Là một người mê bánh ngọt, vậy bạn đã biết bột mì làm bánh gì vừa đơn giản vừa ‘hết nước chấm’ chưa? Nếu chưa thì bỏ túi ngay những gợi ý của bTaskee nhé.
Bánh mì
Bánh mì ngọt
Món ăn này là loại phổ biến khi nhắc đến món ăn làm từ bột mì. Trải qua một số công đoạn như nhào, nặn, nướng và bánh sẽ có độ tơi xốp, mềm mịn.
Món ăn này là một trong những thực phẩm ăn nhanh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình như trẻ hóa làn da, chắc khỏe xương, tăng cường hoạt động của não bộ, cải thiện hệ tiêu hóa,…
Bánh mì chà bông
Loại bánh này có phần tương tự như bánh mì ngọt, tuy nhiên bánh sẽ được phủ thêm một lớp chà bông (gà, heo) trên mặt cùng một số gia vị riêng biệt.
Đây là loại bánh có hương vị khá lạ miệng, vừa pha trộn giữa độ ngọt thanh của bánh và sốt vừa lẫn vị mặn vừa phải của chà bông. Vì vậy chúng thường là bữa sáng yêu thích của nhiều người, đặc biệt trẻ nhỏ.
Bánh mì sốt socola
Đây vốn là loại bánh mà các tín đồ nghiện ăn ngọt không thể bỏ qua. Sau khi đã có cốt bánh từ bột mì, người thợ sẽ dưới một lớp socola lỏng hoặc rắc bột cacao lên bề mặt bánh. Từ đó, tạo ra những chiếc bánh mì sốt socola hấp dẫn và bắt mắt.
Bánh mì thanh long
Thêm một món ăn trả lời cho câu hỏi bột mì làm bánh gì? – bánh mì Thanh Long. Đây là bánh mì được người Việt tạo ra trong chiến dịch giải cứu nông sản đại dịch Covid – 19.
Thay vì nhào bột mì với nước trắng thì bánh mì Thanh Long sẽ được nhào bột cùng sinh tố Thanh Long xay nhuyễn, tạo ra hỗn hợp bột bánh có màu đỏ tía bắt mắt.
Bánh mì hoa cúc
Món ăn này có nguồn gốc từ nước Pháp, gồm 3 thành phần chính: bột mì, trứng và bơ.
Về tổng thể, lớp vỏ của bánh mì có màu vàng cánh rán, mềm mịn và độ dai nhất định. Phần nhân bánh khá tơi xốp và phồng.
Điểm đặc biệt của bánh mì hoa cúc là bột nặn luôn được tạo hình tết bím tóc vì vậy khi nướng bánh sẽ bung thớ như những bông cúc vàng.
Bánh bao
Bánh bao nhân thịt
Đây là món ăn quen thuộc tại nhiều quốc gia châu Á. Bánh bao nhân thịt là phiên bản phổ biến nhất, được nhiều thực khách yêu thích.
Vỏ bánh bao có thành phần chính là bột mì, khi nhào nặn cùng một số loại phụ liệu khác sẽ tạo ra phần vỏ mang hương vị riêng so với bánh mì thông thường. Đặc biệt, lớp vỏ này có độ dai nhất định nhưng vẫn giữ được độ tơi xốp và mềm mịn.
Điểm khác biệt giữa các loại bánh bao đó là phần nhân. Món ăn này sẽ được chế biến từ thịt heo băm, mộc nhĩ, miến, hành tây, nấm,… trộn đều và đặt ở trong lòng bánh.
Với hàm lượng protein và tinh bột cao, bánh bao nhân thịt thích hợp cho bữa sáng đầy dinh dưỡng.
Bánh bao nhân đậu xanh
Tương tự, bánh bao nhân đậu xanh cũng được có lớp vỏ từ thành phần chính là bột mì. Tuy nhiên, phần nhân bánh sẽ được tạo ra từ đậu xanh và đường kính.
Về tổng thể, sau khi ra lò, bánh bao nhân đậu xanh sẽ có vẻ ngoài căng tròn và đầy đặn, hương vị ngọt thanh và bùi miệng, rất thích hợp để ăn vặt trong ngày cho những ai mê loại bánh này.
Bánh bao kim sa
Đây là một trong những loại bánh làm từ bột mì phổ biến của Trung Hoa. Thông thường, bánh bao kim sa được tạo ra từ các nguyên liệu chính như bột mì, trứng, sữa,…
Loại bánh này có kích thước nhỏ nhắn, tròn dẹt, màu vàng tươi bắt mắt và mềm mịn. Nhân bánh có độ lỏng nhẹ, sền sệt và đặc sánh của trứng và sữa.
Khi ăn, bánh sẽ cho vị ngọt thanh pha lẫn một chút mặn của trứng muối. Đặc biệt hương thơm khá đặc trưng của sữa, khiến không mấy ai cưỡng lại được.
Bạn muốn tự tay chuẩn bị bánh ngọt cho các thành viên của gia đình tại nhà nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo, tham khảo ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong đảm đang sẽ giúp bạn thực hiện những món bánh thơm ngon và bổ dưỡng từ bột mì cho gia đình.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay
Các loại bánh khác
Bánh quẩy
Thêm một món ăn tuổi thơ của người Việt, trả lời cho câu hỏi làm bánh gì với bột mì? đó chính là bánh quẩy.
