Đối với các loại cây phân bón là yếu tố quan trọng chỉ đứng sau nước. Phân bón được xem là nguồn dinh dưỡng cung cấp chất khoáng, ion cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của hoa hồng. Cùng bTaskee tìm hiểu cách bón phân cho hoa hồng đúng kỹ thuật và cho ra hoa đẹp nhé!
Tại sao phải bón phân cho hoa hồng?
Phân bón cho hoa hồng mang lại nhiều tác dụng và lợi ích hơn bạn nghĩ. Không chỉ giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa, phân bón còn mang tới những ảnh hưởng tích cực lâu dài lên đất đai, sinh thái môi trường canh tác. Đây chính là lời giải câu hỏi tại sao cần phải sử dụng phân bón cho hoa hồng.
Cụ thể những lợi ích mà phân bón mang lại bao gồm:
- Phân giải và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng dễ hấp thụ: các dinh dưỡng trong phân bón sẽ giúp cho hoa hồng khỏe mạnh hơn, cành cứng cáp, tươi màu,…
- Phân bón giúp cây hoa tăng “sức đề kháng” để kháng lại sâu bệnh và thích nghi tốt hơn với các diễn biến thời tiết (mưa, rét, nắng nóng,…)
- Phân bón cũng hỗ trợ phục hồi chức năng của đất trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất. Sau mỗi mùa canh tác, phân bón được sử dụng sẽ giúp cân bằng và hồi phục các đặc tính sinh – lý – hóa, phục hồi giá thể trồng hoa để tạo điều kiện thuận tiện nhất cho mùa canh tác tiếp theo.
Các loại phân bón nên sử dụng cho hoa hồng
Trong cách bón phân cho hoa hồng thì phân bón được sử dụng rất đa dạng về chủng loại, thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc và nhiều thứ liên quan khác. Dưới đây là tổng hợp 3 loại chính yếu nhất.
Phân bón vô cơ
Thành phần chính của phân bón này là chất vô cơ, ion khoáng với hàm lượng cao. Ngoài tên gọi là phân vô cơ, chúng còn được chia nhỏ để gọi cụ thể là phân npk, phân bón trung vi lượng, phân đa lượng, super lân, phân đạm (ure), phân kali,…
Phân hữu cơ
Thành phần chủ yếu của phân là chất hữu cơ. Nguồn gốc của phân hữu cơ chia thành 2 loại là tự nhiên và tổng hợp. Phân hữu cơ tự nhiên bao gồm phân chuồng, xác bã của động thực vật đã biến đổi. Phân hữu cơ tổng hợp được con người sản xuất bằng các vật liệu tự nhiên trong môi trường.
Phân vi sinh
Phân vi sinh hay còn gọi là phân vi sinh vật, đây là loại phân bón được tổng hợp hoặc tự nhiên mà có. Phân vi sinh với nhiệm vụ chính là cung cấp chất dinh dưỡng và bổ sung một hệ vi sinh cần thiết cho đất trồng bao gồm các loại vi sinh cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải cellulose,… biến đổi các thành phần hữu cơ khó hấp thụ trong đất thành chất dễ hấp thụ để hoa hồng sử dụng dễ hơn.
>>> Tham khảo thêm bài viết: Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Đúng Cách Giúp Cây Khỏe, Lá Dày
Thời điểm bón phân cho cây hoa hồng
Khi hoa hồng bắt đầu ra rễ ( 10 – 15 ngày sau trồng). Sau đó khoảng 20 – 30 ngày ta có thể bổ sung thêm phân bón cho cây.
Bón phân khi cắt tỉa cành nhánh, sau mỗi đợt hoa khi hoa tàn. Đặc biệt, không thể quên bón khi cây vừa ra nụ hoa.
Tùy thuộc vào từng giống hoa, điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng khác nhau mà ta cần có những thay đổi phù hợp, tạo môi trường lý tưởng nhất để cây khỏe mạnh.
Cách bón phân cho hoa hồng và chăm sóc
Chăm sóc và bón phân cho hoa hồng là bước quan trọng, cần thực hiện chuẩn xác mới đảm bảo đem tới hiệu quả cao như chúng ta mong muốn. Thực hiện bón phân cần có sự cân đối, tính toán trong từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể mới giúp việc hoàn thiện có được kết quả cao như ý muốn.
- Thực hiện tạo rãnh từ 3 – 5 cm tại vị trí xung quanh thành chậu giúp việc rải phân, lấp đất được thực hiện dễ dàng. Rải phân và tưới nước đúng tiêu chuẩn giúp việc chăm sóc và nuôi dưỡng cây tiến hành thuận lợi.
