Tự kỷ là căn bệnh khiến trẻ bị rối loạn sự phát triển, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời của sống của trẻ. Hôm nay – bTaskee sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh cách chăm sóc trẻ bị tự kỷ đúng phương pháp nhất.
Bệnh tự kỷ ở trẻ là gì?
Theo childmind.org, tự kỷ là một bệnh rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ. Nó ảnh hưởng đến trẻ theo 2 khía cạnh lớn sau:
- Thứ nhất, nó có thể khiến trẻ khó giao tiếp, hòa nhập với người khác.
- Thứ hai, nó có thể khiến trẻ có những hành vị lặp đi lặp lại và các sở thích cũng bị hạn chế.
Chứng tự kỷ có từ khi trẻ được sinh ra. Thông thường, trẻ bị bệnh tự kỷ sẽ khó phát hiện vì nó không có nhiều biểu ra bên ngoài, dân dần sau này khi bệnh tự kỷ bắt đầu nặng như khi trẻ khó khăn khi tương tác với những đứa trẻ cùng tuổi thì mới được phát hiện.
Cứ 59 trẻ thì có một trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ. Các bé trai được chẩn đoán mắc tự kỷ cao hơn các bé gái khoảng 3-4 lần.
Nếu bạn không có thời gian chăm sóc con mình thì bạn có thể tham khảo dịch vụ Trông Trẻ Tại Nhà Theo Giờ của bTaskee. Chỉ với 60 giây bạn sẽ có ngay một chuyên gia trông giữ trẻ tại theo giờ tại nhà có trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn, chuyên nghiệp và đã được xác minh nhân thân kỹ lưỡng.
Dấu hiệu của trẻ tự kỷ
Theo cdc. gov, trẻ em bị bệnh tự kỷ thường có các triệu chứng sau
Trẻ tự kỷ không giao tiếp và tương tác xã hội
- Hiếm khi hoặc không giao tiếp bằng mắt
- Không biểu lộ các cảm xúc vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên,…
- Không sử dụng các cử chỉ như vẫy tay, chào tạm biệt,,,
- Trẻ không muốn chia sẻ sở thích với người khác
- Ít quan tâm đến các bạn cùng trang lứa
- Không nhận biết được người đó đang bị tổn thương hay buồn bã
- Nói muộn hơn so với các trẻ cùng trang lứa
Trẻ mắc chứng tự kỷ có hành vi lặp lại
- Xếp đồ chơi, đồ vật theo một thứ tự nhất đinh và cảm giác khó chịu khi thứ tự bị thay đổi
- Nói lặp đi lặp lại các cụm từ
- Chơi đồ chơi theo cùng một cách thức
- Khó chịu vì những thay đổi nhỏ
- Phải tuân theo một số thói quen nhất định
- Có phản ứng không bình thường với các việc như nghe, ngửi, nếm, nhìn hoặc cảm nhận.
Các đặc điểm khác của trẻ mắc chứng tự kỷ
- Kỹ năng ngôn ngữ chậm phát triển
- Khả năng di chuyển chậm
- Kỹ năng nhận thức kém
- Hành vi hiếu động, bốc đồng hoặc thiếu tập trung
- Rối loạn động kinh, co giật
- Các vấn đề về đường tiêu hóa
- Tâm trạng bất thường
- …..
Cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà
Môi trường sống cho trẻ tự kỷ
Tránh những nơi có nóng bức, đông người, ngột ngạt, ồn ào,… vì có thể khiến trẻ khó chịu, cáu gắt. Ưu tiên tạo môi trường sinh hoạt cho trẻ trong điều kiện mát, lạnh. Nhiệt độ lý tưởng cho trẻ bị tự kỷ là từ 21 độ C đến 23 độ C.
Phụ huynh không nên cho trẻ đến nơi có áp suất không khí thấp vì sẽ khiến cho tình trạng trẻ bị thiếu oxy lên não, bệnh tình của trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Hoạt động của trẻ tự kỷ
Phụ huynh không nên để bé có thời gian rảnh rỗi, phải luôn bệnh cạnh hướng dẫn trẻ làm những công việc mà trẻ có thể làm được. Dạy trẻ những điều cơ bản trong cuộc sống như: tự ăn, tự uống, tự mặc quần áo, tự mang giày,…
Khuyến khích trẻ phụ giúp người thân làm các công việc trong nhà như: lấy đồ giúp cha mẹ, mở cửa, đóng cửa, bật tắt đèn,…. Tạo điều kiện để trí não hoạt động, khiến bé có thể phục hồi nhanh hơn.
Phụ huynh cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ cho đến khi trẻ có thể làm việc đó hoàn toàn độc lập.
Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao như: đi bộ, bơi lội,… giúp cho oxy cung cấp được lên não nhiều hơn.
Cách đối xử, chăm sóc trẻ tự kỷ
- Phụ huynh khi nói chuyện với trẻ nên nói to, rõ ràng và nhanh. Nói chuyện với trẻ từ tốn, ôn hòa, tuyệt đối không la mắng trẻ.
- Cha mẹ nên thường xuyên sinh hoạt chung với trẻ, không nên để trẻ một mình.
- Không nên nói dối với trẻ mặc dù là điều nhỏ nhất vì trẻ sẽ mất lòng tin ở cha mẹ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
- Luôn khuyến khích, động viên trẻ khi trẻ tiến bộ.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường vì làm tăng nồng độ đường trong máu dẫn đến các hành vi hiếu động quá mức ở trẻ.
- Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm như lúa mì, lúa mạch và các sản phẩm từ sữa động vật vì trẻ tự kỷ có đường ruột yếu nên không thể tiêu hóa được.
- Nên cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam quýt, kiwi, dứa,… và các thực phẩm chứa nhiều kẽm như trứng, ngũ cốc, các loại đậu giúp điều trị các vấn đề tiêu hóa của trẻ.
- Bổ sung axit béo Omega-3 cho trẻ thông qua các thực phẩm như quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, đậu nành, cá hồi,…
Hy vọng với những chia sẻ của bTaskee sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ bị viêm họng một cách tốt hơn.
Nếu bạn không có thời gian chăm sóc con mình thì bạn có thể tham khảo dịch vụ Trông Trẻ Tại Nhà Theo Giờ của bTaskee.
Những câu hỏi về cách chăm sóc trẻ tự kỷ
- Tự kỷ ở trẻ là gì?
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển các mặt như giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Phụ huỳnh thường có thể nhận biết được dấu hiệu của tự kỷ trong 2 năm đầu đời của trẻ.
- Trẻ mắc chứng tự kỷ có điều trị được không?
Đối với trẻ mắc chứng tự kỷ nếu được phát hiện và điều trị sớm trước 2 tuổi sẽ có cơ hội phát triển bình thường và sự hòa nhập cộng đồng của trẻ lên đến 80%
- Cộng tác viên của dịch vụ Trông trẻ tại nhà của bTaskee có nhận trông trẻ mắc chứng tự kỷ không?
Trường hợp trẻ chăm sóc bị bệnh tại nhà thì các bạn cộng tác viên sẽ quan sát và trao đổi kỹ với phụ huynh về trình trạng của trẻ trước khi nhận công việc.
Ngoài cách chăm sóc cho trẻ bị tự kỷ như trên thì bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách chăm sóc trẻ sau:
- Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà Đúng Cách
- Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Họng Một Cách Hiệu Quả Nhất
Hình ảnh:
- (1): Firscry Parenting
- (2): Healhline
- (3): Verywell Health
- (4): The Conversation
- (5): Baby Talk
- (6): Stacker
- (7): KinderCare