Bún được biết đến là món ăn thay thế cơm phổ biến và có khả năng hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Thế nhưng, bún bao nhiêu calo cũng như ăn như thế nào cho chuẩn để kiểm soát cân nặng là thắc mắc của rất nhiều người. Cùng bTaskee đi tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây!
100g bún bao nhiêu calo? Thành phần dinh dưỡng trong bún ra sao?
Bún là một dạng mì sợi trắng được làm từ bột gạo sau khi trải qua quá trình nhào, trắng, cắt và luộc. Thực phẩm này có lượng calo tương đối thấp (khoảng 110 calo/100g), được tạo thành bởi nhiều thành phần khác như: Chất xơ, protein, tinh bột và các vitamin nhóm B.
Bún có chứa gluten không?
Gluten là một dạng protein thường có trong thành phần của các loại ngũ cốc như: Lúa mạch, lúa mì,… Được biết, bún không chứa gluten nên những người ăn kiêng hoặc dị ứng với chất này vẫn có thể sử dụng mà không phải e ngại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Có bao nhiêu loại bún phổ biến? Hàm lượng calo khác nhau thế nào?
Bên cạnh bún tươi truyền thống được làm từ bột gạo, ẩm thực Việt Nam còn sở hữu đa dạng các loại bún khác như:
- Bún khô: Đây là loại bún được làm từ bột gạo, có độ khô và cứng hơn bún tươi do được trải qua quy trình sấy khô. Bạn có thể chế biến bún khô thành các món xào hoặc luộc sau khi đã ngâm qua nước.
- Bún lá: Loại bún này có thành phần chủ yếu từ tinh bột gạo tẻ, có màu trắng với hình dáng dẹt và mỏng. Bún lá thường được cắt đôi khi dùng và được chế biến thành món Bún đậu mắm tôm nổi tiếng.
- Bún giòn: Đây là loại bún được làm từ bột gạo, sau đó chiên ngập dầu để tạo độ giòn. Thông thường, bún giòn sẽ được trụng qua nước sôi và chế biến thành nhiều món ăn khác.
Tùy thuộc vào thành phần dinh dưỡng mà mỗi loại bún sẽ có mức calo khác nhau. Dưới đây là số liệu được tổng hợp từ các chuyên trang dinh dưỡng:
- Bún khô chứa khoảng 130 calo/100g.
- Bún lá chứa khoảng 110 calo/100g.
- Bún giòn chứa khoảng 450 calo/100g.
>> Có thể bạn chưa biết: Top 20 Các Món Bún Ngon, Nổi Tiếng Của Việt Nam – bTaskee
Ăn bún có tốt cho sức khỏe không?
Bên cạnh hỗ trợ giảm cân, bún còn được nhiều người ưa chuộng bởi các lợi ích đối với sức khỏe như:
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Hàm lượng tinh bột có trong bún sẽ tạo cảm giác no bụng, giúp cơ thể tràn đầy sức sống suốt cả ngày dài.
- Giúp tiêu hóa tốt hơn: Lượng chất xơ trong bún có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa tốt, hạn chế tình trạng táo bón và ngăn ngừa đầy hơi hiệu quả.
- Phòng ngừa thiếu máu: Khoáng chất sắt, canxi cùng lượng nhỏ vitamin PP trong bún có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều bún vì sẽ ảnh xấu đến sức khỏe như:
- Tăng cân và béo phì: Bún có hàm lượng calo thấp nhưng nếu ăn quá nhiều vẫn có thể gây tăng cân mất kiểm soát.
- Gây đau dạ dày và loét: Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày nên hạn chế ăn bún bởi chất men có trong thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bệnh kéo dài và tệ hơn.
- Làm tăng đường huyết và nguy cơ tiểu đường: Lượng carbohydrate tinh chế có trong bún có thể làm tăng lượng đường huyết, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều.
- Gây dị ứng hoặc ngộ độc: Lượng hàn the có trong bún nếu sử dụng thời gian dài có thể gây ngộ độc hoặc các triệu chứng dị ứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe (nổi ban đỏ, tróc vẩy, nôn mửa, tiêu chảy,…).
>> Xem thêm: Cách Làm Bún Thịt Nướng Thơm Ngon, Đơn Giản Nhất
Ăn bún có giúp giảm cân không?
Ăn bún có thể giúp giảm cân nếu bạn tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:
- Liều lượng phù hợp: Bạn chỉ nên ăn bún 2 – 3 lần/tuần để tránh tình trạng tăng cân không mong muốn.
- Kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ: Bạn không nên ăn bún cùng với các loại thịt (thịt gà, thịt bò,…) thay vào đó nên kết hợp cùng với các loại rau/củ để cung cấp năng lượng cho cơ thể, tạo cảm giác no lâu.
- Pha chế nước chấm đúng chuẩn: Khi giảm cân, bạn không nên dùng bún cùng với những loại nước chấm có quá nhiều đường hoặc dầu mỡ vì sẽ gây tăng cân do hấp thụ chất béo vào cơ thể.
- Ăn bún đúng thời điểm: Bạn chỉ nên ăn bún vào buổi sáng hoặc trưa để cung cấp năng lượng cho cơ thể, tránh ăn vào buổi chiều/tối vì sẽ gây đầy bụng và thậm chí dẫn đến ngộ độc.
- Tăng cường vận động: Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn cũng nên kết hợp cùng các bài vận động để duy trì sức khỏe và gia tăng hiệu quả giảm cân.
Bạn không có thời gian hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm để chế biến những món ăn ngon cho gia đình? Đừng lo lắng, hãy đặt ngay dịch vụ nấu ăn gia đình tại app bTaskee. Các nhân viên nấu ăn với nhiều năm kinh nghiệm tại bTaskee sẽ thay bạn vào bếp chuẩn bị cho bạn những bữa cơm gia đình thật ngon.
Tải app bTaskee và đặt lịch các dịch vụ gia đình tiện ích ngay!
Những điều cần tránh khi ăn bún
Mặc dù bún có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể nhưng bạn cũng nên tham khảo qua những lưu ý dưới đây để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Không ăn khi đói quá lâu hoặc no quá nhiều: Ăn bún trong tình trạng này sẽ khiến dạ dày căng thẳng, từ đó dẫn đến chứng khó tiêu hóa và gây khó chịu.
- Người đang bị ốm hoặc có vấn đề về sức khỏe: Những người đang bị ốm hoặc có các triệu chứng liên quan đến bệnh dạ dày, gan hoặc thận không được ăn bún vì có thể gây chướng bụng, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
- Không ăn bún khi đang uống thuốc điều trị bệnh: Người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh không nên ăn bún vì sẽ gây phản tác dụng của thuốc.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên ăn bún: Thai phụ hoặc phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế ăn bún vì sẽ gây chậm tiêu, tác động xấu đến hệ tiêu hóa của mẹ và bé.
- Người đang trong quá trình giảm cân nên hạn chế: Bạn nên điều chỉnh lượng bún phù hợp, hạn chế ăn vượt quá lượng calo trung bình trên một ngày để hạn chế tình trạng tăng cân khó kiểm soát.
Câu hỏi thường gặp
- Làm sao để phân biệt bún kém chất lượng?
Thông thường, bạn có thể phân biệt bún sạch và bún kém chất lượng thông qua màu sắc cũng như độ dai của sợi bún. Cụ thể:
– Độ dai: Bún sạch rất dễ nát, đứt gãy trong khi đó bún chứa hàn the thường có độ dai cao.
– Màu sắc: Bún sạch được làm từ bột gạo sẽ có độ tối màu hoặc màu trắng đục. Ngược lại, bún kém chất lượng sẽ có màu trắng sáng và rất trong. - Những món từ bún giúp giảm cân hiệu quả?
Khi giảm cân, bạn nên hạn chế ăn bún cùng với các thực phẩm giàu protein (thịt gà, thịt bò,…). Bạn có thể chế biến thành các món bún khô hoặc bún nước kèm với đậu hủ, rau củ quả,…
- Bảo quản bún tươi như thế nào?
Bún tươi được làm từ bột gạo và có chất tạo chua nên không sử dụng trong một thời gian ngắn sẽ giảm chất lượng. Trong trường hợp chưa dùng đến, bạn có thể trụng bún qua nước sôi, sau đó làm ráo nước và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Như vậy, nội dung trên bTaskee đã trả lời đến bạn thắc mắc bún bao nhiêu calo cũng như các thông tin liên quan về thực phẩm này. Hy vọng bạn sẽ biết thêm nhiều điều hữu ích để quá trình giảm cân diễn ra thành công.
>>> Xem thêm các nội dung tương tự:
- Bún Riêu Bao Nhiêu Calo? Ăn Nhiều Có Mập (Béo) Không?
- Top 11 Loại Bánh Giảm Cân Được Ưa Chuộng Nhất 2023
- Chạy Bộ Giảm Cân Thế Nào Đúng Cách Và Hiệu Quả Nhất?
Hình ảnh: Cookpad, gutafood, ygcfood, tastingtable