Gạo là lương thực chính trong khẩu phần ăn của người Việt. Nhiều người thường có thói quen trữ gạo trong nhà nhưng lại không cất giữ đúng cách làm gạo nhanh hỏng. Vì vậy, hãy cùng bTaskee tìm hiểu cách bảo quản gạo lâu hư, không bị mối mọt hiệu quả.
Mọt gạo là gì?
Mọt gạo là loại côn trùng gây hại cho các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì và ngô. Những con côn trùng có này có màu nâu đỏ đến đen và có vòng đời đến 2 năm.
Khi xuất hiện mối mọt, chúng sẽ là ăn gạo dần dần làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong gạo. Gạo sẽ bị nát và gây ra nhiều rắc rối khi nấu ăn.
Môi trường bảo quản gạo tốt nhất
Vì có đặc tính hút ẩm cao nên gạo cần được bảo quản ở điều kiện khô ráo, thoáng mát. Độ ẩm chính là kẻ thù lớn nhất làm gạo nhanh hỏng và xuất hiện mối mọt.
Các thùng, hộp chứa gạo có nắp đậy kín để tránh sự tác động của môi trường xung quanh lên chất lượng gạo. Đồng thời, thùng chứa cứng cáp, chịu lực giúp ngăn các loại côn trùng và động vật gặm nhấm tấn công.
Không có thời gian bảo quản gạo chính xác, bạn nên dùng hết số gạo mua về càng sớm càng tốt. Gạo để lâu sẽ bị mất chất dinh dưỡng, độ dẻo thơm cũng sẽ bị giảm sút khi nấu chín.
Để tránh tình trạng mối mọt, gạo hóa sâu bạn nên mua lượng gạo để dùng đủ trong tối đa 1 tháng.
Các cách bảo quản gạo không bị mối mọt
Cách bảo quản gạo bằng tỏi
Hợp chất sulfur trong tỏi có đặc tính diệt khuẩn mạnh, có tác dụng tiêu diệt mối mọt hiệu quả trong việc bảo quản gạo.
Cho vài nhánh tỏi đã lột vỏ vào thùng đựng gạo và đậy kín nắp để tránh côn trùng xâm nhập vào. Cách bảo quản gạo bằng tỏi giúp xua đuổi, hạn chế mối mọt tấn công gạo trong thời gian dài.
>> Xem ngay cách bảo quản tỏi để cả năm không hỏng
Cách bảo quản gạo bằng ớt và lá sầu đâu
Theo kinh nghiệm dân gian, sầu đâu được xem như chất xua đuổi mối mọt hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Để bảo quản gạo không bị sâu mọt, hãy dùng lá sầu đâu cùng vài trái ớt khô cho vào thùng gạo.
Sự kết hợp giữa sầu đâu và ớt khô sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự sinh sôi của mối mọt, không lo gạo bị hỏng.
Có nhiều cách bảo quản gạo rất tốt, nhưng tốt nhất bạn nên cân nhắc để mua đủ gạo để dùng trong thời gian ngắn. Nếu không có nhiều thời gian mua sắm, bạn hãy sử dụng dịch vụ đi chợ hộ bTaskee.
Đây là ứng dụng đi chợ online chuyên nghiệp, đặt lịch trong 5 phút và giao hàng trong vòng 1 giờ. Các chị cộng tác viên sẽ chính tay lựa chọn thực phẩm bạn cần một cách tốt nhất.
Cách bảo quản gạo trong tủ lạnh
Gạo hút ẩm rất nhanh, nếu không may đặt gạo ở môi trường ẩm ướt thì rất dễ bị hình thành sâu mọt. Vì thế tủ lạnh là nơi có điều kiện lý tưởng để bảo quản gạo lâu ngày.
Trong môi trường nhiệt độ thấp, ổn định và khô thoáng có ấu trùng sẽ không thể sinh sôi. Cho gạo vào trong các hộp đựng thực phẩm đậy kín hoặc các túi zip để tiết kiệm diện tích chứa trong tủ lạnh.
Bạn có thể bảo quản gạo ở tủ lạnh khoảng 4-5 ngày rồi chuyển sang điều kiện phòng và đựng trong hộp kín.
Cách bảo quản gạo trong hộp đựng và túi kín
Sử dụng hộp đựng hoặc túi kín là phương pháp bảo quản gạo khá phổ biến và tiện lợi. Chỉ cần đảm bảo dụng cụ chứa gạo sạch sẽ, không dính nước và chất liệu an toàn.
Đặt hộp đựng gạo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa bồn rửa chén. Sau mỗi lần lấy gạo cần đậy nắp cẩn thận để tránh côn trùng gặm nhấm tấn công.
Với túi đựng gạo, bạn cần buộc chặt miệng túi, đặt trong quầy, tủ kín. Không để túi gạo tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, nền nhà vì gạo sẽ nhanh bị mốc và mối mọt.
Hiện nay trên thị trường đã có bán nhiều loại thùng đựng gạo thông minh, giá rẻ với nhiều dung tích khác nhau. Thùng đựng có thiết kế tiện dụng, tích hợp khóa kín, trang bị tính năng đong gạo tự động.
Bảo quản gạo lứt đơn giản và hiệu quả
Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt thay thế cho gạo trắng trong chế độ ăn kiêng hiệu quả. Trong gạo lứt có nhiều dầu tự nhiên hơn các loại gạo trắng thông thường. Loại dầu đó có thể bị ôi nếu không được bảo quản đúng cách, và nó làm rút ngắn thời gian bảo quản gạo lứt.
Các quy tắc bảo quản gạo lứt cũng được thực hiện tương tự: đựng gạo trong hộp kín hoặc túi hút zip, túi hút chân không. Đặt các hộp chứa ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Các phương pháp bảo quản gạo được nêu ở trên đều có thể áp dụng để bảo quản gạo lứt hiệu quả.
Cách xử lý gạo bị mọt đơn giản nhất
Khi gạo bị mối mọt tấn công nhiều người thường mang gạo đem phơi nắng. Nhưng điều này là không nên, phơi dưới nhiệt độ cao các con mọt sẽ chui lại vào bên trong lớp gạo để ẩn nấp. Bên cạnh đó, gạo cũng sẽ bị khô và dễ nát hơn sau đó.
Nên sàng nhẹ gạo bằng phương thức thủ công để con mọt rơi xuống, sau đó phơi gạo ở nơi thoáng mát, mối mọt sẽ tự động rời đi.
Câu hỏi thường gặp
- Vì sao gạo bị mọt?
Có thể gạo của bạn đã bị các ấu trùng xâm nhập ở đồng ruộng hoặc các đại lý buôn bán. Khi gặp điều kiện, độ ẩm thích hợp các ấu trùng này sẽ sinh sôi tạo thành mọt gạo.
- Gạo bị mối mọt có ăn được nữa không?
Câu trả lời là có. Nhưng hương bị và độ ngon của gạo khi nấu thành cơm sẽ không còn như ban đầu.
Với những thông tin trên, bTaskee hy vọng bạn đã có cách bảo quản gạo tốt nhất và có cách xử lý mọt gạo nếu không may gặp phải. Gạo thơm ngon, trắng sạch sẽ giúp các bữa cơm nhà thêm hấp dẫn, ngon miệng.
Xem thêm các bài viết:
Hình ảnh: cdn.laodong.vn, iStock, salt.tikicdn.com