Máy lạnh xảy ra lỗi khi sử dụng là điều khá phổ biến với người dùng đặc biệt là vào những ngày thời tiết nắng nóng. Xác định được nguyên nhân và tìm ra hướng giải quyết cho các lỗi thường gặp ở máy lạnh giúp tiết kiệm được chi phí sửa chữa. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu ngay nhé.
Máy lạnh bị chảy nước
Nguyên nhân
Máy lạnh bị chảy nước cũng là một trong những lỗi thường gặp ở máy lạnh do nhiều lý do, dưới đây là một số nguyên nhân và giải pháp:
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Lắp đặt máy lạnh không đúng kỹ thuật làm ống thoát nước không lắp đúng độ dốc, nước không thể thoát ra ngoài. | Kiểm tra và lắp đặt máy lạnh ở vị trí phù hợp, đảm bảo lắp đặt máy lạnh ở vị trí có đủ không gian để thông gió và làm lạnh hiệu quả nhất. |
Lưới lọc bám bụi bẩn cản trở luồng khí lưu thông, khiến hơi nước không thể thoát ra ngoài và ngưng tụ thành nước. Bụi bẩn bám trên lưới lọc cũng có thể làm tắc nghẽn đường thoát nước làm nước tràn ngược vào trong. | Thực hiện vệ sinh lưới lọc định kỳ (khoảng 2 tuần/lần), sử dụng bàn chải mềm để làm sạch các khe hở và lưới lọc để loại bỏ bụi bẩn, lông thú, và các tạp chất khác. |
Quạt dàn lạnh quay chậm hoặc bị hỏng làm cho luồng khí lưu thông không tốt, dẫn đến hơi nước không thể thoát ra ngoài và ngưng tụ thành nước. | Vệ sinh ống thoát nước bằng cách tháo rời và sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ cặn bẩn trong ống thoát nước. Có thể sử dụng vòi xịt áp suất để thông các ống thoát nước bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn. |
Máy lạnh bị thiếu gas cũng làm cho dàn lạnh không thể hấp thụ nhiệt hiệu quả, dẫn đến hiện tượng điều hòa đóng tuyết. Khi tuyết tan chảy, máy lạnh sẽ xuất hiện tình trạng chảy nước. | Kiểm tra và khóa chặt đầu gas để đảm bảo không có rò rỉ khí gas từ hệ thống. Nếu máy lạnh bị thiếu gas và hiệu suất làm lạnh giảm, cần gọi thợ sửa chữa có kinh nghiệm để kiểm tra và nạp thêm gas vào hệ thống. |
Điều hòa bốc mùi hôi
Sau một thời gian sử dụng máy lạnh xuất hiện mùi hôi. Mùi hôi này thường được gây nên bởi:
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Bụi bẩn bám trên lưới lọc cản trở, khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển tạo ra mùi hôi khó chịu. | Thường xuyên vệ sinh dàn lạnh và dàn nóng để loại bỏ bụi bẩn, mốc và nấm có thể tích tụ trên bề mặt của chúng tránh được các lỗi thường gặp ở máy lạnh. Sử dụng dung dịch làm sạch hoặc cồn isopropyl để làm sạch các bộ phận này. |
Nước đọng trong khay chứa nước thải do ống thoát nước bị tắc nghẽn, nước đọng lâu ngày sẽ bốc mùi hôi thối, khó chịu. | Sử dụng dụng cụ chuyên dụng và giấm ăn hoặc peroxide – nước oxy già đổ vào đường ống để giúp làm sạch ống thoát nước. |
Rò rỉ gas làm lạnh như freon có thể gây ra mùi hôi đặc biệt và không an toàn cho sức khỏe. Khi gas rò rỉ và tiếp xúc với không khí, nó có thể tạo ra mùi hôi khó chịu. | Nếu phát hiện và nghi ngờ mùi hôi có thể là do rò rỉ gas, cần gọi ngay một kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa. Khắc phục rò rỉ gas sẽ giúp đảm bảo an toàn và cải thiện chất lượng không khí trong không gian sống và làm việc. |
Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình vệ sinh máy lạnh tại nhà, đặt ngay dịch vụ vệ sinh máy lạnh của bTaskee. Các Cậu Ong Cam sẽ khiến bạn hài lòng với chiếc điều hòa sáng bóng và hoạt động với hiệu suất tốt nhất.
