Vào những ngày cận Tết, có vô số những việc mà các bà nội trợ phải chuẩn bị cho cả nhà. Từ những việc như dọn nhà đón Tết đến những chuyện sắm sửa đồ Tết cho gia đình.
Bên cạnh lòng háo hức mong chờ một cái Tết an lành; thì đi kèm với nói luôn là những nỗi lo lắng. Nào là chuyện dọn dẹp, rồi cả chuyện giặt giũ; khiến các bà nội trợ phải đau đầu. Những chiếc chăn mền, ga nệm dày cộm là bài toán khó nhất khi giặt giũ những ngày cận Tết. Thế sao bạn không ghi chú lại những lưu ý khi giặt chăn mền với bTaskee.
Với chăn mền, bạn có thể giặt giũ bằng tay hoặc giặt máy. Còn dựa vào chất liệu vải hay chế độ giặt của máy giặt nhà bạn. Tùy vào loại chăn mền, mà bạn nên chọn cách giặt phù hợp.
Giặt tay
Nếu bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi để chăm chút cho việc giặt chăn mền. Thì tiến hành giặt tay sẽ hỗ trợ bạn nhiều hơn ở việc loại bỏ các vết bẩn cứng đầu lâu ngày. Khi giặt chăn mền bằng tay, bạn nên lưu ý một số mẹo vặt dưới đây.
Ngâm trước khi giặt
Trước khi giặt chăn mền, bạn nên ngâm chăn mền qua nước ấm trước khoảng 30 phút. Khi được ngâm nước, các vết bụi bẩn sẽ mềm ra, các sợi vải cùng mền hơn.
Điều này giúp bạn dễ dàng tẩy sạch các vết bẩn mà không cần quá mạnh tay. Sau 30 phút, bạn đổ phần nước đó đi và thay bằng nước sạch khác; bởi phần nước ngâm sẽ phần nào giúp bạn loại bỏ các vết bẩn nhẹ.
Không nên chà xát
Chất liệu chăn mền thường được làm từ các loại vải như lông, bông hay lụa. Thế nên, bạn tuyệt đối không được chà, vò quá mạnh. Và không nên dùng bàn chải để chài cái vết bẩn cứng đầu nhé. Vì khi dùng bàn chải, các sợi vải dễ bị bông lên, xù lên và mất đi nét mềm tự nhiên của chất liệu.
Với các vết bẩn cứng đầu, bạn nên cho ít xà phòng hoặc baking soda lên, ngâm một lát và tiến hành vò để loại bỏ vết bẩn.
Phơi dưới nắng cao
Vì đặc điểm chăn mền dùng để giúp ấm, thế nên chất liệu sẽ khá dày. Khiến bạn khó khăn để vắt ráo nước, lý do này góp phần làm cho chăn mền bị ẩm. Kèm theo đó là một ngày trời âm u hay không có một xíu nắng; không ngày nào tệ hơn đó cho hành trình giặt chăn của bạn.
Trước khi giặt chăn mền bạn nên theo dõi thời tiết để chọn ngày nắng tốt để giúp chuyện phơi chăn được suôn sẻ hơn. Phơi chăn ở những nơi có nắng chiếu trực tiếp và có nắng cao để chăn được khô đều và không có mùi ẩm.
Tùy vào chất liệu chăn mền
- Nếu chăn mền nha bạn được làm từ chất liệu cotton. Khi tiến hành giặt chăn, bạn nên giặt nhẹ nhàng để tránh làm hỏng và xơ vải. Khi phơi bạn cũng có thể không cần phơi dưới nắng quá gắt, bởi loại vải này không mấy dày như vải bông.
- Với chăn mền có chất liệu từ sợi tổng hợp, đây là loại vải khá cứng nhưng lại khó bị ảnh hưởng khi giặt. Bạn có thể giặt vò mạnh vải mà không sợ vải bị hỏng. Vì chất liệu hơi dày và cứng, bTaskee khuyến khích bạn nên cho thêm ít nước xả vải để làm mềm sợi vải.
- Khi chăn mền được làm từ lụa, bạn nên vò nhẹ nhàng hơn. Và không nên ngâm quá lâu trong nước kèm theo đó là không được vắt. Mà để chăn được ráo nước và khô nhanh,bạn hãy dùng một chiếc khăn khô để thấm bớt nước. Khi phơi, bạn cũng không nên phơi quá khô dưới nắng gắt. Hãy dùng đến bàn là khi chăn còn hơi ẩm. Sẽ giúp chăn giữ được màu và đỡ bị bám mùi nắng hơn,
Ngoài ra, bạn nên xem thêm một số cách tẩy trắng chăn mềm với những nguyên liệu an toàn của bTaskee để có thể lựa chọn phương án giải quyết phù hợp nhất.
