Hoa hồng được đánh giá cao vì màu sắc đẹp với hương thơm quyến rũ. Hoa có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Tuy nhiên, hoa hồng lại không phải là loài dễ chăm sóc. Cùng bTaskee tham khảo bài viết dưới đây để biết những cách chăm sóc hoa hồng ra nhiều hoa.
Cách chăm hoa hồng ra nhiều hoa
Vị trí trồng hoa hồng
Hoa hồng là loại cây thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều nắng, nếu đủ nắng chiếu 8 tiếng 1 ngày cây sẽ sinh trưởng tốt và ít bị sâu bệnh gây hại, ra nhiều hoa và màu sắc của hoa cũng sáng đẹp, rực rỡ.
Bạn cũng cần để ý khoảng cách cây với những cây khác bằng cách ước lượng khả năng phát triển của cây. Việc chen chúc, thiếu độ thoáng khí cũng hạn chế khả năng ra hoa của cây.
Tưới nước đúng cách
Để giúp cây hoa hồng ra nhiều hoa, bạn nên tưới nước đúng cách cũng là cách chăm sóc hoa hồng nhanh ra hoa, cánh dày đẹp mà bạn nên lưu ý. Cây hoa hồng cần đủ nước để lá quang hợp, nếu cây khô thiếu nước sẽ xuất hiện nhện đỏ hại cây, vàng lá và rụng lá. Bạn hạn chế tưới nước vào buổi tối vì nước sẽ đọng trên lá cây khiến lá cây dễ bị nấm bệnh.
- Đối với hoa hồng trồng dưới đất: Bạn nên tưới 2 lần/ngày và tránh tưới vào trời trưa nắng gắt.
- Hoa hồng trồng trong chậu: Tưới 1 lần/ngày, hạn chế tưới cây vào buổi tối sẽ dễ bị nấm. Thời điểm lý tưởng nhất để tưới hoa hồng khi trồng trong chậu là sáng sớm.
>>> Tham khảo thêm: Mẹo Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Chậu Đúng Cách Tại Nhà
Làm giá thể cho cây
Nếu trồng trong chậu, chậu của bạn phải có lỗ thoát nước. Còn đối với trồng trực tiếp dưới đất, hãy kiểm tra khả năng thoát nước và cải tạo đất nếu cần thiết.
Đào một hố rộng khoảng 40cm và đổ đầy nước vào đó. Nếu nước vẫn chưa rút hết sau hai giờ, hãy xem xét việc nâng luống lên cao hoặc chọn một địa điểm khác. Môi trường thoát nước kém dễ khiến hồng bị úng, hoặc nấm bệnh
Để tăng độ thông thoáng và khả năng thoát nước hãy trộn đất vườn cùng với 50% phân ủ hữu cơ và rêu than bùn peat moss. Hỗn hợp đất nhẹ này khuyến khích sự phát triển của rễ trung chuyển nuôi cây.
Bón phân đúng cách để hoa hồng ra nhiều nụ
Cách chăm sóc hoa hồng nhanh ra hoa đầu tiên bạn cần phải biết cách bón phân sao cho đúng cách. Khi cây ra ngọn, lá non bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tưới lên lá thân và gốc.
Nếu thấy hoa hồng có những biểu hiện kém phát triển, bạn nên kết hợp với phân bón gốc và lá để cây có đủ chất dinh dưỡng định kỳ 1 tháng 1 lần.
Khi cây ra ngọn, lá non bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tưới lên lá thân và gốc.
Khi bón phân cho hoa hồng bạn cũng nên nắm rõ một số lưu ý dưới đây:
- Nếu thấy cây hoa hồng có các nhánh mập mạp và màu đỏ tía đậm, có nghĩa cây đã đủ chất dinh dưỡng.
- Còn nếu hoa hồng không có biểu hiện như trên có nghĩa là đang thiếu chất dinh dưỡng và cần được cung cấp đầy đủ. Lúc này bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng và bón phân cho hoa hồng để cây phát triển và cho bông to.
Cắt tỉa cành hoa hồng
Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh đã già, cành yếu, không cần thiết, tạo tán cho cây, để kích thích cho cây ra nhiều mầm, ngọn của các mầm chính là nụ hoa.
Việc để hoa hồng hình thành búp chứa hạt là tín hiệu cho bụi hoa hồng biết rằng mùa phát triển đã kết thúc. Nhưng việc cắt tỉa cành, hoặc loại bỏ những bông hoa đã già, sẽ giúp cây tiếp tục nỗ lực tạo hoa thay vì tạo hạt.
Trước khi cắt và giữa mỗi lần cắt, bạn cần vệ sinh kềm bằng cồn để tránh làm nhiễm trùng chéo cho cây. Từ hoa đếm xuống cụm 5 lá đầu tiên, cắt một góc 45 độ. Cách chăm này giúp cây hoa hồng ra nhiều hoa và ra nhanh hơn đáng kể.
Một số lưu ý khi cắt tỉa giúp hoa hồng nở to:
- Bón phân NPK cho hoa hồng trước khi tiến hành cắt cành trước khoảng 3 ngày.
- Khi cắt bỏ cành hãy bón phân và cách 4 ngày phun thuốc dưỡng rễ, chồi tới khi lên chồi đỏ.
- Phun Kali sữa để dưỡng cho hoa hồng có bông to.
Kiểm soát bệnh hại cho cây
Bệnh đốm đen, sương mai và phấn trắng không chỉ làm biến dạng lá mà còn gây rụng lá hàng loạt. Những căn bệnh này làm suy yếu toàn bộ cây, lấy đi năng lượng cần thiết để tạo hoa. Hầu hết hoa hồng đều sẽ gặp một số dấu hiệu của bệnh khi chuyển mùa và nhiệt độ và độ ẩm tăng lên
Một số người làm vườn chọn sử dụng các biện pháp điều trị phòng ngừa vào đầu mùa sinh trưởng để bảo vệ sự phát triển mới. Ngoài ra, hãy giữ cho lá hoa hồng của bạn khô thoáng bằng cách tưới vào gốc cây. Nấm thích môi trường ẩm. Loại bỏ bất kỳ tán lá chết hoặc bị bệnh ngay khi bạn phát hiện ra nó.
Đó là những chia sẻ về cách chăm hoa hồng ra nhiều hoa. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn sở hữu những chậu hoa hồng đẹp và đừng quên sử dụng dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee để giúp nhà cửa luôn sạch sẽ và gọn gàng nhé.
Tải app bTaskee tại đây!
Câu hỏi thường gặp
- Loại sâu bệnh nào thường gặp khi trồng cây hoa hồng?
Cây hoa hồng có thể nói là một trong những loài hoa dễ mắc và thu hút nhiều sâu bệnh nhất như: Rệp; nhện đỏ; phấn trắng; sâu xanh; gỉ sắt; đốm đen….
- Trồng hoa hồng với đất gì tốt nhất?
Hoa hồng thích hợp phát triển trên đất có khả năng thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng và có chứa lượng mùn cao.
Xem thêm các bài viết:
- Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Đúng Cách Giúp Cây Khỏe, Lá Dày
- Các Loại Cây Thủy Sinh Dễ Tìm Ngoài Tự Nhiên
- Các Loại Cây Thủy Sinh Đẹp Và Dễ Trồng Trong Bể Cá Cảnh
Hình ảnh: Canva, Internet