Loại bánh này được tạo ra khá đơn giản bằng cách pha trộn bột mì, bột nở với nhau. Sau đó nhào, nặn và dán trong chảo ngập đầu.
Bánh quẩy thường được người Việt ăn kèm với cháo, phở hoặc ăn trực tiếp ngay khi vừa chiên chín. Chính vì vậy bánh thường có độ giòn, dai khác nhau tùy mục đích chế biến của người làm.
Bánh chuối
Bánh chuối là một trong những món ăn vặt đường phố quen thuộc của thực khách trẻ. Hai nguyên liệu chính để tạo món bánh thơm ngon này đó là bột mì và trái chuối chín.
Chuối sẽ được cắt lát mỏng và đặt trong lớp bột mì đã nhào sẵn. Sau đó gói lại và chiên trong dầu nóng.
Sau khoảng 5 phút, chúng ta sẽ có thành phẩm bánh với lớp vỏ vàng giòn của bột mì cùng phần nhân thơm nức mũi và mềm dẻo của chuối chín.
Bánh khoai mỡ
Tiếp tục một món ăn vặt khoái khẩu được làm từ bột mì mà bạn nên thử làm đó chính là bánh khoai mỡ. Khoai mỡ sau khi được luộc chín, nghiền nhỏ sẽ trộn cùng bột mì và các phụ liệu. Sau đó chiên vàng trong chảo ngập mỡ.
Thành phẩm cuối cùng chúng ta sẽ có được món bánh khoai mỡ với lớp vỏ giòn rụm cùng phần nhân thơm ngon và bùi miệng.
Bánh quy
Thưởng thức rất nhiều loại bánh quy khác nhau nhưng bạn có biết, thành phần chính của bánh quy chính là bột mì?
Tùy loại bánh quy khác nhau mà người làm sẽ sơ chế bột mì cùng các phụ liệu riêng biệt. Sau khi nướng trong nhiệt độ cao sẽ cho ra đời những hộp bánh quy giòn tan và dinh dưỡng.
Bánh hotdog
Bắt nguồn từ văn hóa ẩm thực của châu Âu, Hotdog được du nhập vào Việt Nam và trở thành món ăn vặt được nhiều thực khách trẻ yêu thích.
Trừ phần nhân, thành phần chính tạo ra vỏ bánh hotdog là bột mì và bột nở. Sau khi được nhào nặn, nêm nếm phụ liệu. Người làm sẽ nhúng toàn bộ phần nhân bánh vào hỗn hợp vỏ và chiên cho tới khi vàng giòn.
Ăn nhiều bánh từ bột mì có bị mập không?
Ăn nhiều bánh từ bột mì có bị mập không? Là câu hỏi của khá nhiều bà nội trợ và người tiêu dùng.
Nhìn chung, nếu bạn nạp quá nhiều thức ăn chiên rán từ bột mì vào cơ thể mỗi ngày thì tình trạng thừa cân, béo phì hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này bởi 3 lý do sau:
- Thứ nhất, bột mì chứa một lượng lớn carbohydrate, trung bình cứ 100gr bột mì thì có tới khoảng hơn 70 carb. Trong quá trình chuyển hóa, nó sẽ biến thành đường và gây ra tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.
- Thứ hai, thông thường bánh làm từ bột mì sẽ được kết hợp thêm nhiều phụ liệu khác như trứng, bơ, đường, sữa,… Đây cũng là một trong những thực phẩm giàu calo và glucose, có nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường, mỡ máu ở người thừa cân.
- Thứ ba, dầu mỡ chiên bánh chứa nhiều chất béo cũng sẽ là một trong những nguyên nhân gây mập cho người ăn nếu nạp quá nhiều vào cơ thể.
Câu hỏi thường gặp
- Chế biến bánh làm từ bột mì như thế nào để không gây béo phì?
– Không thêm quá nhiều đường, dầu mỡ, bơ, sữa,… vào nguyên liệu bánh.
– Sử dụng nguyên liệu thanh đạm, ít calo như ngũ cốc, bột mì nguyên cám, yến mạch,…
– Kết hợp nhiều nguyên liệu tự nhiên, giàu chất xơ từ rau củ quả. - Nên ăn bánh làm từ bột mì vào thời điểm nào trong ngày?
Bạn nên ăn bánh từ bột mì vào buổi sáng hoặc trưa, để cung cấp năng lượng cho quá trình vận động trong ngày, đồng thời đốt cháy hoàn toàn lượng calo đã nạp vào cơ thể.
- Tần suất ăn bánh làm từ bột mì khoa học và đảm bảo sức khỏe?
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn chỉ nên ăn bánh làm từ bột mì 2 – 3 lần/ tuần và mỗi lần ăn chỉ từ 1 – 2 chiếc thôi nhé.
Trên đây là gợi ý của bTaskee trả lời cho câu hỏi bột mì làm bánh gì? Hy vọng qua những chia sẻ này, các bạn đã có thêm nhiều ý tưởng chế biến món ngon cho gia đình mình. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm bài viết:
- Hướng dẫn cách làm bánh da lợn thơm ngon và chuẩn vị truyền thống
- Bật mí cách làm bánh tổ truyền thống đơn giản và chuẩn vị tại nhà
- Mách bạn cách làm bánh gai nhân đậu xanh dẻo mềm và thơm ngon
Hình ảnh: Pinterest