Ăn dặm (hay ăn bổ sung) là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bắt đầu làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hãy cùng bTaskee nghiên cứu 25+ các loại rau cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng nhé.
Bí đỏ
Bí đỏ chứa lượng carotenoids phong phú, khi cơ thể hấp thụ nó sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp đôi mắt khỏe mạnh là một trong các loại rau cho bé ăn dặm mẹ nên bổ sung.
Bên cạnh đó, bí đỏ chứa hàm lượng lớn chất xơ, vitamin C và vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp chống lại các tác nhân gây tác động xấu đến tế bào mắt.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ khiến da bé có màu vàng, đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa. Sau đây là một số thực đơn món ăn thô mẹ bé có thể tham khảo:
- Cháo bí đỏ + rau ngót với lươn.
- Cháo bí đỏ + tôm.
- Cháo bí đỏ + khoai lang.
- Cháo bí đỏ + cá hồi.
- Cháo bí đỏ + trứng.
- Cháo bí đỏ + phô mai.
- Súp bí đỏ + sữa.
- Súp bí đỏ + yến mạch.
>> Xem thêm: Cách Chọn Bí Đỏ Ngon, Dinh Dưỡng Tốt Cho Sức Khỏe
Rau ngót
Rau ngót là loại rau lành tính phổ biến, dễ trồng, dễ ăn. Nguồn cung cấp chất xơ cao hỗ trợ các vấn đề tiêu hóa, chống táo bón, tăng cường hệ miễn dịch và nó còn bổ sung thêm vitamin A, C, canxi, sắt, kẽm… rất tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt, theo Đông y, rau ngót có tính hàn. Ngoài giải độc, thanh nhiệt còn lợi tiểu, bổ huyết, tiêu viêm. Cũng như các loại khác mẹ nên xay nhuyễn các hỗn hợp để bé dễ nuốt. Dưới đây là một số món ăn ngon từ rau ngót cho bé ăn dặm:
- Cháo rau ngót + thịt heo.
- Cháo rau ngót + thịt bò.
- Súp rau ngót.
- Cháo rau ngót + trứng.
- Cháo rau ngót với cá lóc.
Bắp cải
Bắp cải là loại rau xanh có thể cho bé ăn dặm từ tháng thứ 7 tuổi trở lên. Đây là nguồn cung cấp các khoáng chất cần thiết như vitamin A, C, K, folate và các vitamin nhóm B. Canxi trong bắp cải giúp phát triển hệ xương và răng của trẻ. Hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru nhờ lượng chất xơ khá cao.
Để bổ sung bắp cải cho bé ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn bắp cải luộc, hấp, xào hoặc nấu súp. Mẹ cũng có thể kết hợp bắp cải với các loại rau củ khác, chẳng hạn như cà rốt, khoai tây,… để tạo nên các món ăn ngon miệng và hấp dẫn cho bé. Một số thực đơn gợi ý:
- Cháo bắp cải + thịt bò/ heo.
- Cháo bắp cải + trứng gà.
- Súp bắp cải kiểu Nhật.
Đậu cô ve
Đậu cô ve (hay còn gọi là đậu que) cung cấp cho bé các vitamin A, kali, sắt, kẽm và chất xơ khá dồi dào nhằm tăng cường sức đề kháng. Đậu cô ve còn chứa hàm lượng protein và chất béo bổ sung đủ năng lượng cần thiết giúp bé tăng cân một cách tốt nhất.
Đây là thực phẩm tươi xanh mà mẹ nên tập cho bé làm quen ban đầu để sau này có thể dùng những rau củ tươi xanh giàu dưỡng chất khác nhau như: Rau chân vịt, bông cải xanh, cải bó xôi, đậu hà lan…
- Cháo đậu cô ve + với thịt bằm.
- Cháo đậu cô ve + cà rốt với thịt heo.
- Cháo đậu cô ve + sườn heo.
- Cháo đậu cô ve + hạt sen.
- Cháo khoai lang + đậu cô ve.
