Các Loại Trần Nhà Cấp 4 Đơn Giản, Bền Đẹp

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Các loại trần nhà cấp 4
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Bạn đã biết nên chọn vật liệu nào để ốp trần cho ngôi nhà của mình chưa? bTaskee sẽ giới thiệu các loại trần nhà cấp 4 ngay dưới đây để bạn có thể tham khảo nhé.

Khái niệm trần nhà cấp 4

Trần nhà không phải là một yếu tố cấu trúc, mà chỉ là lớp hoàn thiện bề mặt của kết cấu mái hoặc của tầng trên. Nó sử dụng các vật liệu khác: trần gỗ, trần nhựa, trần thạch cao, trần nhôm.

Trần nhà cấp 4 là bề mặt giới hạn diện tích căn phòng với khu vực gác mái
Trần nhà cấp 4 là bề mặt giới hạn diện tích căn phòng với khu vực gác mái

Các loại trần nhà cấp 4 phổ biến

Trần thạch cao

Ưu điểm và nhược điểm của trần thạch cao

  • Ưu điểm
Trần thạch cao có nhiều ưu điểm vượt trội
Trần thạch cao có nhiều ưu điểm vượt trội

Trần nhà cấp 4 ốp thạch cao ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi lắp đặt thuận tiện. Bản chất hữu cơ của tấm thạch cao là dẻo nên không bị nứt dù sử dụng lâu dài.

Trần thạch cao có nhiều đặc tính ưu việt mà các vật liệu khác không có được như: chống thấm, chống ẩm, chống cháy, cách âm, cách nhiệt… nên trần thạch cao là lựa chọn hàng đầu cho các công trình có quy mô từ nhỏ đến lớn. 

  • Nhược điểm

Khi sử dụng trần thạch cao nổi không được treo các đồ trang trí nặng sẽ dễ gây sập, rãnh trần.

Đối với trần thạch cao chìm, nhược điểm lớn nhất là khó sửa chữa. Nếu hư hỏng một phần tấm trần, còn nếu trần bị ố, hư hỏng thì thường phải tháo ra để sửa chữa.

Trần thạch cao sau thời gian sử dụng lâu sẽ bị ố vàng
Trần thạch cao sau thời gian sử dụng lâu sẽ bị ố vàng

Trần thạch cao sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện các vết nứt, cần được xử lý kịp thời.

Giá thành và tiện ích của trần thạch cao

Giá trần thạch cao hoàn thiện trọn gói phụ thuộc vào độ khó và diện tích của trần. Thi công trọn gói (cả bả và sơn hoàn thiện) dao động từ 70.000 – 105.000/m2.

Trần gỗ

Ưu điểm và nhược điểm của trần gỗ

Ốp trần nhà cấp 4 bằng gỗ mang lại vẻ ấm cúng cho không gian
Ốp trần nhà cấp 4 bằng gỗ mang lại vẻ ấm cúng cho không gian
  • Ưu điểm

Với trần gỗ, bạn có thể che đi những khuyết điểm thông qua màu sắc và cách trang trí. Trần nhà có vết nứt hoặc đường vân có thể được che bằng cách ốp gỗ. 

Trần gỗ có thể linh hoạt trong màu sắc trang trí. Cụ thể, vật liệu này có thể được nhuộm màu hoặc sơn theo phong cách mong muốn của bạn. Dễ dàng kết hợp với các vật liệu nội thất khác để tạo cảm giác ấm cúng, thoải mái. 

  • Nhược điểm
Trần gỗ bị cong vênh
Trần gỗ bị cong vênh

Trần gỗ dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, côn trùng gây ẩm ướt, cong vênh, nấm mốc làm mất mỹ quan ngôi nhà của bạn.

Việc lắp đặt trần gỗ khó khăn, chi phí mua nguyên vật liệu và thi công không hề nhỏ.

Giá thành và tiện ích của trần gỗ

Các mẫu trần gỗ công nghiệp cao cấp có giá từ 400.000đ – 500.000đ/m2 và có tuổi thọ sử dụng trên dưới 20 năm.

