Thường xuyên ngắm nhìn những chậu cây cảnh bề thế và đẹp mắt nhưng bạn đã thực sự hiểu được ý nghĩa của các thế cây cảnh đó hay chưa? Nếu chưa thì cùng tìm hiểu ngay các dáng bonsai từ cổ điển tới hiện đại cùng bTaskee nhé!
Các thế cây cảnh cơ bản
Dáng hoành
Hoành trong tiếng Hán có nghĩa là to tác, rộng rãi, được sử dụng để chỉ bề ngang. Trong nghệ thuật thưởng thức bonsai, dáng hoành được hiểu là thế cây cảnh có thân phát triển theo bề ngang, đua sang hai bên và song song với mặt chậu, mặt đất.
Người uốn cây cảnh quan niệm rằng, cây cảnh dáng hoàng mang ý nghĩa to lớn nhờ dáng dấp bề thế và săn chắc, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và ý chí kiên cường.
Thông thường, dáng hoàng thường xuất hiện ở nhiều giống cây cảnh quen thuộc như cây hoa giấy, cây sanh, cây tùng, cây cần thăng,…
Dáng xiên
Dáng xiên hay còn được gọi là dáng xiêu, dáng nghiêng, dáng tà là một trong hai thế cây cảnh cơ bản. Đây là kiểu dáng mà thân cây phát triển nghiêng khoảng 20 – 70 độ so với trục thẳng đứng.
Trong phong thủy, cây cảnh sở hữu thế xiên là biểu tượng cho sức sống bền bỉ và rẻo rai, được ví như hình ảnh những gốc đại thụ dù bị nắng gió làm nghiêng ngả nhưng vẫn vươn lên và phát triển mạnh mẽ.
Trong con mắt của giới mộ điệu, dáng xiên thường mang nhiều nét đẹp dịu dàng, uyển chuyển, tựa như người thiếu nữ.
Các thế cây cảnh nâng cao đặc biệt
Thế Tam đa (Phúc Lộc Thọ)
Thế Tam đa hay tam tài, tam giáo là thế cây cảnh đại thụ và chỉ gồm 3 tầng lá uốn xung quanh thân cây. Trong đó, ba tầng lá được cắt tỉa nhỏ dần từ gốc tới ngọn, tạo thành tổng thể hình chóp.
Theo phong thủy, 3 tầng lá của Thế Tam Đa tượng trưng cho 3 thần tài Phúc – Lộc -Thọ, thể hiện ước nguyện sung túc, trọn vẹn và trường thọ của gia chủ.
Chính vì vậy, cây cảnh sở hữu thế Tam đa thường xuất hiện nhiều trong các gia đình, từ đường dòng họ với mong muốn đem lại hạnh phúc, bổng lộc và giàu sang phú quý cho con cháu trong gia đình.
Thế trung bình cong
Thế trung bình cong là dáng cây cảnh có phần thân uốn lượn, tựa thân rồng. Các chi, nhánh và cành ngả về tứ phía và so le nhau.
Trong nghệ thuật bonsai, thế trung bình cong thường được uốn thành bộ kiểng tam tài với ba cây có kích thước tương đương nhau, tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân.
Thế trung bình ngay
Trong tất cả các thế cây cảnh cổ điển, thế trung bình ngay đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ trước. Đây là dáng cây độc thụ và thân thẳng đứng.
Điểm nhấn của thế thế trung bình ngay nằm ở bộ rễ, rễ cây thường gồ ghề, nổi trên mặt đất, được các nghệ nhân uốn nắn thành nhiều hình thù đặc biệt.
Về phần chi, nhành, cây cảnh có thế trung bình ngay thường được uốn về bên dương nếu dáng cây hơi ngả về bên phải và ngược lại.
Với dáng dấp thẳng thừng và săn chắc, thế trung bình ngay được xem là biểu tượng của sự chính trực, ngay thẳng và thật thà.
Công việc từ 7 giờ sáng tới 5 giờ chiều khiến bạn không có thời gian vệ sinh không gian sống? Đừng lo, đã có dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Đội ngũ cộng tác viên chăm chỉ và nhanh nhẹn sẽ giúp bạn lấy lại không gian sống sạch sẽ và thoáng mát chỉ trong vài giờ đồng hồ.
Tải ứng dụng bTaskee ngay hôm nay và trải nghiệm dịch vụ!
Thế mai nữ
Mặc dù được xếp ở một trong các thế cây cảnh nâng cao nhưng thế mai nữ khá dễ uốn nắn. Đây là thế cây cảnh được lấy cảm hứng từ chữ “Nữ” trong Hán ngữ. Bạn chỉ cần uốn cụp một đoạn thân và nắn thẳng ở đoạn tiếp theo là thành công.
Theo cái nhìn của người chơi bonsai, thế mai nữ chính là biểu tượng của người con gái duyên dáng và dịu dàng.
Thế ngũ phúc
Thế ngũ phúc được xem như thế hệ con của thế tam đa, là một trong các dáng cây cảnh hiện đại. Chỉ khác rằng tam đã sở hữu 3 tán lá còn ngũ phúc có tới 5 tầng
Như vậy, thế ngũ phúc mang biểu tượng bao trùm và đầy đủ hơn, đó là Phúc – Lộc – Thọ – An – Khang. Câu đối này mang ý nghĩa cầu chúc những điều tốt lành, may mắn trong chữ Phúc; tiền tài, lộc lá trong chữ Lộc; sống lâu trăm tuổi trong chữ Thọ, bình an trong chữ An và vui vẻ, êm ấm trong chữ Khang.
