Trẻ em 1 tuổi cần đảm bảo thực đơn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Trong đó, bữa ăn dặm buổi sáng là cực kỳ quan trọng. Dưới đây hãy cùng bTaskee tham khảo gợi ý bữa sáng cho bé 1 tuổi đầy đủ dưỡng chất nhé.
Thực đơn bữa sáng cho bé 1 tuổi cần có những loại dinh dưỡng nào?
Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, mỗi ngày trẻ em 1 tuổi cần nạp 1000 calo. Vì vậy, khi lên thực đơn bữa sáng cho bé 1 tuổi, bạn cần chú ý kết hợp đầy đủ các loại dinh dưỡng cần thiết. Dưới đây là những nhóm chất nhất định phải đảm bảo:
- Carbohydrate: Đây là nhóm chất quan trọng có trong tinh bột, đường và chất xơ. Nhóm thực phẩm chứa carbohydrate nằm ở đáy tháp dinh dưỡng, với khả năng cung cấp năng lượng nhiều nhất. Các món bạn có thể tham khảo là cơm, cháo, bún, miến, phở, các loại rau, hoa quả.
- Protein (đạm): Protein cũng là nguồn cung cấp năng lượng không thể thiếu với cả trẻ em và người lớn. Trong bữa sáng cho bé 1 tuổi, bạn có thể cung cấp protein bằng các loại thực phẩm như thịt, hải sản, trứng, sữa.
- Vitamin: Các loại vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin D,… giúp bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh và thông minh. Vì vậy, bạn hãy thêm các món từ rau củ xanh tươi, hoa quả chín… vào bữa ăn sáng cho bé 1 tuổi.
- Khoáng chất: Đây cũng là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn của trẻ nhỏ. Loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất nhất phải kể đến là đậu, hạt, các loại quả hạch, thịt.
- Chất béo: Chất béo giúp bé phát triển cơ bắp và dự trữ năng lượng cho cả ngày dài. Bạn có thể tham khảo đưa vào thực đơn của bé các món ăn chế biến từ bơ, dầu oliu, dầu dừa, phô mai.
Tổng hợp 7+ bữa sáng cho bé 1 tuổi đầy đủ dưỡng chất, con ăn chóng lớn
Các loại súp và cháo
Cháo và súp là món ăn sáng quen thuộc, dễ nấu, dễ ăn. Với các bé 1 tuổi thì đây cũng là món ăn rất dễ tiêu hóa, đảm bảo đủ dinh dưỡng. Bạn có thể kết hợp cá, thịt, rau củ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé.
Một số món mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị bữa sáng cho bé 1 tuổi:
- Cháo lươn
- Cháo cá nấm hương
- Cháo thịt bằm bông cải xanh
- Cháo cá hồi
- Cháo sườn khoai tây
- Súp gà nấm
- Súp rau củ
Để tiết kiệm thời gian thì bạn nên cắm sẵn cháo và sơ chế nguyên liệu từ buổi tối. Như vậy thì buổi sáng việc nấu nướng sẽ nhanh chóng hơn. Các loại nguyên liệu như thịt, cá, sườn cần được ninh kỹ, lọc riêng phần thịt để bé dễ ăn.
Các loại bánh lành mạnh
Bánh cũng là món ăn được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Tuy nhiên, để phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ nhỏ, bạn nên chọn những món bánh lành mạnh làm bữa sáng cho bé 1 tuổi.
Bánh cho trẻ em nên hạn chế độ ngọt, lượng đường vừa phải, cung cấp đủ khẩu phần cho bé. Các mẹ bỉm có thể mua bánh hoặc tự mình làm để yên tâm hơn khi cho bé ăn. Dưới đây là một số món bánh cho bữa sáng của bé:
– Bánh quy lúa mạch
– Bánh quy hạnh nhân
– Bánh bông lan nho khô
Bún hoặc phở
Bún và phở là hai món ăn sáng “quốc dân” của người Việt. Vì vậy, bạn có thể chuẩn bị món này cho cả người lớn và trẻ nhỏ cùng thưởng thức. Tuy nhiên, phần ăn của bé 1 tuổi thì nên được nêm nếm nhạt hơn, hạn chế các loại topping như cá viên, tôm viên, mọc vì chứa nhiều chất bảo quản.
