Tủ bếp nhà bạn luôn có sẵn bột nếp nhưng bạn không biết bột nếp làm bánh gì ngon và chuẩn vị. Đừng lo, bỏ túi ngay gợi ý của bTaskee về các loại bánh quen thuộc làm từ bột nếp nhé.
Bột nếp (bột gạo nếp) là bột gì?
Bột nếp (hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là bột gạo nếp) là một loại bột được xay từ gạo nếp nguyên chất và được dùng để làm các món xôi hoặc bánh Việt Nam. Bột nếp có độ mịn cao, màu trắng như gạo nếp và có độ kết dính tốt nhờ chứa chất amylopectin.
Tại Việt Nam, bột nếp thường được sử dụng để nấu nhiều món ăn đa dạng khác nhau như: Nấu xôi, chè, rượu nếp cẩm, làm bánh chưng, bánh tét,…
Để tạo bột nếp tươi nguyên chất, quy trình sau đây được thực hiện:
- Bước 1: Ngâm gạo nếp trong nước từ 12 đến 16 giờ (nên ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian) giúp làm cho gạo trở nên mềm mại hơn.
- Bước 2: Sau khi gạo đã được ngâm mềm, đặt gạo vào máy xay và thêm một lượng nước vừa đủ để tạo thành một hỗn hợp bột nước sánh đặc.
- Bước 3: Tiếp đó, đặt hỗn hợp bột vào một bao vải sạch và treo lên để cho đến khi hỗn hợp bắt đầu rút nước và hình thành một khối bột đặc. Khối bột sau đó được đưa ra để giã mịn và có thể phơi nắng hoặc sấy khô tùy theo điều kiện thời tiết.
- Bước 4: Cuối cùng, khối bột được đưa vào máy xay và xay từ một hoặc hai lần nữa để tạo thành bột gạo nếp tươi nguyên chất với độ mịn tối ưu.
Quá trình này đảm bảo sản phẩm bột gạo nếp được làm hoàn toàn tự nhiên và chất lượng ngay tại nhà.
Các loại bột nếp phổ biến hiện nay
Bột nếp được phân chia thành một số loại phổ biến như:
- Bột nếp chín: Loại bột nếp này còn có tên gọi khác là bột nếp rang hoặc bột nếp dẻo được làm bằng cách nổ gạo nếp và sau đó xay nhuyễn thành bột. Chính vì thế, bột nếp chín không có mùi, độ tơi mịn cao, trắng hơn so với các loại bột khác và thường được sử dụng để làm bánh dẻo, bánh Trung thu,…
- Bột nếp Thái Lan: Giống như tên gọi, đây là loại bột được làm từ gạo nếp dẻo của Thái Lan với màu trắng đặc trưng của nếp, dẻo và có giá trị dinh dưỡng cao. Loại bột nếp này thường được lựa chọn để làm các món bánh Mochi, trôi nước, chè,…
- Bột nếp Shiratamako (Bột gạo nếp ngọt): Đây là loại bột được làm từ một loại gạo của Nhật Bản có tên là Mochigome và trải qua quy trình xử lý đặc biệt trước khi cho ra thành phẩm. Bột nếp Shiratamako thường được sử dụng để làm bánh Mochi và các loại bánh ngọt của Nhật,…
Không chỉ đa dạng về phân loại, bột nếp còn có những công dụng dưới đây:
- Sử dụng để chế biến món ăn: Bột gạo nếp có độ mềm mịn, kết dính tốt nên thường là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh như bánh dày, bánh Trung thu, bánh khoai mỡ, chè trôi nước,…
- Hỗ trợ làm đẹp: Bột nếp chứa thành phần gamma oryzanol có tác dụng hỗ trợ ngăn tia cực tím hiệu quả, giúp da luôn mềm mịn và căng tràn sức sống. Đồng thời, loại bột này cũng có khả năng làm chậm quá trình lão hóa da, tăng độ đàn hồi và làm mờ thâm/sẹo hiệu quả.