Khoai tây
Khoai tây rất giàu tinh bột và nhiều loại vitamin A, C, B1, B2, sắt, canxi… vừa dễ ăn vừa dễ tiêu hóa, chế biến đơn giản tiết kiệm thời gian và công sức. Đây là thực phẩm thiết yếu bổ sung dưỡng chất và năng lượng cho sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên bác sĩ dinh dưỡng khuyên các bà mẹ chỉ nên cho bé ăn khi đủ 8 tháng tuổi trở lên vì thời điểm này bé cần nhiều carbohydrate để phát triển và điều đó khoai tây có thể đáp ứng được yêu cầu này. Thực đơn gợi ý cho bé ăn dặm như sau:
- Cháo khoai tây + thịt bò.
- Cháo khoai tây + thịt gà.
- Cháo khoai tây + bí đỏ với thịt heo.
- Cháo khoai tây + cà rốt với tôm.
- Súp khoai tây + cà rốt.
- Canh khoai tây + trứng.
Bí ngòi
Bí ngòi chứa nhiều nước, giúp duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể. Chất xơ trong bí ngòi không chỉ hỗ trợ quá trình tiêu hóa mà còn giúp kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, quả này cũng cung cấp các vitamin quan trọng như vitamin C và vitamin B, cũng như khoáng chất như kali, canxi và sắt.
Dễ dàng chế biến cùng các thực phẩm khác làm bữa ăn thêm đa dạng, lượng nước trong bí ngòi sẽ giúp làm mềm phân hạn chế các bệnh bón của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số món ăn ngon từ rau ngót cho bé ăn dặm:
- Cháo bí ngòi +thịt bằm.
- Cháo bí ngòi + cá hồi.
- Cháo bí ngòi +bí đỏ.
- Cháo bí ngòi + tôm.
- Cháo bí ngòi + thịt bò.
Nếu việc chăm sóc bé quá bận rộn và bạn không còn thời gian để kịp chuẩn bị những bữa ăn thơm ngon và bổ dưỡng cho con thì đừng lo, đã có dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong vàng đảm đang sẽ giúp bạn chăm sóc bé với đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!
Khoai mỡ
Khoai mỡ (hay khoai lang mõ, khoai mỡ tím) là một loại củ mà các mẹ thường nhầm lẫn với khoai môn vì đều là màu tím, nhưng khi nấu chín sẽ có vị ngọt thanh và mềm hơn.
Thực phẩm này chứa vitamin C và Anthocyanins đều là những chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh. Trong đó, vitamin B6 và chất xơ vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ bỉm nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm của các bé, có thể tham khảo các món sau đây:
- Cháo khoai mỡ + thịt bằm
- Cháo khoai mỡ + cua biển/ tôm
- Cháo khoai mỡ + cà rốt + thịt bò
- Súp khoai mỡ + nấm +súp lơ xanh
Các loại hạt đậu
Các loại đậu như: Đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh,…. giúp bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin, protein, sắt, kẽm giúp phát triển cơ bắp, hệ tuần hoàn máu, não bộ và chức năng thận của trẻ.
Đồng thời, các chất chống oxy hóa như phytic, axit alkaloid, flavonoid và anthocyanin trong đậu giúp giảm nguy cơ ung thư và ngăn chặn quá trình oxy hóa của tế bào xấu.
Các mẹ nên xay nhuyễn cho bé ăn dặm từ sớm sẽ cực kỳ tốt cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Thực đơn món ăn dinh dưỡng cho bé được gợi ý như sau:
- Cháo đậu các loại.
- Cháo diêm mạch + tôm.
- Sữa đậu nành.
- Sữa diêm mạch .
- Sữa óc chó.
- Cháo cá lóc + đậu lăng.
>>> Xem thêm: Gợi Ý 5 Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 8 Tháng Đầy Đủ Chất Dễ Làm
Cà chua
Lợi ích mà cà chua đem đến cho chúng ta thật sự rất nhiều. Giá trị dinh dưỡng cao bao gồm các loại khoáng chất và dưỡng chất quan trọng như vitamin A , vitamin C, vitamin K, vitamin B6 và folate…
Tuy nhiên khuyến cáo không nên sử dụng cho các bé khi chưa đủ 6 tháng tuổi vì khi lúc này đường ruột của bé chưa hoàn thiện. Các mẹ có thể chế biến cà chua cùng các loại thực phẩm khác để giúp bữa ăn bắt mắt và nhìn ngon miệng hơn.