Giặt máy
Nếu bạn quá bận rộn với những công việc khác, bạn có thể lựa chọn dịch vụ giặt ủi giặt máy để giặt chăn mền. Thế nhưng bạn hãy đảm bảo máy giặt của bạn đã có chế độ giặt chăn mền và thực hiện các lưu ý sau.
Các chất liệu không nên giặt máy
Vì giặt máy khó có thể kiểm soát được nhào vò hay chế độ mạnh nhè với các loại vải khác nhau. Nên có một số loại vải bạn cần chú ý tuyệt đối không nên giặt bằng máy. Có thể kể đến là vải len, lông thú,… các vật liệu khó tính này này bạn nền giặt tay hoàn toàn hoặc lựa chọn phương pháp giặt khô để giữ được độ bền.
Giặt riêng từng chiếc
Nhiều loại chăn mền, nhiều loại màu sắc khác nhau. Khi để hòa chung cho một lần giặt sẽ rất dễ điều chỉnh mức độ giặt. Vừa dễ bị hư hỏng chăn mền, vừa có thể bị lem màu từ chăn này sang chăn khác. Vì thế nên, khi giặt bằng máy, bạn nên chia riêng ra từng đợt giặt khác nhau. Chỉ giặt chung khi chăn cùng loại vật liệu và màu sắc tương tự nhau. Như vậy, chăn mới có thể giữ được độ bền lâu và màu sắc đẹp nhất.
Không giặt chăn mền quá to bằng máy
Với các loại chăn mền to hơn so với máy giặt, bạn không nên nhồi nhét vào. Khi tiến hành giặt trong trạng thái nhồi nhét, chăn vừa khó sạch bởi nước xà phòng không với tới được, vết bẩn cũng khó thoát ra. Vừa dễ bị nhàu nát, xù lông co dãn không đúng với dàng vải ban đầu của chăn mền đó. Chỉ giặt chăn mền nào để gọn vào máy thôi nhé. Chăn quá to thì bạn nên giặt tay hoặc mang ra tiệm lớn với máy giặt công nghiệp hay giặt khô.
Cuộn chăn lại khi cho vào máy giặt
Khi cho chăn vào máy giặt, bạn không nên chỉ bỏ vào với dàng lộn xộn, hỗn độn. Như thế sẽ dễ khiến chăn bị biến dị do sức giặt và sấy mạnh của máy. Thế nên, bạn nên gấp chăn gọn lại, hay nên cuốn tròn lại. Chăn sẽ khó bị ảnh hưởng và vẫn giặt máy tốt được.
Dùng nước giặt, không nên dùng bột giặt
Vì diện tích chăn mền lớn, khi giặt sẽ chiếm nhiều không gian trong lòng giặt. Nếu dùng bột giặt sẽ khó khăn hơn khi hòa tan bột giặt. Sẽ rất dễ bị vướng lại cận bột giặt.
Xem thêm: 20 mẹo dọn nhà đón Tết giúp bạn đỡ mất thời gian và không tốn nhiều công sức.
Thế nên, bTaskee khuyến khích bạn nên dùng nước giặt chuyên dụng cho máy giặt khi giặt chăn mền. Nước giặt ở dạng lỏng sẽ dễ hòa tan với nước và len lỏi vào các vết bẩn hơn nhiều. Các vết bẩn sẽ dễ bị nước giặt đánh bay.
Đừng bỏ lỡ 5 loại nước giặt Thái Lan tốt trên thị trường hiện nay để có thể lựa chọn cho mình loại nước giặt phù hợp.
Với những lưu ý trên, bTaskee mong rằng sẽ giúp bạn giảm nhẹ chuyện giặt giũ chăn mền những ngày cận Tết. Nếu chăn mền nhà bạn quá dày, khó khăn để có thể vừa vặn chiếc máy giặt nhà mình; hay không có nhiều thời gian cho chuyện giặt giũ.
Đừng quên, bTaskee sẽ luôn luôn bên cạnh bạn; mở ứng dụng bTaskee và chọn sử dụng dịch vụ giặt ủi và lên lịch ngay nhé! Các nhân viên sẽ nhanh chóng liên hệ bạn ngay tại nhà.