Hiện nay, cây thủy sinh không cần CO2 đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Việc trồng cây thủy sinh trong hồ cá có lợi ích gì? Và các loại cây thủy sinh nào dễ trồng, dễ chăm sóc nhất? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Cây thủy sinh không cần CO2 là gì?
Cây thủy sinh là một loại cây sống dưới nước, thường sống ở môi trường nước ngọt. Chúng có thể ở 1 phần hoặc hoàn toàn trong nước hay ở môi trường ẩm ướt như bùn trong khoảng thời gian dài.
Cây thủy sinh không cần CO2 là thực vật rất dễ trồng, dễ chăm sóc và sinh sản nhanh. Chỉ cần ít ánh sáng cùng với chất dinh dưỡng là có thể phát triển được.
Cây thủy sinh không cần CO2 dễ trồng không?
Các loại cây không cần CO2 đều cần các cách chăm sóc riêng để phát triển tốt nhất.
Nếu bạn là người mới bắt đầu và chưa có nhiều kinh nghiệm. Hãy thử trồng những loại cây cần ít ánh sáng và thời gian. bTaskee tổng hợp cho bạn một vài loại cây dưới đây.
10 loại cây thủy sinh không cần CO2
Cây rong La Hán
Rong La Hán là loại cây rất phổ biến trong giới trồng cây thủy sinh không cần CO2. Là loại cây cực dễ trồng và phát triển nhanh lại còn có tán lá đẹp nên được rất nhiều gia đình trồng.
Tán cây rong La Hán phát triển rất nhanh, có thể đạt 20 cm chỉ sau 1 tuần trồng nên cần được cắt tỉa thường xuyên để mang lại vẻ đẹp nhất.
Cây rong đuôi chó
Cũng giống như cây rong La Hán, rong đuôi chó cũng rất dễ trồng và phát triển mà không cần phải chăm sóc nhiều.
Các loại cây thủy sinh không cần CO2 này có tác dụng giúp cân bằng dinh dưỡng trong hồ và ngăn sự phát triển của tảo lục. Chúng hoạt động như một bộ lọc trong hồ cá cung cấp bóng che và nơi trú ẩn cho cá.
Cây dương xỉ Java
Dương xỉ Java hay còn được gọi là dương xỉ thường. Đây là loại cây dễ phát triển nhất ngay cả trong điều kiện chỉ là một hồ thủy sinh cơ bản.
Tuy nhiên, rễ của dương xỉ không phát triển dài nên rất khó để tự bám vào đất. Do đó nên dùng các loại dây để buộc thân chúng cố định ở trong bể.
Cây rêu
Rêu nằm trong nhóm các loài cây thủy sinh không cần CO2 được ưa dùng nhiều. Chúng có sức sống rất mạnh mẽ, do đó ở điều kiện khắc nghiệt chúng vẫn có thể phát triển tốt. Ngoài việc trang trí cho bể cá thêm đẹp thì chúng còn có tác dụng cung cấp nơi trú ẩn cho loài cá.
Cây lưỡi mác
Đây là một trong những dòng cây xuất hiện rất nhiều tại bể cá của những người chơi thủy sinh. Với sức sống mạnh mẽ, không cần chăm sóc nhiều thì cây cũng có thể phát triển tốt.
Rễ sâu của cây lưỡi mác giúp thông khí và giảm nén khí dưới chất nền ở bể cá. Ngoài ra thì lá của cây còn có thể là nguồn thức ăn cho tôm, tép cảnh.
>>>Xem thêm bài viết: Các Loại Cây Đuổi Muỗi Dễ Trồng Tại Nhà
Bèo Nhật
Bèo Nhật là loại cây có tán lá tròn rất đẹp mang lại vẻ tự nhiên hoang sơ cho hồ cá. Chúng nổi ở trên mặt nước và hấp thụ các chất thừa mà cá thải ra, mang lại một môi trường nước trong lành.
Tuy nhiên, không nên thả quá nhiều bèo sẽ gây thiếu ánh sáng cho cá trong bể.
Cây súng thủy sinh
Đây là loại cây có nguồn gốc từ Việt Nam nên rất dễ tìm kiếm. Súng thủy sinh cho hoa rất đẹp, dễ trồng và dễ thích nghi. Thân và lá có màu tím nên chúng rất nổi bật trong việc trang trí.
Cây ráy lá nhỏ
Cây ráy lá nhỏ còn có tên gọi khác là cây na na. Đây là loại cây phát triển khá chậm tuy nhiên cũng rất dễ chăm sóc. Chúng ta có thể gài cây vào những hốc đá, hốc cây hoặc có thể phối hợp nhiều layout để mang tới vẻ đẹp nhất cho hồ cá.
Cây tiểu bảo tháp
Vì thuộc dòng cây cắt cắm nên chúng rất dễ sống. Chỉ cần cắm gốc cây xuống dưới phần nền, cung cấp ánh sáng, chất dinh dưỡng là chúng có thể tự phát triển. Đây là loại cây được nhiều người nuôi cá 7 màu ưa chuộng nhất.
