Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em và nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách thì có thể nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ. Hôm nay bTaskee sẽ cùng bạn chăm sóc trẻ em bị tiêu chảy đúng cách để đảm bảo sức khoẻ cho con.
Cách chăm sóc trẻ em khi bị tiêu chảy
Bổ sung nước cho trẻ
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để ngăn ngừa tình trạng mất nước do lượng nước đã mất qua phân và nôn ói của trẻ.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước theo khả năng của trẻ, uống chậm, từ từ từng muỗng.
- Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là thức ăn và nguồn nước tốt cho các bé vì thế mẹ nên cho bé bú nhiều và lâu hơn ngày thường.
- Cho trẻ uống thêm các loại nước khác để bổ sung nước cho trẻ như: sữa đậu nành, nước trái cây, dừa tươi, sữa chua,…
- Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas, nước ép trái cây quá ngọt vì nó làm tình hình tiêu chảy của trẻ trở nên tồi tệ hơn.
- Cho trẻ uống dung dịch Oresol sau mỗi lần bé đi ngoài mà phân lỏng. Oresol sẽ giúp trẻ bù lại lượng nước và các chất điện giải đã bị mất.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ em bị tiêu chảy
- Có nhiều người cho rằng nếu ăn nhiều sẽ làm tình trạng tiêu chảy của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Đây là quan điểm sai lầm vì trẻ khi bị tiêu chảy mất nhiều dưỡng chất nên cần bổ sung chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng và nhanh chóng hồi phục hơn.
- Trẻ đang bị tiêu chảy nên ưu tiên các loại thực phẩm dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa như súp, cháo, sữa,…
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ có thể hấp thụ tốt hơn.
- Nên cân bằng các chất dinh dưỡng, không nên cho bé ăn quá nhiều một loại chất sẽ làm cho chức năng tiêu hóa của bé hấp thu kém đi và không hiệu quả.
Thường xuyên theo dõi tình trạng tiêu chảy của trẻ
Thông thường trẻ bị tiêu chảy sẽ thuyên giảm sau 5-14 ngày. Cha mẹ cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng của bé để phát hiện xem bé có xuất hiện tình trạng gì khác thường không để kịp thời đưa bé đến bệnh viện.
Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu dưới đây thì nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám điều trị kịp thời:
- Mất nước khiến cho da khô, môi khô.
- Trẻ đi ngoài kèm theo máu.
- Trẻ nôn ói nhiều lần trong ngày
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày không có dấu hiệu thuyên giảm
- Co giật, sốt cao
- Quấy khóc, không chịu ăn uống
- Ngủ nhiều khó đánh thức, tình trạng lờ đờ mệt mỏi.
Cho trẻ uống thuốc điều trị tiêu chảy theo chỉ định của bác sĩ
- Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc, kháng sinh vì có nguy cơ không có tác dụng mà khiến tình trạng của bé nguy hiểm hơn.
- Khi dùng thuốc gì cho trẻ thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Cách phòng chống bệnh tiêu chảy cho trẻ em
- Đối với trẻ sơ sinh thì nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi, nên cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và đối với người chăm sóc trẻ cần phải vệ sinh tay sạch sẽ.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi.
- Dạy trẻ thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ với xà bông.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không gian sinh hoạt của bé thoáng mát.
- Sử dụng nguồn nước sạch để tắm rửa, vệ sinh cho trẻ.
- Uống vitamin A định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ cần được tiêm chủng, phòng chống các các bệnh như sởi, Rotavirus,…
Trên đây là những kiến thức tổng quan về cách chăm sóc trẻ em khi tiêu chảy. Hy vọng với những chia sẻ của bTaskee sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức hữu ích để chăm sóc con của mình tốt hơn.
Bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ trông trẻ tại nhà theo giờ của bTaskee. Chỉ với 60 giây bTaskee sẽ giúp bạn có ngay một chuyên gia trông giữ trẻ tại theo giờ tại nhà có trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn, chuyên nghiệp và đã được xác minh nhân thân kỹ lưỡng.
Những câu hỏi liên quan đến vấn đề tiêu chảy ở trẻ em
- Trẻ bị tiêu chảy có nên uống sữa không?
Đối với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ là nguồn thực phẩm tốt nhất vì vậy cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường để bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ. Còn đối với các trẻ đã lớn thì không nên cho trẻ uống sữa chưa qua tiệt trùng, có chứa nhiều đường nên chọn các loại sữa không đường cho trẻ.
- Trẻ bị tiêu chảy nên hạn chế ăn, uống gì?
– Không cho trẻ uống các loại nước giải khát có gas.
– Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ và ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô.
– Không ăn các loại thức ăn có chứa nhiều đường. - Mẹ cần tránh ăn uống gì để trẻ không bị tiêu chảy?
Đối với mẹ đang trong giai đoạn cho con bú nên hạn chế các thực phẩm sau:
– Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, đậu nành,…
– Thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Những món ăn cay nóng
– Không nên uống nước có gas và các chất kích thích như cà phê, rượu bia,..
Bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết về cách chăm sóc trẻ em sau:
Chú thích hình ảnh:
- (1) SR Nutrition
- (2) Shutterstock
- (3) SheKnows
- (4) Texas Children’s Hospital
- (5) aFamily