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe: Không chỉ mang đến lợi ích khi nấu ăn, loại bột này còn có khả năng hỗ trợ sức khỏe vô cùng tốt. Được biết, bạn sử dụng bột nếp đúng cách có thể hạn chế được các bệnh về gan, tiêu hóa, tiểu đường và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
>> Xem thêm: Bột Năng Làm Bánh Gì? Top 8 Loại Bánh Dễ Làm Từ Bột Năng
Lưu ý cách pha bột gạo nếp trước khi làm bánh
Trước khi nhào bột làm bánh, bạn nên quan tâm đến một số lưu ý khi pha bột gạo nếp dưới đây để thành phẩm thêm hoàn hảo:
- Sử dụng nước ấm để nhào bột: Bạn nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ từ 50 – 70 độ C khi nhào nặn là tốt nhất. Trong đó, bạn sử dụng nước quá nóng sẽ khiến bột bị kết dính, khó tạo hình, ngược lại, nước quá lạnh sẽ gây vón cục không thể nhào tiếp tục.
- Pha bột đúng tỉ lệ: Mỗi món bánh khác nhau sẽ có những tỉ lệ pha bột khác nhau, do đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện để thành phẩm thêm ưng ý.
- Thao tác tay nhanh chóng: Khi nhào bột nếp để làm bánh, bạn nên thao tác tay thật nhanh – đều để bánh thêm mềm dẻo và thơm ngon hơn.
Bột nếp làm bánh gì ngon? Top 23 món ngon từ bột nếp không nên bỏ qua
Bánh giầy
Chúng ta ai cũng biết tới bánh giầy – một loại bánh truyền thống gắn liền với sự tích Con Rồng Cháu Tiên bao đời. Không đâu khác, bột nếp chính là nguyên liệu tạo ra loại bánh quen thuộc này.
Thông thường, bánh Giầy sẽ được ăn theo hai cách: phơi khô và chiên phồng hoặc hấp mềm ăn kèm với giò chả. Tùy vào từng cách thưởng thức mà bánh Giầy sẽ đem đến cảm nhận và hương vị khác nhau. Tuy nhiên, bánh đa phần sẽ mềm dẻo và có độ dai nhất định.
Bánh ít
Bánh ít hay còn được gọi là bánh ích được xem là món ăn truyền thống, có từ lâu đời của người Việt. Nguyên liệu chính làm ra bánh ít là bột nếp và lá gai.
Bột nếp sau khi trộn đều cùng phụ liệu và nước lọc sẽ được đem đi nấu chín. Cuối cùng gói lại cùng nhân đậu xanh và đem đi hấp để thưởng thức.
Thành phẩm bánh sẽ có độ dẻo, mềm mịn và hơi dai. Đặc biệt, bánh có mùi thơm riêng của lá gai, đậu xanh và lớp vỏ lá chuối gói bên ngoài.
Bánh bột nếp lăn mè đường
Bánh bột nếp lăn mè đường còn có tên gọi khác là calochia, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau khi làm chín bột nếp, người ta sẽ lăn bánh vào hỗn hợp mè rang + đường mía. Từ đó tạo ra thành phẩm bánh bột nếp lăn mè đường mềm, dẻo và bùi.
Bạn nhận ra căn bếp nhà mình bấm đầy vết loang lổ của dầu mỡ và bột bánh? Bạn không biết xử lý chúng ra sao? Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ giúp việc theo giờ của bTaskee. Đội ngũ cộng tác viên giúp việc chuyên nghiệp và nhanh nhẹn sẽ giúp bạn lấy lại không gian sống xanh – sạch – đẹp.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Bánh đúc
Bánh đúc là một trong các loại bánh từ bột nếp quen thuộc của người Hà Nội. Nguyên liệu chính tạo ra món bánh truyền thống này là bột nếp và bột năng.
Sau khi trộn đều cùng các phụ liệu, hỗn hợp bột bánh sẽ được nấu chín tới khi chuyển màu trắng trong và đặc sánh lại. Cuối cùng, chúng ta chỉ việc thêm một chút nhân thịt lợn băm kèm các gia vị (tỏi, ớt, rau thơm,…) và thưởng thức thôi.
Bánh rán
Bánh rán là loại bánh làm từ bột nếp gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người Việt. Đây là món bánh ‘quốc dân’ bởi nó được bày bán khắp nơi và cách làm thì vô cùng đơn giản.
Thông thường, người làm sẽ nhào đều bột nếp, bột mì, đường kính và nước lọc với nhau, thêm chút nhân đậu xanh. Sau đó, bánh sẽ được nặn thành những hình tròn dẹt và chiên vàng giòn trong dầu nóng.
Thành phẩm có được là những chiếc bánh rán vàng giòn, bên trong dẻo và thơm phức mùi đậu xanh.