Giá trần gỗ sồi hiện nay tương đối thấp. Bảng giá được tính theo mét vuông gỗ, có giá dao động từ 835.000 – 1.362.000 đồng/mét vuông. Với mức giá này, cộng với nhiều ưu điểm trên, khách hàng có thể cân nhắc sử dụng.

Trần vách thạch cao

Ưu điểm và nhược điểm của trần vách thạch cao

  • Ưu điểm

Trần nhà cấp 4 ốp vách thạch cao có trọng lượng nhẹ, dễ lắp ghép, tháo rời và di chuyển, thời gian thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí xây dựng.

Nếu bạn dự định thay đổi thiết kế tòa nhà tổng thể của mình, việc tháo dỡ và di chuyển vách thạch cao rất nhanh chóng và dễ dàng.

Trần vách thạch cao có khả năng chống cháy và cách nhiệt hiệu quả
Trần vách thạch cao có khả năng chống cháy và cách nhiệt hiệu quả

Trần vách thạch cao có khả năng chống cháy và cách nhiệt hiệu quả, giúp giảm tiền điện điều hòa trong những tháng hè oi bức.Khả năng cách âm, tiêu âm tốt.

Vách thạch cao có mẫu mã đa dạng, bề mặt phẳng, nhẵn, có thể kết hợp với các vật liệu hoàn thiện nội thất khác để tạo nét thẩm mỹ riêng cho từng công trình.

Vách thạch cao có những đặc tính nổi bật của vật liệu thạch cao như an toàn với sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, không chứa hóa chất độc hại.

Độ bền của vách thạch cao được đánh giá rất cao, có thể lên đến hơn 10 năm. Giá thành của vách thạch cao ít tốn kém hơn so với các loại vật liệu xây dựng truyền thống khác.

  • Nhược điểm

Vách thạch cao dễ bị ố vàng, loang màu, gây mất mỹ quan nếu bị ngấm nước nên tránh đặt vách thạch cao ở nơi dễ bị bắn nước hoặc ngấm nước.

Bên trong vách thạch cao là kết cấu rỗng, bên trên. Nên hạn chế treo, móc các vật nặng để tránh gãy, vỡ, hư hỏng.

Sau thời gian dài sử dụng, dưới tác động lớn của nhiệt độ, vách thạch cao có thể bị co ngót và sinh ra các vết nứt. Nếu có dấu hiệu nứt cần xử lý kịp thời.

Vách thạch cao không có khả năng chịu tải tốt nên hạn chế va đập. Những tác động mạnh vào tấm thạch cao có thể gây móp, méo, cong vênh và mất thẩm mỹ.

Giá thành và tiện ích của trần vách thạch cao

Thông thường giá thi công trần vách thạch cao dao động từ 180.000 – 320.000/m2 (chỉ mang tính chất tham khảo). 

Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn, bạn nên tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn loại vách thạch cao và đơn vị thi công phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: Những Mẫu Thiết Kế Nhà Cấp 4 Đẹp Hiện Đại Giá Rẻ 2023

Trần nhựa

Trần nhựa có giá thành rẻ và khả năng chống nóng khá tốt.
Trần nhựa có giá thành rẻ và khả năng chống nóng khá tốt.

Ưu điểm và nhược điểm của trần nhựa

  • Ưu điểm

Trần nhựa có giá thành rẻ và khả năng chống nóng khá tốt. Ngoài ra, trần nhựa Polytec còn có các ưu điểm như chống thấm nước, cách âm, chống mối mọt, chống cong vênh.

  • Nhược điểm

Khả năng chống cháy của trần nhựa kém, tuổi thọ và độ bền không cao bằng các loại trần khác.

Giá thành và tiện ích của trần nhựa

Hầu hết vật liệu nhựa ốp nội ngoại thất đều có giá từ 250.000 đến 500.000 đồng/m2 (giá vật liệu). Giá tấm nhựa PVC và sàn vinyl khoảng 300.000đ/m2.