- Sau khi trồng từ 3 – 5 ngày thì lúc này tiến hành phun phân bón lá, có trộn thêm phân trùn quế tưới cho cây cần được tiến hành. Lúc đó việc có thể cung cấp dinh dưỡng, hỗ trợ cho bộ rễ phát triển tốt trở nên dễ dàng.
- Thời điểm cây hoa hồng bắt đầu ra rễ, thường là từ 10 – 15 ngày sau khi trồng thì sử dụng phân NPK pha loãng, tỉ lệ là 20-20-15 tưới cho cây. Sau đó, khoảng 20 – 30 ngày bổ sung thêm một lần.
- Mỗi lần bón phân cần bổ sung thêm phân trùn quế để có thêm chất hữu cơ, độ ẩm cần thiết cho đất được đảm bảo.
- Khi cây hoa hồng đã cho hoa ổn định thì lúc này việc bổ sung chất hữu cơ 200 – 500 gr/gốc và phân NPK 40 – 50gr/gốc, cũng có thể thay thế bằng phân trùn quế Organic 1 và hữu cơ Nutrifert 4-3-3. Thời điểm nên bón là khi hoa tàn, khi tải cành, bắt đầu mùa mưa, hoặc giữa mùa mưa, trước thời điểm hoa nở.
Đối với từng giống hoa, với điều kiện trồng khác biệt thì chế độ bón phân cần có những lưu ý, những thay đổi một cách hài hòa và hợp lý. Lúc đó, tạo điều kiện lý tưởng để cây hoa hồng phát triển trở nên dễ dàng, hiệu quả cao hơn.
>>> Tham khảo thêm: Cách Cắt Tỉa Hoa Hồng Đúng Cách Giúp Hoa Nở Đẹp
Những lưu ý trong cách bón phân cho hoa hồng
- Tuyệt đối không rải hay tưới phân trực tiếp vào gốc.Vì phân vô cơ đậm đặc hơn phân hữu cơ, khi bón phân cho hoa hồng không nên bón từng nắm lớn đất khô vì có thể gây bỏng. Thay vào đó, hãy rải phân mỏng và đều xung quanh cây và xới nhẹ vào đất ẩm hoặc ướt.
- Thời điểm tốt nhất để bón phân là trước khi trời mưa hoặc trước khi tưới nước. Để phân cách xa gốc mía và cành ghép, tưới nước đầy đủ cho cây sau khi bón phân.
- Đặc biệt vào những ngày mùa hè, nắng nóng nên hạn chế bón phân. Giảm phân đa lượng (phân có hàm lượng NPK cao). Tập trung vào cung cấp phân hữu cơ và phân vi sinh là chính. Có thể hòa trùn quế hay phân vi sinh tưới cho cây. Những phân này mang tính mát, làm cho cây bền và ổn định hơn.
- Không bón phân khi cây ra hoa. Chỉ bón phân trước khi cây ra hoa và sau khi hoa đã tàn.
- Không bón phân khi cây đang chịu hạn, thiếu nước, hoặc khi cây đang bị bệnh.
Cách bón phân cho hoa hồng có đúng kỹ thuật và đủ liều lượng hay không là điều rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Hi vọng qua bài viết, bTaskee đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích về cách bón phân cho hoa hồng đúng cách. Đừng quên đặt lịch dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee để không gian sống của bạn luôn sạch sẽ và có thêm thời gian nghỉ ngơi cùng gia đình nhé!
Tải app bTaskee tại đây!
Câu hỏi thường gặp
- Nên sử dụng 1 hay nhiều loại phân bón cho hoa hồng?
Mỗi loại phân bón sẽ có những tác dụng nhất định với 1 bộ phận cây trong 1 thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhất định. Chính vì vậy mà trong quá trình chăm sóc, bạn nên kết hợp sử dụng nhiều loại phân bón tùy vào tình trạng và nhu cầu dinh dưỡng của hoa hồng. Như vậy sẽ tạo ra hiệu quả trồng hoa tốt nhất.
- Loại sâu bệnh nào thường gặp khi trồng cây hoa hồng?
Cây hoa hồng có thể nói là một trong những loài hoa dễ mắc và thu hút nhiều sâu bệnh nhất như: Rệp; nhện đỏ; phấn trắng; sâu xanh; gỉ sắt; đốm đen….
>>> Xem thêm các bài viết về cây hoa hồng
- Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Khi Mới Mua Về Giúp Mầm To Khỏe
- Mẹo Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Chậu Đúng Cách Tại Nhà
- Top 5 Rêu Thủy Sinh Đẹp, Dễ Chăm Và Được Ưa Chuộng
Hình ảnh: Canva, xanhbattan