Bệnh thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm, có khả năng bùng phát thành dịch. Hôm nay, bTaskee chia sẻ cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà nhằm giúp trẻ nhanh hồi phục hơn và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh thủy đậu là gì?
- Bệnh thủy đậu là một loại bệnh rất dễ lây lan do virus Varicella-zoster gây nên. Nó gây ngứa, phát ban khắp các bộ phận trên cơ thể như ngực, lưng, mặt,…
- Bệnh thủy đậu có thể gây nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, thanh thiếu thiên, người trưởng thành, phụ nữ đang mang thai và những người có khả năng miễn dịch kém.
- Cách tốt nhất để ngăn ngừa, phòng chống bệnh thủy đậu đó là tiêm phòng.
Nếu bạn không có thời gian hoặc kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái thì có thể tham khảo dịch vụ “Trông Trẻ Tại Nhà” của bTaskee. Chỉ với 60 giây bTaskee sẽ giúp bạn có ngay một chuyên gia trông giữ trẻ tại theo giờ tại nhà có trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn, chuyên nghiệp và đã được xác minh nhân thân kỹ lưỡng.
Dấu hiệu, triệu chứng trẻ bị bệnh thủy đậu
Theo trang healthychildren.org, đa số trẻ em mắc bệnh thủy đậu thường có các triệu chứng tương đối nhẹ. Thường nổi phát ban gây ngứa, nhìn bề ngoài giống các hạt mụn nước.
Các dấu hiệu này sẽ xuất hiện từ 10 – 21 kể từ ngày tiếp xúc với virus nhiễm bệnh. Các hạt mụn nước thường nổi trên thân, da đầu và có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể bao gồm mặt, chân và tay. Hầu như trẻ quá trình bị nhiễm bệnh thì các bé thường hay bị sốt.
Cách chăm sóc trẻ em bị thủy đậu tại nhà
Khi trẻ bị bệnh thủy đậu cần phải phát hiện sớm để cách ly tránh lây lan cho người khác và chăm sóc đúng cách để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, viêm gan, viêm mô tế bào,… thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ.
Chính vì thế, ngoài việc điều trị cho trẻ ra thì cần phải kết hợp với các phương pháp chăm sóc đúng cách để trẻ có thể hồi phục tốt hơn.
Sau đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu:
- Trẻ cần phải được cách ly tại nhà đến khi tất cả các mụn nước đóng vảy và không có mụn nước mới phát triển. Tránh tiếp xúc với người khác vì bệnh thủy đậu có thể lây qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với các hạt mụn nước,…
- Trẻ cần phải được ở trong phòng thoáng mát, sạch sẽ, thoáng khí có ánh sáng mặt trời đầy đủ.
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm hằng ngày. Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, rộng rãi, nhẹ mỏng để trẻ có thể thoải mái hơn.
- Bất kỳ ai đều cần phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ bị thủy đậu để tránh bị lây nhiễm. Phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ và không dùng chung với các trẻ khác các vật dụng cá nhân của trẻ đang bị bệnh thủy đậu như: khăn mặt, quần áo, chén, đồ chơi,…
- Giữ bàn tay trẻ sạch sẽ. Nên cắt móng tay cho trẻ thật sạch hoặc mang bao tay cho trẻ để tránh trẻ có thể gãi các mụn nước làm tình hình nhiễm trùng nặng hơn.
- Cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, bổ sung thêm cho trẻ các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: Cam, quýt, chanh,… Bên cạnh đó luôn cho trẻ uống nhiều nước.
- Khi các mụn nước bị vỡ thì dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylen) bôi lên để tránh nhiễm trùng và để lại sẹo cho trẻ.
- Khi trẻ bị sốt cao thì nên dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý sử dụng thuốc cho trẻ vì có thể khiến tình trạng trầm trọng hơn.
- Phải thường xuyên theo dõi tình trạng của trẻ nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sau: khó chịu, co giật, hôn mê, xuất huyết trên các hạt mụn nước thì phải đưa trẻ bị bệnh thủy đậu đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Trẻ bị thủy đậu cần phải kiêng ăn gì?
Trẻ mắc bệnh thủy đậu cần phải kiêng ăn một số loại thực phẩm sau:
- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
- Thức ăn chứa nhiều loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, quế, gừng, …
- Hạn chế ăn một số loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, các loại hải sản,…
- Tránh ăn các loại trái cây có tính nóng như nhãn, vải, đào,..
Cách phòng chống bệnh thủy đậu ở trẻ
Hiện nay, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh thủy đậu là tiêm phòng:
- Đối với trẻ 12 tháng – 12 tuổi: thì tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu khoảng 3 tháng.
- Đối với trẻ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành: nên tiêm 2 mũi cách nhau khoảng 1,5 tháng.
- Đối với phụ nữ có kế hoạch mang thai thì nên tiêm phòng trước khi có thai tối thiểu 3 tháng.
Tiêm phòng chỉ có hiệu quả ngăn ngừa bệnh thủy đậu được 98%. Vẫn có trường hợp trẻ đã tiêm phòng rồi vẫn bị bệnh thủy đậu nhưng bệnh sẽ lành tính hơn, nhanh chóng lành và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ.
Hi vọng với những chia sẻ của bTaskee về cách sóc trẻ em bị tay chân miệng sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức, mẹo hữu ích để chăm sóc con mình tốt hơn.
Nếu bạn không có thời gian để hoặc kinh nghiệm chăm sóc trẻ em thì có thể sử dụng dịch vụ “Trông trẻ tại nhà theo giờ bTaskee”. Các bạn nhân viên là những người có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn chăm việc chăm sóc trẻ.
Những câu hỏi thường gặp
- Trẻ bị thủy đậu cần hạn chế ăn gì?
– Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
– Thức ăn chứa nhiều loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, quế, gừng, …
– Hạn chế ăn một số loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, các loại hải sản,…
– Tránh ăn các loại trái cây có tính nóng như nhãn, vải, đào,.. - Cách để hạn chế trẻ bị thủy đậu gãi vào các mụn nước?
Nên giữ vệ sinh tay, cắt móng tay cho trẻ sạch sẽ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể cho trẻ mang găng tay để tránh trẻ gãi vỡ mụn nước.
- Tôi không có thời gian chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu, bTaskee có cung cấp dịch vụ trông giữ trẻ tại nhà theo giờ không?
Đối với trường hợp chăm sóc trẻ bị bệnh tại nhà, bảo mẫu chăm sóc trẻ em của bTaskee sẽ quan sát và trao đổi kỹ với phụ huynh về trình trạng của trẻ trước khi nhận công việc trông giữ trẻ.
Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan đến chủ đề cách chăm sóc trẻ em sau:
Hình ảnh sử dụng trong bài:
- (1): aFamily
- (2): The pruce
- (3): Vinamilk
- (4): KUTV