- Cháo cà chua + trứng gà.
- Cháo cà chua + thịt bằm.
- Cháo cà chua + cà rốt + thịt bò.
- Sinh tố cà chua.
- Nước ép cà chua.
>> Xem thêm: 5 Cách Chọn Cà Chua Tươi Ngon, Đúng Chuẩn
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay được gọi là bông cải xanh rất giàu chất dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày làm cho bữa ăn của bé thêm phong phú và đa dạng.
Trong súp lơ xanh chứa nhiều vitamin K, A, C, chất xơ… cùng với những khoáng chất như canxi, magie, photpho… Quan trọng trong quá trình tiêu hóa, đồng thời vừa tốt cho mắt vừa chắc khỏe xương và hệ tiêu hóa của bé.
- Cháo súp lơ xanh + thịt gà.
- Cháo súp lơ xanh + thịt bò.
- Cháo cá hồi súp lơ xanh.
- Cháo súp lơ xanh + tôm.
- Cháo súp lơ xanh + mực.
- Súp bông cải xanh + bí đỏ với thịt heo.
Đu đủ
Đu đủ chín chứa vitamin A, B, C, chất xơ, những khoáng chất rất cần thiết như magie, đồng, sắt, canxi, kali… cùng hàm lượng lớn beta carotene và enzym giúp bé tăng sức đề kháng cũng như cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra hàm lượng acid folic có trong đu đủ giúp bé tăng cường trao đổi chất.
Lưu ý nhỏ dành cho mẹ là nên cho bé ăn đu đủ chín không sử dụng quả quá xanh và nên dùng ở tháng thứ 7 và tránh ăn quá nhiều bởi có thể khiến bé bị đau dạ dày hoặc gây vàng da. Dưới đây là một số món ăn gợi ý từ đu đủ:
- Sữa chua đu đủ.
- Sữa chua đu đủ + lê.
- Sinh tố đu đủ + táo.
- Nước ép đu đủ + chuối.
- Nước ép đu đủ + bơ.
- Cháo đu đủ thịt tôm + trứng .
- Cháo đu đủ thịt bằm.
Bông cải trắng
Bông cải trắng thường có tên gọi khác là súp lơ trắng là thực phẩm được các mẹ bỉm lựa chọn khi con mới bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm. Lúc này các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tiêu hóa luôn là sự ưu tiên.
Trong đó bông cải trắng chứa hàm lượng folate và vitamin C dồi dào giúp tăng sức đề kháng của trẻ nhỏ và giảm nguy cơ về các bệnh về mắt. Sau đây là một số món ăn thô mẹ bé có thể tham khảo:
- Cháo cá lóc + bông cải trắng + cà rốt.
- Bông cải trắng luộc xay nhuyễn + trứng gà.
- Cháo bông cải trắng + thịt bằm.
- Súp bông cải trắng + nấm đùi gà.
- Cháo bông cải trắng + tôm.
Cà rốt
Cà rốt là một trong những loại thực phẩm mà mẹ cần lưu vào thực đơn ăn dặm của trẻ. Chúng được biết đến với liều thuốc bổ sung vitamin A, C chống oxy hóa, tăng cường thị lực.
Trong cà rốt chứa những khoáng chất quan trọng canxi, sắt, kali giúp tăng chiều cao, sức đề kháng, trí não của bé. Ngoài ra nó cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa vì chứa nhiều lưu huỳnh có khả năng loại bỏ giun, sán.
Các mẹ nên cho bé dùng cà rốt khi trên 8 tháng tuổi và tránh lạm dụng quá nhiều sẽ gây vàng da. Mẹ hãy chế biến các món ăn như sau:
- Cháo cà rốt + khoai tây với tôm.