Thay vào đó, bún hoặc phở của bé nên ăn kèm với thịt bò, thịt heo đã được nấu chín kỹ, không để tái. Thêm vào đó là các loại rau xanh dễ ăn và nhiều vitamin như bông cải, súp lơ.
Menu ăn sáng cho bé 1 tuổi với bánh pancake
Pancake là loại bánh nướng chảo, rất thích hợp làm bữa sáng cho bé 1 tuổi. Món này dễ làm, chế biến nhanh gọn, được làm từ ba loại nguyên liệu cơ bản là bột mì, trứng và sữa. Phần bột bạn có thể tự pha hoặc mua gói bột pancake có sẵn.
Thành phẩm bánh pancake thơm và ngọt nhẹ. Bạn có thể đổ thành miếng tròn như bánh rán Doremon hoặc miếng vuông lớn giống bánh sandwich. Sau khi bánh chín, bạn có thể kết hợp thêm các thành phần khác để làm phong phú cho bữa sáng của bé:
- Bánh pancake mặn: Ăn kèm bánh pancake với chà bông, thịt nguội, trứng chiên, rau xà lách.
- Bánh pancake ngọt: Ăn kèm bánh với mật ong, bơ đậu phộng, mứt, trái cây tươi.
Cơm chiên rau củ và hải sản
Món cơm chiên cũng là gợi ý bữa sáng cho bé 1 tuổi rất lý tưởng. Cơm có thể nấu sẵn từ tối hôm trước, sáng chiên lên kết hợp thêm cùng rau củ và hải sản. Các loại rau như súp lơ, đậu cove, hành tây nên cắt hạt lựu nhỏ. Hải sản bạn có thể chọn tôm, mực, cá băm nhuyễn để bé dễ ăn hơn.
Với trẻ em, cơm không nên chiên quá kỹ. Nếu cơm cứng bé sẽ khó nhai và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Trong trường hợp bạn quá bận chưa kịp chuẩn bị rau củ và hải sản thì có thể làm đơn giản hơn như chiên cơm với trứng cũng là một món rất ngon cho bữa sáng của bé.
Với những gia đình bận rộn đừng quên bTaskee sẵn sàng hỗ trợ dịch vụ trông trẻ tại nhà. Các chị Ong khéo léo sẽ giúp bố mẹ trông con, cho bé ăn yêu cầu từ phụ huynh. Như vậy, các bố mẹ bỉm sữa sẽ hoàn toàn yên tâm con yêu đang được chăm sóc một cách tốt nhất.
Tải app bTaskee để tận hưởng những dịch vụ gia đình chuyên nghiệp ngay hôm nay!
Bột yến mạch
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bột yến mạch để các mẹ bỉm lựa chọn làm bữa sáng cho bé 1 tuổi. Ưu điểm của bột yến mạch là đã qua sơ chế nên dễ chế biến hơn so với yến mạch thô.
Hàm lượng dinh dưỡng của bột yến mạch cũng rất cao. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, yến mạch chứa rất nhiều carbohydrate, protein, canxi, kali, vitamin… Vì vậy, bột yến mạch có khả năng cung cấp nguồn năng lượng và dinh dưỡng rất lớn cho trẻ nhỏ.
Bạn có thể thử một số cách chế biến bột yến mạch dưới đây:
Bánh sandwich với cá ngừ hoặc hải sản
Bánh sandwich là bữa sáng cực kỳ tiện lợi và cũng được nhiều người lớn yêu thích. Tuy nhiên với trẻ em thì một mình bánh sandwich sẽ không đủ đảm bảo dinh dưỡng. Vì vậy mẹ bỉm có thể chuẩn bị thêm cá ngừ hoặc hải sản để ăn kèm.
Bên cạnh đó, với bé 1 tuổi thì bạn nên bỏ phần viền ngoài và cắt nhỏ bánh để bé dễ ăn hơn. Ngoài sandwich cá ngừ hoặc hải sản, bạn cũng có thể thử kết hợp bánh mì với trứng, mứt, bơ đậu phộng để bé ăn vào bữa sáng.