Bánh tro
Đây là loại bánh được làm hoàn toàn từ bột nếp, sau khi ngâm bột cùng nước tro lá tre, bánh sẽ được đem đi hấp chín và ăn cùng mật ong.
Theo cách làm truyền thống, bánh tro sẽ không có nhân mà chỉ đặc sệt bột nếp. Chúng được gói thành những thanh dài, hình trụ, có hình dáng gần giống với những thân tre non.
Tuy nhiên, để bánh thêm phần cuốn miệng, ngày nay người ta đã biến tấu thêm nhiều loại nhân bánh từ đậu xanh hoặc dừa nạo.
Mỗi chiếc bánh tro ra đời sẽ có màu vàng cánh gián vô cùng hấp dẫn, khi ăn bánh có độ mềm, dẻo nhất định, đem lại vị giác riêng biệt khi ăn.
Bánh mật
Bánh mật là một trong những loại bánh truyền thống của Việt Nam được làm từ bột nếp và mật mía. Sau khi hòa đều bột nếp cùng mật mía, người làm sẽ nấu chín hỗn hợp này tới khi đặc quánh lại, đổ khuôn, thêm nhân và gói lại bằng lá chuối.
Khi thưởng thức, bánh mật thường có vị ngọt thanh, dai dai của vỏ bánh và bùi miệng của lớp nhân đậu xanh.
Bánh nếp nhân đậu xanh
Bánh nếp nhân đậu xanh là một trong những món bánh quen thuộc của người dân Việt Nam, thường xuất hiện trong các dịp Lễ lớn hoặc Giỗ. Loại bánh này sau khi hấp sẽ có mùi thơm đặc trưng của gạo nếp hòa quyện cùng vị bùi bùi của nhân đậu xanh mềm mịn bên trong.
>> Xem thêm: Bột Gạo Làm Bánh Gì? Top 12 Món Bánh Ngon Từ Bột Gạo
Bánh phồng nếp
Bánh phồng nếp là món bánh mang đậm hương vị làng quê Nam Bộ mỗi dịp Xuân về. Món bánh này được làm từ bột gạo nếp hòa trộn cùng nước cốt dừa và đường, sau đó tạo hình vòng tròn và phơi nắng để tạo thành phẩm.
Đây là món bánh được ưa chuộng khi nhâm nhi trò chuyện của các người dân trong cuộc sống thường ngày. Mặc dù bánh chỉ mang hương vị đơn giản của gạo nếp thoang thoảng mùi thơm cốt dừa nhưng vẫn khiến bao người mê đắm từ xưa đến nay.
Bánh nướng từ bột gạo nếp
Món bánh nướng này được nhiều người ưa chuộng bởi cách làm đơn giản, chỉ cần nhào nặn bột, đổ khuôn và mang đi nướng là có thể thưởng thức. Bánh sẽ có hương vị thơm nhẹ khi kết hợp cùng trứng gà và sữa tươi, có thể nhâm nhi cùng sữa hoặc trà để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Bánh bao chỉ
Đây là một loại bánh quen thuộc của nền ẩm thực Trung Hoa với lớp nhân bên trong thường là mè đen, đậu phộng, đậu xanh và dừa sợi. Bánh có vẻ ngoài nhỏ tròn xinh xắn, được phủ một lớp bột mịn cùng với vị ngọt thơm đặc trưng của gạo nếp khiến ai nấy cũng phải xiêu lòng.
Bánh chuối bột nếp
Đây là một món bánh tuy “lạ mà quen” của người dân Việt Nam khi nhà có thừa chuối chín hoặc các dịp Giỗ/Lễ. Bánh được quấn bên ngoài lớp nếp kết hợp cùng một quả chuối bên trong mang đến hương vị thơm ngọt và tạo cảm giác no bụng hiệu quả.
Bánh nếp khoai mì
Bánh nếp khoai mì chắc hẳn không mấy xa lạ đối với những tín đồ cuồng ngọt, đặc biệt là những người dân miền Nam. Món bánh này là sự kết hợp hoàn hảo giữa bột nếp, khoai mì nghiền cùng nước cốt dừa để tạo nên một hương vị ngọt bùi và dẻo mịn khi thưởng thức.
Bánh Uôi
Bánh Uôi là món bánh truyền thống của người Mường mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu và tinh thần đoàn kết vào mỗi dịp Tết. Bánh có hình tròn với lớp ngoài là lớp bột nếp mịn, bên trong là nhân thịt hoặc đậu xanh sau đó cuộn vào trong lá chuối và mang đi hấp chín.