- Cháo cà rốt + thịt bò.
- Cháo cà rốt + bí đỏ với thịt heo.
- Cháo cà rốt + khoai lang với trứng.
- Nước ép cà rốt.
- Nước ép cà rốt + táo.
>> Xem thêm: Gợi Ý 5 Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 8 Tháng Đầy Đủ Chất
Khoai lang
Cho bé ăn dặm với khoai lang không chỉ tốt cho mắt mà còn tăng cường trí nhớ, hỗ trợ tốt cho đường ruột. Bởi khoai lang chứa nhiều chất xơ, beta carotene, vitamin A, C, B6 cùng với các khoáng chất mangan, magie, kali…
Bên cạnh đó chúng còn được quan tâm về khả năng ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả. Chính vì thế nhiều chuyên gia khuyên mẹ nên thêm khoai lang vào thực đơn giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn như các món sau:
- Súp khoai lang + bí đỏ với sữa.
- Súp khoai lang dầm bơ.
- Cháo khoai lang + trứng gà.
- Cháo khoai lang + cà rốt với thịt bò.
- Cháo khoai lang + đậu xanh với thịt gà.
- Cháo khoai lang + phô mai với cá hồi.
Bí đao
BÍ đao là một loại thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin PP, vitamin B2, vitamin A tốt cho sức khỏe. Theo y học, nó có tính mát, giúp giải nhiệt, thanh mát cơ thể, rất thích hợp cho bé trong những ngày hè nóng bức.
Các mẹ có thể cho con ăn dặm bí đao cùng các thực phẩm khác khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên. Không nên cho bé ăn bí đao sống hay cho ăn quá nhiều vì lượng beta-carotene dư thừa trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, dẫn đến tình trạng vàng da, khô da, rụng tóc,… Các món ăn có bí đao dễ làm cho bé:
- Cháo bí đao + thịt bằm.
- Cháo bí đao + thịt bò.
- Bí đao luộc chín + khoai tây xay nhuyễn.
- Bí đao luộc chín xay nhuyễn + trứng gà.
Củ dền
Củ dền là một loại củ chứa hàm lượng vi chất và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Củ dền gồm có 2 loại một loại có màu đỏ thẫm và một loại có màu tím than.
Nhưng được sử dụng nhiều nhất là củ có màu đỏ thẫm vì loại củ này có chứa vitamin A, C, axit folic. Có tác dụng bổ mắt, bổ máu hỗ trợ hệ tim mạch giảm thiểu các bệnh về đường ruột như táo bón, chống bệnh còi xương ở trẻ nhỏ.
Các chuyên gia y khoa khuyến cáo trẻ 8 – 10 tháng tuổi là khoảng thời gian tốt nhất để hệ tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện. Để đảm sức khỏe các mẹ nên xen kẽ củ dền vào bữa ăn hàng tuần như các món:
- Cháo củ dền + khoai lang + rau lang.
- Cháo củ dền + tôm.
- Cháo củ dền + thịt heo.
- Cháo củ dền + khoai tây với thịt bò.
- Súp củ dền + thịt gà + nấm.
- Cháo củ dền + bí đỏ + thịt bằm.
Củ cải trắng
Củ cải trắng giúp bữa ăn dặm của trẻ nhỏ đa dạng và hấp dẫn hơn nhờ vị ngọt thanh mát vốn có từ chất xenlulo. Bên cạnh đó, khi gặp tình trạng thiếu máu thì vitamin B12 trong củ sẽ làm thúc đẩy quá trình hấp thụ hemoglobin trong máu.
Các mẹ hoàn toàn có thể an tâm sử dụng cho bé từ 8 tháng tuổi trở lên. Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé mẹ cũng cần tìm hiểu về đặc tính của các thực phẩm. Thực đơn đa dạng phụ huynh có thể tham khảo và nấu cho bé:
- Củ cải trắng + lươn đồng.
- Cháo củ cải trắng + cà rốt + thịt bò.
- Cháo củ cải trắng + bí đỏ + thịt heo bằm.
- Nước nấu từ lê + củ cải trắng + táo đỏ.
