Cách Chăm Sóc Cây Lưỡi Hổ Trong Văn Phòng Luôn Xanh Tốt

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong văn phòng
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Lưỡi hổ là loài cây cảnh thường thấy trong sân vườn của nhiều gia đình Việt. Không những ghi điểm bởi vẻ đẹp lạ mắt mà loài cây này còn được đánh giá cao nhờ hàm ý cầu bình an, may mắn và tài lộc cho người sở hữu. Vậy cách trồng và cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong văn phòng có dễ hay không? Cùng bTaskee tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ còn có tên gọi khác là hổ vĩ hay cây lưỡi cọp. Danh pháp khoa học là Dracaena trifasciata (hoặc Sansevieria trifasciata). Là giống cây thuộc họ măng tây với chiều cao trung bình từ 50 – 60cm.

Lưỡi hổ có thân dạng dẹt, nhìn có vẻ sắc nhọn nhưng thực chất thân cây rất mềm, không gây ra xây xát khi chạm vào. Thân cây có màu xanh và vàng dọc từ gốc lên đến ngọn. Khi ra hoa nở thành từng cụm và mọc từ gốc lên. 

Theo một nghiên cứu của NASA thì lưỡi hổ là loại cây có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ chất độc hại. Dù là loại cây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng với điều kiện bạn phải biết cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong văn phòng sao cho phù hợp để đảm bảo cây phát triển tốt.

Cây lưỡi hổ còn có tên gọi khác là hổ vĩ hay cây lưỡi cọp
Cây lưỡi hổ còn có tên gọi khác là hổ vĩ hay cây lưỡi cọp

Những mẫu cây lưỡi hổ văn phòng đẹp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cây lưỡi hổ khác nhau. Chúng được phân biệt qua hình dáng cây và màu sắc của lá. Điển hình là một số loại như: 

  • Cây lưỡi hổ cọp: Loài cây này còn có tên gọi khác là cây lưỡi hổ vằn – loại cây thường thấy nhất trong văn phòng làm việc. Phần lá cây khá cao, như tên gọi của nó, lá có vằn và viền màu trắng. Mẫu cây này có chiều cao vượt trội hơn các loại cùng họ khác nên thường được để ở các góc trong văn phòng. 
Cây lưỡi hổ vằn
Cây lưỡi hổ vằn
  • Cây lưỡi hổ vàng đen: Ngược lại với hổ cọp, vàng đen có dáng cây thấp, lá màu xanh thẫm đen, viền vàng. Nhờ kích thước nhỏ nhắn mà loại cây này thường được đặt trên bàn làm việc, ban công hoặc cửa sổ văn phòng.
Cây lưỡi hổ vàng đen
Cây lưỡi hổ vàng đen
  • Cây lưỡi hổ vàng lửa: Đây chính là loại đặc biệt nhất thuộc họ lưỡi hổ. Cây màu vàng đồng sáng, giai đoạn trưởng thành lá cây sẽ đổi từ màu vàng dáng sang màu xanh đen. Lá cây to, bản lá rộng và dài vừa phải rất phù hợp để trang trí bàn làm việc. 
Cây lưỡi hỗ vàng
Cây lưỡi hổ vàng lửa
  • Cây lưỡi hổ Cylindrica: Tên gọi của loài cây này tiếng Việt có nghĩa là “hình trụ”. Tên gọi này xuất phát từ việc phần thân và lá cây có hình dáng suôn thẳng như hình trụ. Đây là loại cây có vẻ ngoài khá độc đáo. Vì thế nên dùng loại cây này trang trí cho văn phòng sẽ giúp gia tăng sự thú vị và sáng tạo. 
Cây lưỡi hổ Cylindrica lạ mắt
Cây lưỡi hổ Cylindrica lạ mắt

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong văn phòng

Cây lưỡi hổ tương đối dễ sống. Tuy nhiên khi trồng trong văn phòng cần có cách chăm sóc riêng để tránh tình trạng cây bị úng hoặc không phát triển. Cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong văn phòng sau đây sẽ giúp “vườn cây” của bạn tươi tốt hơn:

  • Đầu tiên chính là vấn đề tưới nước cho cây: Chúng ta thường có lỗi suy nghĩ càng nhiều nước cây càng tốt, phát triển càng nhanh. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng. Lưỡi hổ là loài cây chịu hạn tốt. Vì thế chúng không ưa nước. Khi trồng trong văn phòng bạn chỉ nên tưới nước để làm ẩm đất cho cây khoảng 1-2 lần/tuần. 
  • Cung cấp ánh sáng cho cây: Lưỡi hổ là loài cây ưa bóng râm và ánh sáng nhẹ từ mặt trời. Vì thế bạn nên chọn những nơi có ít ánh sáng trực tiếp từ mặt trời để trồng cây. Bên cạnh đó, cần kết hợp thỉnh thoảng cho cây tắm nắng vào lúc 7-9h sáng. Cung cấp đúng và đủ ánh sáng cho cây phát triển chính là một trong những cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong văn phòng đúng chuẩn. 
Tưới nước cho cây lưỡi hổ khoảng 1-2 lần/tuần
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong văn phòng khá đơn giản
  • Đất và phân bón là 2 thứ không thể tách rời với cây trồng. Lưỡi hổ cũng không ngoại lệ. Phần rễ của loài cây này rất dễ thối rữa, vì vậy khi trồng bạn cần chọn đất trồng thoát nước nhanh, ít than bùn. Ngoài ra, nên bón phân 1 lần/tháng và dùng phân chuồng hoặc phân khoáng để cây phát triển tốt. Lưu ý không nên bón phân vào mùa lạnh. 
  • Nhân giống cây mới: Lưỡi hổ thuộc loài cây rễ chùm và phát triển khá nhanh. Vì thế bạn cần nhân giống sang chậu mới để tránh việc cây mẹ không có không gian phát triển. Đây cũng là một cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong văn phòng cần phải lưu ý.