Cây tiêu thảo nâu
Đây cũng là một trong những loại cây được trồng phổ biến nhất. Nó có khả năng biến đổi mạnh về màu sắc bao gồm màu nâu vàng, xanh lá, đỏ. Ngay cả trong điều kiện ánh sáng thấp thì cây cũng có thể phát triển nhanh và đổi màu lá khác nhau.
Bạn muốn chơi bể thủy sinh nhưng lại ngần ngại chuyện phải vệ sinh bể mỗi tuần, mỗi tháng? Đừng lo, hãy để bTaskee thực hiện giúp bạn. Chỉ vài thao tác đơn giản trên ứng dụng, đội ngũ cộng tác viên với tay nghề cao của bTaskee sẽ đến, giúp bạn dọn dẹp bể cá, tổng vệ sinh mỗi tuần, mỗi tháng.
Tải ứng dụng tại đây!
Các loại bệnh cây thủy sinh không cần CO2 dễ mắc phải
Rêu trên lá
Đây là hiện tượng rất phổ biến trên các loại cây thủy sinh và có thể xảy ra trên các loại cây không cần CO2. Rêu có thể lan rộng nhanh chóng và gây khó chịu cho các cây thủy sinh.
Thối rễ
Bệnh này rất nguy hiểm bởi vì có thể dẫn đến chết cây. Thối rễ thường xảy ra khi cây bị thủy phân hoặc thủy độc.
Bệnh lá và thân
Các loại bệnh như bệnh đốm lá, nấm và vi khuẩn có thể gây hại cho cây thủy sinh. Những bệnh này có thể lan rộng nhanh chóng và gây ra hư hỏng nghiêm trọng cho cây.
Lợi ích của cây thủy sinh
Ngoài việc rất dễ trồng và chăm sóc thì cây thủy sinh không cần CO2 còn mang lại rất nhiều lợi ích cho hồ cá của bạn đấy nhé!
Tô điểm thêm sắc đẹp cho hồ cá
Trồng thêm cây thủy sinh trong hồ cá sẽ giúp bổ sung màu xanh thiên nhiên. Làm cân đối và hài hòa tổng thể cho hồ cá hơn.
Gia chủ có thể gắn thêm một chiếc đèn thủy sinh để giúp cho cây cũng như cá phát triển tốt hơn.
Hấp thụ các chất hại
Cây thủy sinh không cần CO2 là loài cây rất quan trọng và cần thiết cho hồ cá. Chúng có thể hấp thị các chất độc như kim loại nặng bằng lá, phân nền, nitrat,… Ngoài ra, chúng có thể giải phóng các hợp chất có lợi, cải thiện chất lượng vi sinh và độ trong của hồ cá một cách rõ ràng.
Bơm oxi tự nhiên
Các loại cây thủy sinh sẽ hấp thụ khí CO2 do cá thải ra trong hồ và tạo thành khí Oxi. Điều này sẽ giúp đàn cá sinh trưởng tốt và khỏe mạnh hơn nhờ lượng oxi được tăng đó.
Nhưng vì lượng oxi các cây này tạo ra khá ít nên cần cân nhắc thêm một chiếc xủi riêng cho hồ nếu như bạn nuôi những loài cá cần nhiều oxi như cá koi, ranchu,…
Mang tới màu sắc thiên nhiên cho không gian sống
Đây là loài cây rất đẹp và dễ trồng nên ngoài việc trồng ở hồ cá thì chúng còn được trồng ở những nơi như bàn làm việc, uống nước, phòng khách,… giúp cho gia chủ bớt căng thẳng và môi trường xung quanh được trong lành.
Lưu ý khi trồng cây thủy sinh không cần CO2
- Khi trồng cây thủy sinh không cần CO2 thì nên trồng ở dưới đáy bể bao quanh là cát và sỏi, để cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng và lớn nhanh,
- Nên để một khoảng trống giữa phần gốc và lá cây để tránh tình trạng bị hư hỏng, ngập úng.
- Khi trồng cây thủy sinh để bàn thì chỉ cần thay nước 1 – 2 lần 1 tuần. Cắt bỏ phần lá bị héo, vàng để cây sinh trưởng tốt hơn.
Các câu hỏi thường gặp
- Vì sao cây thủy sinh lại không phát triển?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cây thủy sinh không cần CO2 lại không phát triển. Do rễ cây chưa thích nghi được với môi trường nước nên xảy ra hiện tượng mục lá, vàng lá; Nhiệt độ bể nước quá lạnh hoặc quá nóng; Cây thủy sinh chưa quen với nước nên không thể phát triển.
- Cây thủy sinh nào lọc nước cho bể cá?
Có rất nhiều loại cây thủy sinh không cần CO2 có thể lọc nước cho bể cá. Ví dụ như cây lưỡi mác, súng thủy sinh, cây bèo Nhật, cây thủy trúc, dương xỉ,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về các loại cây thủy sinh không cần CO2 cho bạn. Cùng theo dõi chuyên mục “Kinh nghiệm hay” mỗi ngày để có thêm thật nhiều mẹo hay bổ ích nhé!
Hình ảnh: 9houz, canva
>>>Xem thêm các bài viết:
- Các Loại Cây Thủy Sinh Dễ Tìm Ngoài Tự Nhiên
- Các Loại Cây Thủy Sinh Đẹp Và Dễ Trồng Trong Bể Cá Cảnh