Hiện nay có nhiều cặp vợ chồng trẻ gặp khó khăn trong việc cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Hôm nay – bTaskee chia sẻ cho các bạn các bạn cách cho trẻ ăn dặm khoa học nhất.
Ăn dặm là gì?
Ăn dặm có nghĩa là cho bé ăn thêm các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện hơn.
Ăn dặm chỉ có tác dụng bổ sung chứ không thể hoàn toàn thay thế tác dụng của sữa mẹ được.
Mẹ cần phải cho bé bú đầy đủ, tiến hành tăng lượng thức ăn dặm và giảm lượng sữa dần theo độ tuổi của trẻ.
Khi nào thì cho trẻ ăn dặm
Nếu cho trẻ tập ăn dặm quá sớm sẽ có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và rối loạn vị giác. Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá trễ thì sẽ có thể khiến trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm yếu, suy dinh dưỡng.Chính vì thế phụ huynh cần xác định đúng thời điểm ăn dặm cho trẻ.
Theo CDC.gov, trẻ có thể ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và có các dấu hiệu sau:
- Có thể ngồi một mình hoặc nhờ vào sự hỗ trợ
- Trẻ có thể điều khiển được đầu và cổ.
- Có thể chuyển thức ăn từ phía trước ra phía sau của lưỡi để nuốt.
- Có thể mở miệng để đẩy thức ăn ra.
- Đưa các đồ vật vào miệng.
- Cố gắng cầm nắm các vật như đồ chơi, thức ăn,…
- ….
Cách cho trẻ ăn dặm đúng cách
Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Lúc bắt đầu cho bé tập ăn dặm, phụ huynh nên cho bé ăn từng chút một, tăng dần dần lượng thức ăn một cách từ từ để cho hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian để thích nghi.
Ban đầu có thể cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày đến khi bé đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày sau đó có thể từ từ kết hợp thêm sữa chua, váng sữa,…
Cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc
Ban đầu, phụ huynh nên cho bé ăn các loại thức ăn loảng sau đó dần dần tăng độ đặc của thức ăn lên để trẻ có thể từ từ thích ứng được.
Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nhai, dễ nuốt,… để bé có thể dễ dàng ăn và hấp thụ hơn.
Đảm bảo đầy đủ các loại dinh dưỡng
Phụ huynh nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, rau, củ, quả,… trong thời gian gian đầu.
Khi bé được 9-11 tháng tuổi thì bổ sung thêm các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, tôm,..
Bên cạnh đó cũng cần bổ sung các loại vitamin cần thiết cho trẻ để trẻ có thể phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện nhất.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công chính vì thế phụ huynh cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ.
Khi phụ huynh chế biến đồ ăn dặm cho bé cần sử dụng các loại thực phẩm sạch, tươi mới, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Tạo hứng thú cho trẻ
Phụ huynh nên tạo sự hứng thú cho trẻ khi ăn bằng các cách sau:
- Dụng cụ ăn uống của trẻ có màu sắc, hình dáng dễ thương, nhiều màu sắc,…
- Khi đút cho trẻ ăn thì nên vừa đút vừa trò chuyện với trẻ, cho trẻ ngồi ăn cùng với người thân trong nhà để tạo cảm giác đông vui hơn.
- Hạn chế tiếng ồn lớn để trẻ có thể tập trung ăn hơn.
- Không nên ép trẻ ăn quá mức
Nếu bạn không có thời gian, kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái thì bạn có thể tham khảo dịch vụ Trông Trẻ Tại Nhà Theo Giờ của bTaskee. Chỉ với 60 giây bạn sẽ có ngay một bảo mẫu trông giữ trẻ tại theo giờ tại nhà có trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn, chuyên nghiệp và đã được xác minh nhân thân kỹ lưỡng.
Những sai lầm cần tránh khi cho trẻ ăn dặm
- Cho trẻ ăn quá mặn: Theo Healthline, ăn nhiều muối ảnh hưởng tới thận, làm tăng huyết áp và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim sau này. Tốt nhất là tập cho trẻ ăn nhạt từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe sau này.
- Cho trẻ ăn quá nhiều đường: Phụ huynh không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ.
- Không cho trẻ ăn dầu mỡ: Phụ huynh nên cho trẻ ăn một ít dầu mỡ từ thực vật như dầu hạt cải, dầu óc chó,… để giúp bé có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Cho trẻ ăn cơm sớm: Nếu trẻ chưa mọc răng hoặc răng chưa mọc đủ mà cho trẻ ăn cơm thì sẽ khiến dạ dày trẻ hoạt động nhiều, khiến trẻ bị đau dạ dày.
Hy vọng với những chia sẻ của bTaskee về cách cho bé ăn dặm đúng cách thì bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm trong việc chăm sóc con của mình được tốt hơn.
Những câu hỏi liên quan
- Trẻ mấy tháng tuổi thì bắt đầu cho ăn dặm được?
Theo CDC.gov, trẻ có thể ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và có các dấu hiệu như: có thể tự ngồi một mình; điều khiển được đầu và cổ; có thể nắm các vật như đồ chơi, thức ăn; có thể mở miệng để đầy để nuốt hoặc đẩy thức ăn ra,….
- Tại sao trẻ ăn dặm hay bị nôn?
Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ăn dặm hay bị nôn là do bị trào ngược dạ dày – thực quản. Bởi vòng van giữa thực quản và dạ dày của trẻ không đủ mạnh để cản thức ăn ở trong dạ dày dẫn đến trào ngược ra miệng của trẻ.
- Có nên dùng dầu, mỡ cho trẻ mới tập ăn dặm không?
Nếu trẻ không được cung cấp lượng chất béo hợp lý thì trẻ sẽ thiếu năng lượng và rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương. Ngoài ra, chất béo cũng là dung môi để cơ thể trẻ có thể hấp thụ nhiều hơn các vitamin và khoáng chất. Vì thế phụ huynh nên cho trẻ ăn dầu mỡ một cách vừa đủ.
- Cộng tác viên dịch vụ trông giữ trẻ tại nhà theo giờ của bTaskee có nấu ăn cho trẻ không?
CTV của bTaskee là những người có kinh nghiệm chuyên môn trong việc trông giữ trẻ vì thế họ có thể nấu được nấu thức ăn cho trẻ theo thực đơn của phụ huynh yêu cầu.
Ngoài cách cho trẻ ăn dặm như trên thì bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách chăm sóc trẻ sau:
- Cách Xử Lý Khi Trẻ Bị Ngã Đúng Cách Nhất
- Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa đúng cách nhất
- Hướng Dẫn Cách Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách Nhất
Chú thích hình ảnh:
- (1): FirstCry Parenting
- (2): Happy Family Organics
- (3): Growing Food Habits
- (4): Kizy Tracking
- (5): Medical News Today