Trần nhôm kính

Trần nhôm kính chống nóng, chịu nhiệt tốt
Trần nhôm kính chống nóng, chịu nhiệt tốt

Ưu điểm và nhược điểm của trần nhôm kính

  • Ưu điểm

Chống nóng, chịu nhiệt tốt. Với độ bền rất cao, có khả năng chống thấm, chống cong vênh, mối mọt cực tốt.

Ốp trần nhà cấp 4 bằng vật liệu nhôm kính có thể giật cấp, tạo không gian sang trọng. Có khả năng hấp thụ và cách âm, mang đến không gian yên tĩnh.

Khi sử dụng không cần tốn thời gian và tiền bạc cho các chi phí bảo trì sản phẩm.

  • Nhược điểm

Trần nhôm hạn chế về kiểu dáng và mẫu mã, khó trang trí nên tính thẩm mỹ của trần nhôm ở mức trung bình, không nổi bật.

Giá thành và tiện ích của trần nhôm kính

Giá thi công trần nhôm kính loại B MULTI có khổ rộng 30mm, dày 0.6mm giá 500.000đ/m2, nếu có vân gỗ giá 575.000đ/m2. 

400.000đ/m2 đối với loại có chiều rộng 80mm và độ dày 0.6mm,  460.000đ/m2 nếu là loại có vân gỗ. 

360.000đ/m2 đối với loại rộng 130mm và dày 0.6mm, 414.000đ/m2 nếu có vân gỗ.

>>> Có thể bạn quan tâm: 7 Cách Trang Trí Phòng Khách Nhà Cấp 4 Sang Trọn

Các tiêu chí để lựa chọn loại trần phù hợp với nhà cấp 4

Vật liệu trần

Lựa chọn vật liệu trần trước khi tiến hành thi công ốp trần
Lựa chọn vật liệu trần trước khi tiến hành thi công ốp trần

Đối với trần nhà cấp 4 thì vật liệu nào cũng phù hợp. Trong đó trần thạch cao, trần nhựa, trần gỗ là phổ biến nhất. 

Mỗi loại vật liệu sẽ có từng ưu điểm và nhược điểm riêng. Gia chủ có thể cân nhắc lựa chọn loại vật liệu phù hợp với mong muốn của mình. 

Khả năng chịu lực và bền đẹp

Đây là yếu tố quan trọng cần quan tâm khi tìm hiểu và lựa chọn vật liệu cho các loại trần nhà cấp 4. Nhà là công trình với để ở lâu dài nên độ bền đẹp của trần nhà phải được đảm bảo ở mức tối ưu. 

Độ cách âm, cách nhiệt

Mỗi loại vật liệu sẽ có khả năng cách âm và cách nhiệt khác nhau, tùy theo mong muốn của chủ nhà mà có thể lựa chọn.

Lưu ý độ cách âm, cách nhiệt của các loại trần nhà cấp 4
Lưu ý độ cách âm, cách nhiệt của các loại trần nhà cấp 4

Tuy nhiên, trần thạch cao sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho bất kỳ công trình nào với hiệu quả thẩm mỹ cao và độ bền lâu dài. 

Trần thạch cao với ưu điểm nhẹ, an toàn, cách âm, cách nhiệt và chống thấm tốt, thi công thuận tiện,… nên được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Để đảm bảo tính thẩm mỹ hoàn hảo cho căn nhà, bước vệ sinh lại căn nhà là vô cùng cần thiết. Đặt lịch ngay với dịch vụ tổng vệ sinh nhà cửa của bTaskee để Các Chị Ong Cam giúp bạn có một không gian nhà mới sạch sẽ và gọn gàng nhé.

Tải app bTaskee và trải nghiệm các dịch vụ gia đình tiện ích ngay!

Màu sắc, kiểu dáng phù hợp

Cân nhắc màu sắc và kiểu dáng của trần nhà cấp 4
Cân nhắc màu sắc và kiểu dáng của trần nhà cấp 4

Ốp trần nhà cấp 4 có thiết kế hài hòa với nội thất trong nhà sẽ tạo ấn tượng đẹp. Đồng thời, màu trần nhà cần được hợp với màu sắc của tường để tạo nên sự tương đồng.