- Bánh từ củ cải trắng + tôm + cà rốt.
Củ cải vàng
Củ cải vàng khá giàu chất sắt và canxi, vitamin C, đồng, mangan và axit folic đều là những chất tăng cường sức khỏe của xương.
Không chỉ thế loại thực phẩm này còn ngăn ngừa tình trạng ho, sổ mũi… khi trời trở lạnh. Lưu ý nhỏ cho mẹ là không nên kết hợp củ cải với hoa quả khác sẽ ảnh hưởng đến tuyến giáp của bé. Món ăn có thành phần từ củ cải vàng:
- Nước ép từ củ cải vàng.
- Cháo củ cải vàng nấu thịt gà.
- Cháo củ cải vàng.
- Cháo củ cải vàng nấu cá.
Rau má
Một loại rau phổ biến trong cuộc sống và giá thành rất rẻ lại có nhiều công dụng. Từ thức ăn đến nước uống đem lại sự thanh mát, ngon, bổ dưỡng thì rau má là thành phần không thể thiếu khi các mẹ cần bổ sung chất xơ, vitamin A, B1, cellulose,… cho trẻ nhỏ trong bữa ăn dặm.
Một mẹo nhỏ dân gian khi các bé bị nhiệt miệng hay thường gọi là nổi đẹn thì trong rau má có chứa thành phần Triterpenoids, một hoạt chất có tác dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Theo đông y rau má thuộc tính hàn khi dùng nhiều sẽ khiến cho bé đầy bụng tiêu chảy.
Một lời khuyên hữu ích là không nên cho bé uống nước ép rau má tươi vì sẽ khiến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Sau đây là các thực phẩm có thể kết hợp cho món ăn thêm phong phú:
- Cháo cá basa + rau má.
- Cháo thịt bằm + rau má.
- Cháo cá đồng + rau má.
- Cháo rau má + cải bó xôi + tôm.
>> Xem thêm: Thực Đơn 30 Ngày Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Chi Tiết Nhất
Rau dền
Trong rau dền có hầu hết chất cần thiết cho sức khỏe của trẻ nhỏ bao gồm: photpho, magie, sắt, vitamin C, vitamin B2,… Các bé có bệnh như kiết lị, đại tràng kém, viêm đại tràng cấp tính thì rau dền là lựa chọn cực tốt để hỗ trợ cho sức khỏe.
Một bài thuốc dân gian hỗ trợ làm mát gan, nhuận tràng và lợi tiểu ở trẻ nhỏ mà mẹ nên bổ sung xen vào bữa ăn của bé từ 6 tháng tuổi. Nếu sợ bé ngán mẹ hãy chế biến theo món ăn bên dưới nhé:
- Cháo rau dền + tôm + cà rốt.
- Cháo đậu phụ + rau dền + thịt bằm.
- Cháo rau dền + bí đỏ + thịt gà.
- Cháo khoai tây + rau dền + thịt heo.
- Cháo thịt heo + ngô + rau dền.
- Cháo thịt heo + phô mai + rau dền.
- Cháo trứng gà + khoai lang + rau dền.
Rau đay
Rau đay là thực phẩm chứa các chất vitamin A, K, B6, sắt, acid amin tryptophan,… có 3 dưỡng chất chính trong rau đay đó là 2 loại sucrose, inositol và polysaccharide. Chúng đều có tác dụng ngăn ngừa ứ đọng và làm mềm phân giúp việc đại tiện của trẻ dễ dàng hơn.
Ngoài ra còn một tác dụng cực kỳ lớn đó là việc phát triển khung xương của trẻ nhỏ, rau đay có hàm lượng canxi rất cao trong 100g rau đay có chứa đến 182mg canxi. Những bé có biểu hiện còi xương, khi đủ 6 tháng tuổi đã bước vào quá trình ăn dặm mẹ bỉm có thể tham khảo bổ sung như gợi ý sau đây:
- Canh rau đay + cua đồng.
- Cháo rau đay + thịt tôm bóc vỏ.
- Cháo rau đay + thịt heo bằm.