Tải app bTaskee ngay để trải nghiệm nhiều dịch vụ tiện ích!
>> Xem thêm: 11 Cách Khử Mùi Hôi Trong Phòng Máy Lạnh Nhanh Chóng
Điều hòa kêu to khi hoạt động
Một trong các lỗi thường gặp ở máy lạnh mà nhiều người hay gặp phải có lẽ là hiện tượng điều hòa kêu to, do một số nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Do quá trình sử dụng lâu dài, các bu lông và đinh vít có thể bị lỏng dần, khiến dàn lạnh hoặc dàn nóng rung lắc, tạo ra tiếng ồn. | Kiểm tra và siết chặt tất cả các bu lông và đinh vít ở dàn lạnh và dàn nóng, sử dụng keo chống rung để cố định các vị trí bị lỏng. Nếu cần, thay thế các bu lông hoặc đinh vít đã hỏng hoặc mòn. |
Do quá trình lắp đặt không đúng kỹ thuật, các đường ống bị đặt quá gần nhau ma sát vào nhau, tạo ra tiếng ồn lớn. | Kiểm tra và điều chỉnh vị trí các đường ống để đảm bảo không bị va chạm hoặc ma sát vào nhau, sử dụng vật liệu cách âm để giảm tiếng ồn do ma sát. |
Ngoài ra còn do một số nguyên nhân ở dàn nóng: Quạt dàn nóng bị hỏng hoặc kẹt bởi vật cản hay máy nén bị hỏng cũng có thể phát ra tiếng ồn bất thường khi hoạt động. | Thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho quạt dàn nóng để đảm bảo hoạt động ổn định. Nếu quạt bị hỏng nặng, cần gọi kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra và thay thế quạt cần thiết. |
Máy lạnh hoạt động nhưng không mát
Tình trạng máy lạnh hoạt động nhưng không mát cũng là một trong những lỗi thường gặp ở máy lạnh do một số nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi này:
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Quạt dàn lạnh hoặc quạt dàn nóng không hoạt động, không khí không được tuần hoàn đúng cách, dẫn đến hiệu suất làm lạnh giảm. | – Làm sạch quạt để loại bỏ bụi bẩn hoặc cặn tích tụ, giúp quạt hoạt động hiệu quả hơn. – Kiểm tra và sửa chữa hoặc thay thế quạt dàn lạnh hoặc quạt dàn nóng nếu cần thiết, đảm bảo rằng quạt đang hoạt động đúng cách và có đủ lưu lượng không khí. |
Lưới lọc bụi bám nhiều bụi bẩn cản trở luồng khí lưu thông, khiến cho máy lạnh vẫn hoạt động nhưng hiệu quả làm mát kém. | Vệ sinh lưới lọc bụi định kỳ để loại bỏ bụi bẩn tích tụ, nếu lưới lọc quá bẩn hãy thay thế bằng lưới lọc mới. |
Khi hệ thống máy lạnh thiếu gas, áp suất trong hệ thống giảm xuống điều này sẽ làm giảm hiệu suất làm lạnh. | Gọi một kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra hệ thống và nạp gas mới nếu cần. Trước khi nạp gas, cần kiểm tra và vá các chỗ rò rỉ có thể gây mất gas để đảm bảo sự ổn định của hệ thống. |
Máy lạnh tốn nhiều điện bất thường
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Bật nhiệt độ quá thấp khiến máy vận hành hết công suất, tăng tiêu hao năng lượng và có thể gây ra hỏng hóc cho máy. | Thiết lập nhiệt độ phù hợp, thường từ 25 độ C trở lên để đảm bảo sự thoải mái. Nếu môi trường vẫn cảm thấy nóng, bạn có thể kết hợp với việc sử dụng quạt để tăng cường dòng không khí lưu thông. |
Thường xuyên đóng kín cửa hoặc để ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp làm tăng nhiệt độ bên trong không gian và buộc điều hòa phải hoạt động với công suất lớn hơn để duy trì nhiệt độ mong muốn. | Rèm dày có thể giúp hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu vào phòng, giúp giảm nhiệt độ bên trong và đồng thời giảm công suất làm mát cần thiết từ điều hòa. |