Không gian văn phòng làm việc luôn đề cao không khí sạch sẽ, việc tưới nước hay bón phân cho cây lưỡi hổ đôi lúc sẽ làm bẩn không gian làm việc của bạn. Dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee chính là giải pháp tối ưu để bạn khắc phục tình trạng này. 

Tải app bTaskee và đặt dọn dẹp theo giờ định kỳ nhé!

Những lưu ý khi chăm sóc cây lưỡi hổ 

Khi thực hiện cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong văn phòng như trên, bạn cần lưu ý một số điểm điểm sau đây để đảm bảo tuổi thọ cho cây:

  • Ưu tiên trồng cây trong các chậu có lỗ thoát nước chẳng hạn như: chậu xốp, chậu đất nung để tránh cây bị thối rễ
  • Dùng đất trồng thoát nước tốt, có thể kiểm soát độ ẩm tối đa để tránh việc nước đọng lại trong chạy làm hư phần gốc. 
Dùng đất trồng có khả năng thoát nước tốt
Dùng đất trồng thoát nước tốt để tránh cây lưỡi hổ bị hư rễ
  • Đặt cây ở những vị trí có ánh sáng nhẹ trực tiếp từ mặt trời hoặc nơi có ánh sáng gián tiếp để cây phát triển tối đa.  
  • Tránh để nhiệt độ quá cao, nên duy trì ở mức 13 – 30 độ C để không làm héo cây, chết rễ. 
  • Tuy có khả năng thanh lọc không khí và đem lại lợi ích cho sức khỏe của con người nhưng lưỡi hổ cũng chứa một ít độc tính có thể gây nên tiêu chảy, buồn nôn hoặc đau bụng nếu nuốt phải. Vì thế để an toàn nhất bạn nên để cây xa tầm tay trẻ em hoặc thú cưng. 
  • Nên bón phân vài tuần 1 lần và bón trong mùa xuân hoặc hè, tránh bổ sung phân bón vào mùa đông.
  • Không cắt tỉa lưỡi hổ thường xuyên vì có thể gây hại cho quá trình sinh trưởng của cây.

Xem thêm: Cách Chăm Sóc Sen Đá Phát Triển Tươi Tốt, Ít Sâu Bệnh

Các bệnh trồng cây lưỡi hổ thường gặp

Bệnh thường gặp nhất ở loài cây này là tình trạng thối ở vùng gốc rễ hoặc rũ nhũn và lá rũ xuống. Khi gặp phải bệnh này, bạn cần lấy toàn bộ cây ra khỏi chậu, tiến hành rửa phần rễ và thấm bằng khăn giấy sau khi rửa sạch. Sau đó bỏ đi phần bị úng và trồng cây vào đất mới. 

Bệnh thường gặp nhất ở lưỡi hổ là bị thối rễ, lá rũ xuống
Bệnh thường gặp nhất ở lưỡi hổ là bị thối rễ

Lưỡi hổ được ưa chuộng nhờ những chiếc lá vững chãi và mạnh mẽ, mọc thẳng thớm vươn cao. Tuy nhiên một số cây bị rũ lá mất sức sống. Đây là biểu hiện của việc bị thiếu nước lâu ngày.

Gặp tình trạng này bạn cần nhanh chóng bổ sung nước cho cây. Bên cạnh đó cần lưu ý một trong những cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong văn phòng chính là giữ đúng quy tắc tưới nước 1 lần/tuần. 

Ngoài các bệnh kể trên, cây lưỡi hổ còn hay mắc phải một số bệnh như: cây bị vàng lá, cháy viền lá. Nguyên nhân chính dẫn đến 2 bệnh này ở cây chính là việc cây bị thiếu nắng hoặc bị cháy nắng. Cách khắc phục chính là cần di chuyển cây đến vị trí có ánh sáng phù hợp. 

Đặt cây lưỡi hổ nơi có ánh sáng thích hợp
Đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa đủ để hạn chế cây bị bệnh

Lưỡi hổ là loài cây mang đến sự may mắn, thành công và tiền tài, giúp thúc đẩy tinh thần làm việc năng suất và hiệu quả hơn. bTaskee hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong văn phòng.

>>> Xem thêm: 

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services