Giá thành và tính thẩm mỹ

Giá thành và tính thẩm mỹ là 2 yếu tố quan trọng khi làm trần nhà cấp 4. Có rất nhiều vật liệu với giá thành từ thấp đến cao để bạn có thể lựa chọn.  

Ốp trần nhà cấp 4 bằng vật liệu hợp túi tiền mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cơ bản thì trần nhựa là một trong những lựa chọn đáng thử. 

Trần nhựa có giá thành phải chăng, mẫu mã đa dạng, thi công thuận tiện. Trần nhựa mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà, khả năng chống nước và chống ẩm tương đối tốt.

Các lưu ý khi lắp đặt trần nhà cấp 4

Chuẩn bị trước khi lắp đặt

Lựa chọn đơn vị thi công trước khi ốp trần nhà cấp 4
Lựa chọn đơn vị thi công trước khi ốp trần nhà cấp 4

Trước khi thực hiện thi công trần nhà cấp 4. Bạn cần tìm hiểu, lựa chọn vật liệu dùng để ốp trần. Dựa trên nhiều tiêu chí như ưu điểm, giá cả,.. để đưa ra vật liệu phù hợp và tốt nhất. Tiến hành đo đạc diện tích trần nhà. Chọn đối tác thi công uy tín và chất lượng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách Xử Lý Trần Nhà Bị Thấm Nước Hiệu Quả

Các công đoạn lắp đặt trần nhà cấp 4

Giám sát toàn bộ quá trình ốp trần nhà
Giám sát toàn bộ quá trình ốp trần nhà

Đối với công đoạn này, chủ nhà phải trực tiếp giám sát thợ lắp đặt trong suốt quá trình họ thực hiện ốp trần để đảm bảo trần nhà được ốp đúng và đẹp nhất.

Mọi yêu cầu cần chỉnh sửa, bạn có thể đưa ra ý kiến ngay trong lúc thợ đang làm để tránh những lỗi không đáng có và có thể khiến bạn không ưng ý đối với trần của ngôi nhà. 

Bảo dưỡng và vệ sinh trần sau khi lắp đặt

Vệ sinh trần nhà cấp 4 sau khi ốp xong
Vệ sinh trần nhà cấp 4 sau khi ốp xong

Trần nhà cấp 4 sau khi được ốp xong, bạn phải thực hiện bước bảo dưỡng và vệ sinh để loại bỏ các bụi bẩn. Không chỉ ngay sau khi lắp đặt xong mà cả những ngày sau đó bạn cũng phải bảo dưỡng và vệ sinh trần nhà để ngôi nhà luôn được sạch sẽ

Việc này không chỉ duy trì tuổi thọ của vật liệu mà còn giúp đảm bảo tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

Câu hỏi thường gặp

  1. Trần thạch cao sử dụng khung xương loại gì ?

    Có 2 dòng phổ biến nhất cho trần thạch cao là khung Vĩnh Tường và khung Hà Nội, cả 2 dòng đều có khả năng chống ẩm, chống gỉ rất tốt và có độ bền rất cao nên được đa phần người dùng lựa chọn. 

  2. Chiều cao của nhà cấp 4 bao nhiêu là hợp lý?

    Đối với các loại trần nhà cấp 4, chiều cao tường chung nên chia thành 3 cấp cơ bản: Phòng thấp (2,4 – 2,7m), phòng tiêu chuẩn (3 – 3,3m), phòng cao (3,6 – 5m). Chiều cao trần nhà cấp 4 được thiết kế theo nhu cầu sử dụng của gia đình, quy hoạch từng nơi, điều kiện khí hậu từng vùng và đặc điểm từng mảnh đất.

Vừa rồi, bTaskee đã tổng hợp và đưa tới bạn những thông tin hữu ích về các loại trần nhà cấp 4. Theo dõi bTaskee để không bỏ lỡ những mẹo hay mới nhất nhé. 

Hình ảnh: Pinterest

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services