn chỉ cần ngâm các vật dụng sứ cần làm sạch trong một chậu nước ấm khoảng 5 phút. Sau đó dùng bàn chải chứa kem đánh răng chà đều lên khắp các bề mặt đồ dùng. Sau cùng là rửa lại bằng nước sạch.
Thực hiện theo phương pháp này, đồ gốm trong gia đình bạn sẽ sớm lấy lại vẻ sáng bóng như nguyên trạng.
Có thể bạn chưa biết, kem đánh răng còn có công dụng khá hay ho dùng để tẩy vết chân tay trên tường.
2. Làm sạch đồ sứ bị cáu bẩn
Sử dụng giấm và muối
Nếu bạn không muốn các đồ dùng bằng sứ bị ố vàng, lem luốc, hãy kết hợp giấm và muối lại với nhau để tạo ra một hỗn hợp làm sạch hữu hiệu.
Nhúng khăn vào hỗn hợp trên và bắt đầu cọ, cọ tới đầu vết ố vàng sẽ theo ra tới đó,trả lại cho bạn sự sáng sạch như ban đầu.
Sử dụng nước cốt chanh
Thông thường, bạn chỉ có thể dễ dàng cọ rửa bề mặt ngoài của đồ sứ mà khó thực hiện vào bên trong.
Nhưng nếu bạn là một người chỉn chu, muốn sạch từ trong ra ngoài thì đừng bỏ qua cách tẩy vết ố trên đồ sứ bằng chanh nhé!
Bạn pha một ly nước chanh và đổ vào bình, ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, hãy súc lại bằng nước sạch, chắc chắn món đồ của bạn sẽ sạch trong và còn có mùi hương dễ chịu nữa đấy!
Ngoài ra, chanh còn có công dụng trong việc tẩy đi vết rỉ sét, loại trừ vết mốc trong đồ nhựa,…
Sử dụng cát hoặc muối hột
Đây là một phương pháp truyền thống, được các chị em nội trợ đánh giá là vô cùng hiệu quả.
Cách này rất dễ áp dụng, bắt đầu bằng việc cho một ít cát hoặc muối hột vào món đồ bạn cần tẩy sạch vết bẩn. Sau đó, đổ đầy dung dịch nước có pha chút nước rửa chén hoặc chút giấm, lắc đều và để qua một đêm.
Sau khi súc sạch, bạn sẽ bất ngờ về kết quả đấy! Hãy kiểm nghiệm ngay nhé!
Sử dụng nước oxy già và amoniac
Để xử lý những vết bẩn cứng đầu, đương nhiên bạn cần phải sử dụng loại dung dịch có thành phần tẩy rửa mạnh hơn và hỗn hợp làm sạch với sự kết hợp của 3/4 nước, 1/4 nước oxy già và một vài giọt amoniac là một sự gợi ý hoàn hảo.
Trước tiên, làm sạch vật dụng sứ, sau đó dùng khăn thấm qua hỗn hợp chất trên và quét lên bề mặt vết bẩn. Cuối cùng, cho món đồ vào túi nilon, buộc kín miệng. Sau 3h, vết bẩn vẫn giữ nguyên thì hãy làm lại thao tác như ban đầu.
3. Khôi phục đồ sứ bị xước
Sử dụng muối và giấm
Rõ ràng, những vết xước hoặc bụi bẩn lâu ngày bám trên đồ sứ làm chúng mất đi vẻ thẩm mỹ vốn có.
Tuy nhiên, để xử lý nó thì không hề khó, bạn chỉ cần pha muối và giấm theo tỉ lệ 1:1 rồi đem đun nóng. Tiếp đến, dùng khăn ẩm phủ lên bề mặt vết bẩn một lúc rồi lấy khăn hơi ráp thấm nước giấm chùi mạnh, vết bẩn sẽ hết.
Sử dụng xà phòng giặt
Cũng là một cách khá truyền thống được nhiều người áp dụng thành công trên đồ sứ nhám, đó là, hòa xà bông với nước, thả đồ sứ vào và dùng bàn chải mềm để chà vết bẩn.
Bạn yên tâm là dù bạn có ra sức chà thì cũng không lo bay lớp sơn hay hoa văn trên món đồ đâu.
Cách làm liền đồ sứ bị vỡ
Đối với những đồ dùng gốm bị nứt/ mẻ, trước tiên, bạn nên rửa sạch chúng bằng nước tẩy rửa có tính chất nhẹ, sau đó dùng máy sấy tóc làm khô. Còn với những đồ gốm có kích thước dày, hãy rạch thêm sâu một chút trên vết nứt sẵn có đó rồi dán chúng lại bằng epoxy (keo dán chuyên dụng). Lau khô bằng chiếc khăn tẩm cồn và cột chặt vết nứt ít nhất 24 giờ.
Một số lưu ý khi làm sạch đồ sứ
- Không nên sử dụng máy rửa chén để rửa những đồ dùng bằng gốm sứ có hoa văn trang trí dễ phai.
- Không rửa sạch đồ gốm bằng nước Javel, chúng sẽ bị xước dài.
Tương tự như đồ sứ, các vết xước trên gạch men cũng dễ xảy ra trong quá trình sử dụng. Bạn đừng quá lo lắng, vì đã có các mẹo xử lý vết xước trên gạch men đơn giản sau.
- Keo 502 có dán được đồ sành sứ?
Câu trả lời là không. Vì theo như thông tin cung cấp trong sản phẩm thì không có đề cập tới công dụng dán được đồ sứ bị vỡ. Thay vào đó bạn nên dùng các loại keo dán đồ sứ chuyên dụng.
- Đồ sứ bị vỡ nên sử dụng loại keo nào?
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại keo dán sứ chuyên dụng, hiệu quả. Đặc điểm của loại keo này là dẽo, dễ dàng định hình, có giá thành rẻ.
Ngoài đồ sứ ra, thì đồ dùng thủy tinh là chất liệu rất khó lau rửa vì cũng mang đặc tính dễ vỡ, nứt. Bạn có thể tham khảo ngay cách lau rửa đồ thủy tinh sau đây.
Chúc các bạn thành công với phương pháp này và cùng chia sẽ thêm nhiều mẹo hay khác nhé!