Thế ngũ nhạc
Thế ngũ nhạc được sáng tạo nhằm mô phỏng 5 vị bô lão ngồi uống trà đàm đạo hoặc quần thể 5 ngọn núi của Ngũ Hành Sơn. Theo đó, năm cây bonsai với dáng dấp và kích cỡ khác nhau sẽ được trồng trong một chiếc chậu lớn.
Tuy nhiên, thế ngũ nhạc đòi hỏi người uốn có con mắt thẩm mỹ cao, biết phối hợp uyển chuyển và liên kết các chi nhánh với nhau, tạo thành một tổng thể thuận mắt, không thể tách rời.
Thế phượng vũ
Đúng như cái tên, thế phượng vũ mô phỏng dáng dấp của loài chim phượng khi đang sải cánh bay và uốn lượn trên bầu trời.
Thế cây cảnh này xuất hiện ở cây độc phụ chân phương, phần rễ nổi cao, tượng trưng cho hai chân của chim phượng, phần thân có nét uốn lượn, làm mình.
Theo đó, cành thứ nhất (thấp nhất) của cây được uốn cong về phía sau, mô phỏng đuôi của chim phượng, hai cành tả hữu uốn sang hai bên theo chiều ngay tạo hình cánh chim đang múa. Các cành phụ được uốn nắn uyển chuyển và mềm mại tựa hầu chim.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các loại cây cảnh dễ trồng ngoài trời mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Thế huynh đệ
Thế huynh đệ tượng trưng cho anh chị em trong một gia đình. Ông cha ta quan niệm “Quyền huynh thế phụ – Anh thay mặt cha/Huynh đệ như thủ túc – Anh em như chân tay”. Vì vậy, cây cảnh sở hữu thế huynh đệ cần những đặc điểm sau:
- Gồm hai thân cây tách biệt, nhưng nằm sát nhau và chung một gốc.
- Chiều cao của hai thân cây cần có sự chênh lệch nhẹ, một 10 một 8.
- Gốc cây nổi nên mặt đất thể hiện nguồn gốc chung một cha mẹ.
Trong đó, hai cây có thân rắn chắc và to khỏe sẽ được ví như anh trai – em trai. Ngược lại, một cây thân to, một cây thân mảnh sẽ được coi là anh trai – em gái.
Thế long mã hồi đầu
Thế long mã hồi đầu được kết hợp từ hai cây (một to một nhỏ) tách biệt hoặc chung gốc. Phần rễ cây nổi lên mặt đất, tạo sự gồ ghề tựa chân thú. Trong đó:
- Cây to tượng trưng cho “long”: Phần thân lớn, cứng cáp, mô phỏng dáng rồng, chi nhánh được phân ra tứ diện. Riêng phần ngọn, tán lá được uốn xòe ra xung quanh, uốn lượn theo hướng đi xuống.
- Cây nhỏ tượng trưng cho “mã”: Phần thân to, phát triển theo hướng nằm ngang so với bề mặt chậu, phần ngọn được uốn ngược lại, mô phỏng dáng ngựa nằm và quay đầu về sau.
Thế long đàn phượng vũ
Thế long đàn phượng vũ được hiểu là chim phượng hoàng múa trên mình rồng. Đây là một trong các thế cây cảnh đồ sộ và bế thế, đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật cao. Trên thực tế, để tạo thế long đàn phượng vũ thành công cần có sự kết hợp từ hai cây bonsai trở lên.
- Ở cây thứ nhất, phần thân và rễ to được uốn theo hướng ngẩng lên, tạo dáng đầu rồng. Càng về ngọn, thân càng được uốn cong và hạ thấp, chi nhánh tảo ra 4 hướng tạo thành các đám mây bao quanh.
- Ở cây thứ hai, hai rễ chẻ ra tượng trưng cho chân phượng, phần thân ngã ngang, ôm sát phần thân của cây thứ nhất. Các cành được uốn uyển chuyển và mềm mại tạo thành cánh phượng như đang múa.
Trước đây, cây cảnh thế long đàn phượng vũ chỉ xuất hiện tại cung đình, biểu trưng cho uy quyền của vua chúa. Ngày nay, sức hút của long đàn phượng vũ không chỉ mang vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên mà còn thể hiện sự giàu sang phú quý của gia chủ.
Câu hỏi thường gặp
- Tôi nên uốn cây cảnh vào thời điểm nào trong năm?
Theo kinh nghiệm của nhà vườn, bạn nên uốn cây cảnh vào giữa mùa hè, khoảng tháng 8 là hiệu quả nhất.
- Nên uốn cây cảnh trong thời gian bao lâu?
Thông thường, đối với những cây size nhỏ, bạn có thể uốn trong thời gian 3 – 4 tháng. Còn đối với những cây thân cứng, size lớn, thời gian uốn thế có thể lên tới 1 năm hoặc hơn.
- Có những phương pháp uốn cây cảnh nào?
Bạn có thể tự tạo thế cây cảnh bằng 5 phương pháp cơ bản: buộc dây, sử dụng ke sắt, xoắn dây, xẻ rãnh và đặt dây nhôm vào thanh cành.
Trên đây là tổng hợp các thế cây cảnh phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp các bạn mở mang kiến thức về nghệ thuật cây bonsai và có thêm kinh nghiệm lựa chọn cây cảnh phù hợp với sở thích của bản thân.
Hình ảnh: Pinterest
Xem thêm bài viết:
- Tổng hợp cây cảnh văn phòng phong thủy và dễ chăm sóc
- Hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh tại nhà chuẩn kỹ thuật
- Tổng hợp các loại cây cảnh trong nhà đẹp phong thủy và tốt cho sức khỏe