Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Sổ Mũi Đúng Cách

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Trẻ nhỏ thường bị sổ mũi nhất là vào thời điểm giao mùa có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm phế quản,….Hôm nay – bTaskee sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi để giúp cho trẻ giảm bớt sự khó chịu và nhanh chóng hết bệnh hơn.

Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị bị chảy nước mũi, một số nguyên nhân phổ biến gồm:

  • Không khí khô: Khi thời tiết thay đổi, độ ẩm giảm khiến cho không khí trở nên khô hơn làm cho chất tiết mũi của trẻ bị khô, khiến cho trẻ xuất hiện các triệu chứng khó thở, khụt khịt.
  • Dị vật ở mũi: Một số vật như hạt, sỏi, đồ chơi,… mắc kẹt ở mũi ở trẻ không chỉ làm cho trẻ bị sổ mũi mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
  • Dị ứng: Một số tác nhân gây dị ứng khiến trẻ bị sổ mũi như: khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật,…
  • Cảm lạnh, cảm cúm: Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên thường dễ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Ngoài sổ mũi ra thì trẻ còn bị ho, sốt, viêm họng,…

Bạn có thể xem thêm các bài viết sau: 

  • Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng tại đây => Xem thêm
  • Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại đây => Xem thêm

Cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi tại nhà

Cho bé uống nhiều nước

  • Cung cấp đủ, nhiều nước cho trẻ hơn so với ngày thường.
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc, sữa, nước trái cây, thức ăn lỏng mềm để cho dịch mũi của trẻ lỏng hơn thì dễ làm sạch hơn.
Cho bé uống nhiều nước để giúp chất nhầy lỏng hơn
Cho bé uống nhiều nước để giúp chất nhầy lỏng hơn (1)

Sử dụng nước muối sinh lý

Để chữa sổ mũi cho trẻ và làm sạch chất nhầy bên trong mũi, bố mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý với các bước như sau: 

  • Làm ấm lọ nước muối bằng cách ngâm vào nước ấm.
  • Đặt trẻ nằm ngửa đầu thấp hơn chân để tránh cho trẻ bị sặc.
  • Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ. 
  • Sau vài phút chất dịch loãng bớt thì bạn dùng dụng cụ hút mũi hút nhẹ chất dịch bên trong mũi của trẻ.
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ
Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ (2)

Cho bé tắm nước gừng ấm

Mẹ nên cho trẻ tắm bằng nước gừng ấm để cho dịch mũi của trẻ được lỏng ra giúp cho trẻ có thể xì chất nhầy hoặc mẹ có thể dụng cụ để làm sạch dễ dàng hơn.

Cho bé nằm cao đầu khi ngủ

Mẹ nên cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ để cho nước mũi, chất nhầy trong mũi chảy ra ngoài, không bị chảy ngược vào bên trong gây nghẹt mũi.

Cho trẻ bị sổ mũi nằm cao để chất nhầy chảy ra ngoài
Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ (3)

Một số điều không nên

–  Hạn chế rửa mũi cho trẻ nhiều lần vì có thể làm mũi trẻ bị khô, bụi bẩn dễ vào, khiến trẻ bị tổn thương niêm mạc,…

– Không được dùng miệng hút mũi cho trẻ vì có thể truyền mầm bệnh cho trẻ và có thể gây tổn thương mũi của trẻ. Nên dùng dụng cụ vệ sinh mũi để an toàn hơn cho trẻ.

– Không tự ý sử dụng thuốc nhỏ mũi, thuốc kháng sinh,… mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Khi nào cần đưa trẻ bị sổ mũi đi bệnh viện

Phụ huynh nên thường xuyên theo dõi tình trạng của trẻ, nếu trẻ có các dấu hiệu sau đây thì nên đưa đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Trẻ bị sổ mũi và sốt cao trên 38 độ C.
  • Bé bị đau tai, mắt đỏ, khó thở, ho kéo dài.
  • Trẻ chán ăn, nôn ói, quấy khó.
  • Nghi ngờ có dị vật trong mũi trẻ
  • Nước mũi có màu xanh 
  • Môi, da của trẻ bị tím, tái
Luôn theo các tình trạng của trẻ bị sổ mũi để đưa đến bệnh viện kịp thời
Luôn theo dõi tình trạng của trẻ để kịp thời đưa tới bệnh viện (4)

Hy vọng với những chia sẻ của bTaskee về cách chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm trong việc chăm sóc con của mình được tốt hơn.

Nếu bạn không có thời gian, kinh nghiệm chăm sóc con mình thì bạn có thể tham khảo dịch vụ trông trẻ tại nhà theo giờ của bTaskee. Chỉ với 60 giây bạn sẽ có ngay một bảo mẫu giữ trẻ tại theo giờ tại nhà có trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn, chuyên nghiệp và đã được xác minh nhân thân kỹ lưỡng.  

Tải app bTaskee tại đây!

Những câu hỏi thường gặp trẻ bị sổ mũi

  1. Trẻ bị sổ mũi thì bao lâu khỏi?

    Theo trang stanfordchildrens.org , trẻ sơ sinh thường bị sổ mũi, cảm lạnh từ 1-3 ngày sau khi nhiễm virus. Các triệu chứng thông thường kéo dài từ 1-2 tuần thì trẻ sẽ khỏi.

  2. Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không?

    Phụ huynh vẫn nên tắm cho trẻ để giúp trẻ loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn,… Giúp có thể trẻ sạch sẽ thoải mái tránh các bệnh về da liễu.

  3. Bảo mẫu trông giữ trẻ theo giờ tại nhà của bTaskee có nhận chăm sóc trẻ bị bệnh như sốt, sổ mũi, cảm cúm không?

    Những trường hợp sau Cộng tác viên sẽ từ chối nhận chăm sóc trẻ: Trẻ tự kỷ cần chăm sóc đặc biệt; Trẻ mắc các chứng bệnh về tâm lý cần có sự chăm sóc riêng; Trẻ bị khuyết tật cần chăm sóc đặc biệt; Trẻ đang điều trị bệnh ở bệnh viện; Trường hợp trẻ chăm sóc bệnh tại nhà, CTV sẽ quan sát và trao đổi kỹ với phụ huynh về trình trạng của trẻ trước khi nhận công việc.

Ngoài cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi như trên thì bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách chăm sóc trẻ sau:

Hình ảnh:

  • (1): FirstCry Parenting
  • (2): VeryWell Health
  • (3): Happy Family Organics
  • (4):  Arab American News

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services