- Cháo rau đay + cá cơm giã nhuyễn.
- Cháo thịt gà + đậu đỏ + rau đay.
Ớt chuông
Ớt chuông chứa nhiều vitamin C, K, A, B6,… Đối với các trẻ có hiện tượng biếng ăn, suy dinh dưỡng thì trong ớt chuông có hàm lượng B6 rất cao có tác dụng hấp thu thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa giảm nguy cơ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp, góp phần sản sinh melanin rất tốt cho giấc ngủ của trẻ.
Ngoài ra, trong ớt chuông có chứa zeaxanthin chống lại phản ứng oxy hóa gây tổn thương đến võng mạc, hạn chế bệnh thoái hóa điểm vàng đem lại cho trẻ một đôi mắt sáng khỏe. Hãy tham khảo các món bên dưới để bữa ăn thêm nhiều màu sắc thu hút các bé:
- Cháo ớt chuông + nấm rơm + thịt bò.
- Cháo ớt chuông + thịt bò + phomai + bắp.
- Cháo ớt chuông + bông cải trắng + súp lơ.
- Cháo ớt chuông + thịt heo + bắp + bí ngòi.
Đậu bắp
Đậu bắp được mệnh danh là “nhân sâm xanh” do nó rất giàu vitamin K, B, sắt, kali, kẽm, canxi, mangan, magie… giúp hỗ trợ tạo ra nhiều tế bào hồng cầu trong cơ thể.
Chiếm đa số trong chất dinh dưỡng đó là chất xơ hòa tan và không hòa tan có tác dụng làm giảm cholesterol. Chất nhớt có trong đậu bắp còn giúp bôi trơn dạ dày giúp trẻ không bị đau dạ dày.
Bên cạnh đó nó còn một loại protein được gọi là lectin chúng sẽ làm ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, chẳng hạn ung thư vú. Các mẹ có thể chế biến theo thực đơn sau:
- Cháo đậu bắp + khoai lang.
- Cháo đậu bắp + thịt gà.
- Súp đậu bắp + ngô ngọt + nấm rơm + thịt gà.
- Cháo đậu bắp + tôm.
- Cháo đậu bắp + thịt heo bằm.
>> Xem thêm: Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 10 Tháng Phát Triển Toàn Diện
Đậu hà lan
Đậu hà lan giúp bổ sung chất xơ, sắt, mangan, magie, kẽm, vitamin B, K, hỗ trợ tim mạch đặc biệt vitamin B9 có trong đậu hà lan rất cần thiết cho sự hình thành và duy trì tăng trưởng các tế bào.
Theo bác sĩ khuyến cáo nên cho bé ăn dặm đậu hà lan từ lúc 8 tháng tuổi để đảm bảo lượng hồng cầu trong máu cho trẻ nhỏ. Một lưu ý phụ huynh nên hạn chế sử dụng quá nhiều đậu hà lan vì sẽ gây đầy hơi không tốt cho tiêu hóa. Món ăn ngon từ đậu hà lan mà bé sẽ thích:
- Cháo đậu hà lan + măng tây + thịt heo.
- Súp cà rốt + atiso + đậu hà lan.
- Súp đậu hà lan + bắp non.
- Cháo đậu hà lan + rau chân vịt + thịt heo.
- Cháo bí đỏ + đậu hà lan.
- Cháo đậu hà lan + khoai tây + tôm.
Rất mong những thông tin trên, bTaskee có thể giúp ích được cho các bậc phụ huynh giải quyết nỗi lo về thực đơn rau củ cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng. Những bữa ăn ngon, đẹp mắt, bổ dưỡng sẽ giúp bé cao lớn, sở hữu một cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng cao.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Thực Đơn BLW Cho Bé 1 Tuổi Đầy Đủ Chất Tốt Cho Tiêu Hóa
- Thực Đơn Ăn Thô Cho Bé 8 Tháng Tuổi Khoa Học-Dinh Dưỡng
- 7+ Bữa Sáng Cho Bé 1 Tuổi Đầy Dinh Dưỡng Con Ăn Mau Lớn