Món trứng trộn
Trứng trộn còn được nhiều người gọi với tên khác là trứng bác, trứng khuấy. Thay vì chiên để trứng đặc lại thì bạn phải nhanh tay khuấy trứng lên, giúp món ăn mềm và tơi hơn.
Để món ăn đầy đủ dinh dưỡng, bạn có thể chuẩn bị thêm thịt băm hoặc rau củ thái nhỏ. Sau đó, cho thịt và rau củ vào xào chín rồi mới cho trứng vào khuấy cùng. Món này có thể ăn kèm với cơm hoặc ăn không đều được.
Một số lưu ý quan trọng khi cho bé 1 tuổi ăn sáng
- Khi chuẩn bị bữa sáng cho bé 1 tuổi, bạn cần đa dạng thực đơn mỗi ngày. Như vậy sẽ hạn chế bé bị chán ăn, lười ăn, bỏ bữa.
- Bữa sáng bạn có thể đút cho bé ăn hoặc để bé tự xúc. Tuy nhiên cần lưu ý là không nên ép bé ăn. Việc ăn uống cần phải thật thoải mái, để bé cảm giác hứng thú thì mới tốt cho sự phát triển lâu dài.
- Hệ tiêu hóa của trẻ em rất non yếu nên bạn cần chọn thực phẩm thật kỹ lưỡng, đảm bảo tươi ngon. Cách chế biến cũng nên đơn giản, nêm nếm ít gia vị, đặc biệt là hạn chế muối và đường hóa học.
- Thức ăn cho bé một tuổi cần phải nấu thật kỹ và mềm. Với những loại thực phẩm cứng (xương, sườn, các loại củ…), bạn nên ninh kỹ lấy nước cốt, sau đó dùng nước nấu cháo, bún, miến là tốt nhất.
- Bữa sáng cho bé 1 tuổi cần kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. Các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo thêm những công thức trên internet để tìm kiếm được món ăn phù hợp với khẩu vị bé nhà mình. Yếu tố quan trọng nhất là đảm bảo thực đơn cho bé 1 tuổi cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của bé một cách toàn diện nhất.
Câu hỏi thường gặp
- Với trẻ 1 tuổi, ngoài chế độ ăn uống thì có nên cho bé tiếp tục bú sữa mẹ hay không?
Có, bạn nên tiếp tục để bé bú sữa mẹ. Rất nhiều mẹ bỉm sữa băn khoăn nếu đã cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì việc bú sữa có còn cần thiết hay không. Dưới đây là kết quả nghiên cứu của những tổ chức y tế uy tín để bạn tham khảo:
– Theo nghiên cứu từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau đó, bé nên tiếp tục bú sữa mẹ cho đến hai năm hoặc lâu hơn, theo mong muốn của cả mẹ và con.
– Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Sau đó tiếp tục cho bé bú đến 2 năm và hơn thế nữa. - Trẻ em 1 tuổi không nên ăn những loại thực phẩm nào?
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, trẻ em 1 tuổi cần tránh các loại thực phẩm sau:
– Các loại đồ ăn vặt chứa nhiều hóa chất (bánh ngọt, kẹo…)
– Các loại đồ đóng hộp, đồ chế biến sẵn chứa hàm lượng dinh dưỡng thấp.
– Các loại nước ngọt có gas, nước ngọt chứa nhiều đường hóa học.
Trên đây là các thông tin mà mẹ bỉm sữa cần biết để chuẩn bị bữa sáng cho bé 1 tuổi. Hi vọng với các gợi ý từ bTaskee, bạn sẽ có thể chuẩn bị những bữa ăn thật gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé nhà mình.
>>> Xem thêm các gợi ý thực đơn cho bé 1 tuổi:
- Gợi Ý Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Ăn Cơm Đầy Đủ Dinh Dưỡng
- Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Kiểu Nhật Đầy Đủ Dinh Dưỡng
- Thực Đơn BLW Cho Bé 1 Tuổi Đầy Đủ Chất Tốt Cho Tiêu Hóa
Hình ảnh: pampers, yummytoddlerfood