Ho là một phản xạ bình thường của trẻ để giúp tống khứ các chất, vi khuẩn từ đường thở của trẻ. Hôm nay bTaskee sẽ chia sẻ cho các bạn các kiến thức, kinh nghiệm khi chăm sóc trẻ bị ho tại nhà một cách hiệu quả nhất nhé.
Nguyên nhân trẻ bị ho
Theo trang www.webmd.com, trẻ thường bị ho do các nguyên nhân phổ biến sau:
- Nhiễm trùng: Trẻ có thể bị nhiễm trùng do các virus cảm, cúm khiến trẻ bị ho kéo dài, ho khan chủ yếu vào ban đêm kèm theo khó thở.
- Trào ngược axit: Trẻ thường xuyên ho, nôn mửa, khạc ra nước bọt, ợ chua.
- Bệnh hen suyễn: Trẻ ho khò khè, ho nặng hơn vào ban đêm. Trẻ bị hen suyễn do các tác nhân như ô nhiễm, khói thuốc, nước hoa,…
- Dị ứng/ viêm xoang: Trẻ ho kéo dài, ngứa cổ họng, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban. Thông thường trẻ sẽ bị dị ứng bởi thức ăn, phấn hoa, lông chó mèo và bụi bẩn.
- Các nguyên nhân khác: Ho trở thành thói quen của trẻ sau khi bị ho do các nguyên nhân như: tiếp xúc khói bụi, chất ô nhiễm, hít phải dị vật,…
Cách chăm sóc trẻ bị ho tại nhà
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: Khi trẻ bị bệnh ho thường không muốn ăn, bú vì thế phụ huynh nên động viên trẻ ăn uống nhiều hơn ngày thường để có năng lượng, sức đề kháng hơn.
Cung cấp đủ nước: Khi trẻ ho thì phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước hơn ngày thường, có thể cho trẻ uống thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như: mật ong, tắc chưng đường,…
Hỉ mũi cho cho trẻ:
- Đối với trẻ lớn: Hướng dẫn cách hỉ mũi đúng cách để tống khứ các chất dịch nhầy trong mũi ra. Dùng tay bịt một bên mũi sau đó hỉ mạnh bên mũi còn lại và làm ngược lại.
- Đối với trẻ nhỏ: Phụ huynh cần phải dùng giấy mềm nhẹ nhàng vệ sinh mũi cho trẻ để mũi trẻ thoải mái hơn.
Tuyệt đối không nên:
- Tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi, thuốc kháng sinh mà không hỏi ý kiến bác sĩ
- Dùng miệng để hút dịch mũi của trẻ vì có thể làm tổn thương mũi trẻ và lây bệnh truyền nhiễm.
- Sử dụng tăm bông để ngoáy mũi trẻ vì có thể làm tổn thương mũi trẻ.
Luôn luôn theo dõi trẻ: Phụ huynh cần phải luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ cả ngày và đêm, nhanh chóng đưa trẻ tới bác sĩ thăm khám nếu trẻ có các dấu hiệu sau:
- Trẻ cảm giác khó thở, thở gấp hơn bình thường
- Thở kèm theo tiếng rít
- Trẻ không ăn, uống
- Cơ thể trẻ tím tái
- Có hiện tượng co giật
- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức
Cách phòng tránh trẻ bị ho
- Cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Đối với trẻ sơ sinh thì ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn so với sữa công thức
- Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ theo khuyến cáo của bác sĩ.
- Tăng cường các chất khoáng, vitamin cho trẻ trong trái cây để tăng cường sức đề kháng.
- Tạo cho trẻ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ không có khói bụi ô nhiễm.
- Hạn chế tiếp xúc, sử dụng chung đồ vật với những trẻ đang có bị ho, bị bệnh.
Hy vọng với những chia sẻ của bTaskee sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm và kiến thức trong việc chăm sóc con của mình được tốt hơn. Chúc bạn hạnh phúc bên gia đình và người thân.
Nếu bạn không có thời gian, kinh nghiệm chăm sóc con mình thì bạn có thể tham khảo dịch vụ trông trẻ tại nhà theo giờ của bTaskee. Chỉ với 60 giây bạn sẽ có ngay một bảo mẫu giữ trẻ tại theo giờ tại nhà có trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn, chuyên nghiệp và đã được xác minh nhân thân kỹ lưỡng.
Những câu hỏi thường gặp
- Trẻ bị ho bao lâu thì khỏi?
Nếu trẻ bị ho do cảm thông thường thì trong vòng khoảng 10-14 ngày thì trẻ sẽ khỏi.
- Trẻ bị ho có nên tắm không?
Phụ huynh vẫn nên tắm rửa, vệ sinh cho trẻ khi trẻ bị ho bởi vì tắm rửa giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên cơ thể trẻ giúp trẻ được thoải mái hơn.
- Bảo mẫu dịch vụ trông trẻ theo giờ của bTaskee nhận trông trẻ đang bị bệnh như cảm cúm, ho, sốt xuất huyết không?
Cộng tác viên sẽ từ chối nhận chăm sóc trẻ: Trẻ tự kỷ cần chăm sóc đặc biệt; Trẻ mắc các chứng bệnh về tâm lý cần có sự chăm sóc riêng; Trẻ bị khuyết tật cần chăm sóc đặc biệt; Trẻ đang điều trị bệnh ở bệnh viện; Trường hợp trẻ chăm sóc bệnh tại nhà, CTV sẽ quan sát và trao đổi kỹ với phụ huynh về trình trạng của trẻ trước khi nhận công việc.
Ngoài cách chăm sóc trẻ bị ho như trên thì bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài viết về cách chăm sóc trẻ em như sau:
- Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Dị Ứng Thời Tiết Đúng Cách
- Cách Cho Trẻ Ăn Dặm Đúng Cách Và Hiệu Quả Nhất
- Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị bỏng nước sôi đúng cách
- Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa đúng cách nhất
- Hướng Dẫn Cách Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách Nhất
Hình ảnh: BabyCenter, The New York Times.