Dùng chế độ Dry không phù hợp có thể không loại bỏ độ ẩm hiệu quả, dẫn đến cảm giác ngột ngạt hoặc ẩm ướt trong không gian. | Chỉ sử dụng chế độ Dry để loại bỏ độ ẩm từ không khí. |
Để điều hòa chạy liên tục 24/24. Việc hoạt động liên tục có thể gây ra quá tải cho máy, làm tăng hỏng hóc và tiêu hao năng lượng không cần thiết. | Sử dụng tính năng hẹn giờ tắt trên điều khiển để tự động tắt điều hòa sau một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là vào ban đêm khi không cần sử dụng, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí sử dụng. |
Nếu dàn che cục nóng không được thiết kế tốt, có thể gây ra cản trở cho quá trình làm mát và làm giảm hiệu suất của máy. | Tránh lắp đặt cục nóng ở những vị trí quá thấp, quá trũng, có nguy cơ bị ngập nước. Đặt cục nóng ở nơi có không gian thoáng để tăng khả năng làm mát và giảm nguy cơ hỏng hóc. |
Lưới lọc gió bị bám bụi bẩn, cản trở luồng gió lưu thông, khiến cho hiệu quả làm lạnh giảm đi. | Vệ sinh lưới lọc, dàn nóng lạnh của điều hòa để tránh tình trạng bụi bẩn làm cản trở hoạt động làm mát của máy lạnh. |
Đèn điều hòa không hoạt động hoặc báo lỗi
Vấn đề này thường do những nguyên nhân dưới đây:
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Mạch điện dàn lạnh, dàn nóng và aptomat bị hỏng do quá trình sử dụng kéo dài, sự cố điện như sụt áp điện, hoặc tăng nhiệt độ quá mức. | Trong trường hợp aptomat bị hỏng hoặc không hoạt động đúng cách, một biện pháp khắc phục có thể thay thế aptomat bằng cách sử dụng dây điện chạy nối trực tiếp để cấp điện cho máy lạnh. |
Điều hòa lâu ngày không vệ sinh sẽ khiến cho bụi bẩn bám vào các bộ phận như lưới lọc, dàn lạnh, dàn nóng, ống gió,… làm giảm hiệu quả hoạt động và gây ra một số lỗi thường gặp ở máy lạnh. | Vệ sinh dàn lạnh, dàn nóng và các bộ phận của máy lạnh là một bước quan trọng trong việc duy trì hiệu suất hoạt động và tuổi thọ của máy lạnh. Việc vệ sinh giúp loại bỏ bụi bẩn, mốc và nấm tích tụ trên bề mặt cản trở việc làm lạnh. |
Bo mạch điều khiển bị lỗi phần mềm hoặc phần cứng ảnh hưởng đến việc điều khiển đèn báo. | Cần phải kiểm tra và xác định xem bo mạch bị lỗi ở phần nào, nếu có thể xác định được các linh kiện cụ thể trên bo mạch gây ra sự cố, thử thay thế các linh kiện đó bằng các linh kiện mới. |
Không điều chỉnh được nhiệt độ của máy lạnh
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Điều khiển hết pin làm cho việc điều chỉnh nhiệt độ của máy lạnh trở nên khó khăn hoặc không thực hiện được. | Kiểm tra pin và tiến hành thay pin remote điều hòa đảm bảo pin được lắp đúng cách và đúng loại. |
Bụi bẩn tích tụ trên bề mặt remote có thể che cảm biến làm mất khả năng truyền tín hiệu đến máy lạnh. | Vệ sinh remote thường xuyên bằng cách sử dụng bông gòn hoặc cọ để loại bỏ bụi bẩn. |
Hệ thống thoát nước của điều hòa bị tắc nghẽn hoặc hỏng hóc, dẫn đến nước chảy vào board mạch và gây ra sự chập chờn. | Kiểm tra và vệ sinh ống thoát nước để tránh bị tắc nghẽn và tồn đọng nước. |
Việc sử dụng máy lạnh trong thời gian dài có thể gây ra sự mòn hoặc hỏng hóc cho các bộ phận cảm biến và bảng điều khiển. | Thực hiện bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra tổng thể để phát hiện và sửa chữa các vấn đề mòn hoặc hỏng hóc. |
>> Xem thêm: [Giải Đáp] Ống Thoát Nước Điều Hòa Bị Tắc Phải Làm Sao?