Món bánh này sau khi hấp sẽ có hương thơm ngọt nhẹ từ bột nếp xen lẫn cùng đậu xanh hoặc thịt vô cùng kích thích khẩu vị.
Bánh nghệ bột nếp
Bánh nghệ bột nếp là một trong những món ăn nổi tiếng của xứ sở Gò Công – Tiền Giang bởi sự đơn giản nhưng vô cùng kích thích khẩu vị. Món bánh này được làm từ bột nếp hấp ăn kèm cùng thịt heo quay, rau sống và nước chấm tự pha chế theo ý thích.
Bánh rợm
Bánh rợm là món bánh truyền thống của người dân tộc Tày vào dịp năm mới mang ý nghĩa biểu thị cho sự ấm no và đủ đầy. Món bánh này sau khi được hấp chín sẽ có hương vị thơm nhẹ của gạo nếp cùng lá chuối, bên trong là phần bánh mịn dẻo, nhân mặn và thường chấm cùng với nước mắm ớt tỏi.
Bánh bột gạo nếp lá dứa
Bánh bột nếp lá là món bánh có nguồn gốc từ miền Tây với vẻ ngoài có phần giống như bánh da lợn quen thuộc. Món bánh này gây ấn tượng ngay từ lần đầu bởi màu xanh đẹp mắt kết hợp cùng mùi thơm ngào ngạt của hương vị lá dứa và phần nhân khoai môn bên trong.
Bánh gấc
Bánh gấc là món bánh thường được dùng phổ biến trong những dịp năm mới hoặc lễ giao duyên với ý nghĩa tượng trưng cho sự khởi đầu may mắn. Bánh có hình dạng nhỏ tròn, lớp vỏ bột nếp màu đỏ nổi bật kết hợp cùng vị bùi bùi của nhân đậu xanh nghiền thơm ngon khó cưỡng.
Bánh Quy
Bánh Quy là món một món bánh dân gian Việt Nam với hình dạng bên ngoài tựa như một chiếc mai rùa nhỏ nhắn. Bánh có lớp vỏ bên ngoài được làm từ bột nếp dẻo, phần nhân bên trong là đậu xanh hoặc dừa bào sợi thơm ngon và hoàn hảo hơn khi nhâm nhi cùng trà nóng.
>> Xem thêm: Cách Làm Bánh Khoai Mỡ Thơm Ngon Đơn Giản Tại Nhà
Bánh gạo nếp socola
Bánh gạo nếp socola có phần vỏ bên ngoài được làm từ bột nếp, có độ dẻo dai tựa như bánh Mochi của Nhật Bản. Món bánh này là sự kết hợp hoàn hảo của phần vỏ bột nếp bọc socola cùng nhân socola chảy bên trong không hề gây ngấy mà lại vô cùng bắt khẩu vị.
Bánh tổ bột nếp
Bánh tổ là món bánh truyền thống mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn của người dân Trung Quốc vào mỗi dịp lễ, Tết Đoan Ngọ, Tết Nguyên Đán. Món bánh này sau khi chế biến sẽ có màu vàng nâu cánh gián đẹp mắt, khi dùng cảm nhận được độ dẻo của bột nếp cùng vị cay cay của gừng tạo cảm giác ấm bụng.
Bánh mochi bột gạo nếp
Bánh Mochi là món bánh không mấy xa lạ với những người ưa chuộng ẩm thực Nhật Bản. Món bánh này có lớp vỏ dai dai được làm từ bột gạo nếp kết hợp cùng phần nhân ngọt bên trong (đậu đỏ, đậu xanh,..) mang đến một hương vị lạ miệng nhưng vẫn vô cùng kích thích.
Nhìn chung, bột nếp làm bánh gì? là câu hỏi khá dễ để trả lời đúng không nào. Chúc các bạn thành công khi tìm ra món ăn ngon cho gia đình mình nhé.
>>> Xem thêm một số nội dung liên quan:
- Hướng dẫn cách làm bánh da lợn thơm ngon và chuẩn vị truyền thống
- Mách bạn cách làm bánh gai nhân đậu xanh dẻo mềm và thơm ngon
Hình ảnh: Pinterest, Dienmayxanh, Bachhoaxanh, blog.beemart, digifood.