Máy lạnh gặp sự cố áp suất
Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Khi máy lạnh bị xì gas hoặc thiếu gas sẽ khiến cho áp suất trong hệ thống giảm xuống, dẫn đến hiệu quả làm lạnh giảm và là một trong những nguyên nhân gây ra các lỗi thường gặp ở máy lạnh. | Gọi thợ có kinh nghiệm để kiểm tra và xác định mức độ thiếu gas hoặc vị trí rò rỉ. Thay thế các phần bị rò rỉ và nạp gas mới vào hệ thống để đảm bảo áp suất đủ trong hệ thống và cải thiện hiệu suất làm lạnh. |
Hỏng hóc van tiết lưu: Van tiết lưu điều hòa bị hỏng khiến cho lượng gas chảy vào dàn lạnh không được điều chỉnh chính xác, dẫn đến áp suất trong hệ thống thay đổi. | Khi ống dẫn gas bị nghẹt việc đầu tiên là tắt nguồn gas để đảm bảo an toàn. Nếu không có kinh nghiệm trong việc sửa chữa máy lạnh cần gọi cho thợ sửa chữa giúp vệ sinh ống dẫn hoặc thay thế mới nếu bị hư hỏng nặng. |
Đường ống dẫn gas bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn hoặc vật cản khiến cho gas không thể lưu thông làm cho áp suất của máy lạnh tăng cao. | Thay thế van tiết lưu hỏng bị hỏng để đảm bảo sự điều chỉnh chính xác của lượng gas vào dàn lạnh. Việc này sẽ ổn định được áp suất trong hệ thống và cải thiện hiệu suất làm lạnh. |
Máy nén điều hòa bị hỏng không thể nén gas cũng làm cho áp suất của hệ thống máy lạnh giảm xuống. | Thực hiện kiểm tra sự hỏng hóc bên trong máy nén và sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận hỏng hóc trong máy nén như van, pittong, piston hoặc các bộ phận khác. |
Cài đặt nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao khiến cho máy nén hoạt động liên tục, dẫn đến áp suất tăng cao. | Điều chỉnh cài đặt nhiệt độ máy lạnh sao cho phù hợp với điều kiện môi trường và nhu cầu sử dụng. Không nên cài đặt quá thấp hoặc quá cao để tránh làm cho máy nén hoạt động không cần thiết, dẫn đến áp suất tăng cao trong hệ thống. |
Trên đây là các lỗi thường gặp ở máy lạnh trong quá trình sử dụng, với những lỗi đơn giản bạn có thể tự khắc phục, các lỗi liên quan đến kỹ thuật bạn nên gọi thợ sửa chữa. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể tự xử lý nếu gặp các trường hợp tương tự.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Vì Sao Máy Lạnh Không Hiển Thị Nhiệt Độ Trên Dàn Lạnh?
- Cục Nóng Điều Hòa Phát Nổ Như Bom – Nguyên Nhân Do Đâu?
- Mưa Vào Cục Nóng Điều Hòa Và Nên Che Dàn Nóng Không
Hình ảnh: Pinterest