Khoai sọ là một loại thực phẩm cung cấp những giá trị dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Được sử dụng rất nhiều trong việc chế biến thành các món ăn ngon tuy nhiên để biết cách chọn khoai sọ sao cho ngon, đúng chuẩn thì không hề đơn giản. Hãy cùng bTaskee tham khảo những bí quyết sau đây!
Cách chọn khoai sọ ngon đúng chuẩn
Cách chọn khoai sọ ngon dựa vào hình dáng và vỏ
Những củ khoai sọ ngon thường có dạng hình tròn đều hoặc tương tự như quả trứng gà. Trên vỏ sẽ hơi sần sùi, có nhiều râu. Chị em có thể để ý đến những củ còn dính đất, đây thường là những củ khoai sọ mới.
Chị em không nên chọn những củ đã có vết thâm đen, có phần bị dập hay thối rữa. Những củ khoai này thường được để lâu đã hư hỏng.
Chị em nên chọn những củ có kích thước vừa phải, không chọn những củ có hình dáng bất thường, dài, to vì có thể là khoai môn được trộn vào.
Cách chọn khoai sọ ngon dựa vào kích cỡ và trọng lượng
Khi mua khoai sọ cần lụa mua những củ khoai vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ để tránh nhầm lẫn với khoai môn.
Chị em cũng có thể chọn khoai sọ ngon dựa vào trọng lượng của chúng. Khi cằm trên tay nếu củ khoai nặng thì tức là nó nhiều nước bên trong, những củ như thế này khi nấu chín thường không có vị, rất nhạt, bị sượng.
Ngược lại, khi cầm củ khoai trên tay mà cảm giác nhẹ, thì củ đó thường ít nước, có hàm lượng tinh bột cao, khi luộc chín khoai ăn sẽ bùi bùi, mùi thơm đậm.
Cách chọn khoai sọ ngon dựa vào màu sắc
Nếu khoai sọ được người bán sơ chế hoặc cắt sẵn chị em có thể nhìn thấy lớp ruột khoai bên trong có những vân hơi tím và trắng thì đó là những củ khoai ngon.
Chị em tránh chọn những củ khoai có ruột đã ngả sang màu vàng hoặc có nhiều vết loang lõm bất thường vì đây là những củ để lâu đã hư hỏng.
Cách chọn khoai sọ ngon dựa vào loại củ
Chị em khi chọn khoai cũng cần chú ý đến các loại củ. Không chọn mua những củ khoai riêng rể dính vào cây mà hãy mua khoai sọ thành từng chùm củ.
Nếu khoai sọ đã cũ hoặc để lâu khi chọn chị em non chọn những củ khoai con, bỏ củ khoai cái ( khoai cái là củ to nhất trong một chùm) bời vì khoai cái sẽ bị sượng, ăn không còn ngon nữa.
Nếu khoai sọ mới, bạn nên chọn các củ cái vì củ khoai sọ cái mới thường chắc củ, ăn bở, ngọt, ngon hơn củ con.
Với những chị em đôi khi sẽ có những thời điểm quá bận rộn với công việc bên ngoài, không có nhiều thời gian để bên cạnh chăm lo bữa ăn gia đình có thể sử dụng dịch vụ đi chợ của bTaskee.
bTaskee là công ty tiên phong ứng dụng công nghệ vào dịch vụ giúp việc nhà. Chỉ cần vài thao tác lướt chạm trên điện thoại chị em có thể đặt dịch vụ đi chợ trên ứng dụng bTaskee, đội ngũ cộng tác viên của bTaskee sẽ trực tiếp đi chợ lựa chọn thực phẩm và giao đến tận nhà, giúp chị em có thể chế biến những món ngon cho gia đình một cách nhanh chóng và an toàn.
Lưu ý khi chế biến khoai sọ
Sau khi mua khoai sọ về, công đoạn tiếp theo là chế biến khoai so đúng cách cũng vô cùng quan trọng.
Chị em nên luộc sơ khoai trước khi lột vỏ để khỏi bị ngứa tay. Nếu không sử dụng biện pháp luộc thì có thể sử dụng bao tay để gọt vỏ khoai sọ.
Khi nấu khoai sọ đặc biệt là món canh, chị em nên cắt khoai sọ thành 2 đến 4 phần tuỳ kích thước củ rồi ngâm vào nước muối từ 15 đến 20 phút. Quá trình này sẽ giúp loại bỏ chất nhờn, khi ăn sẽ không bị ngứa.
Khoai sọ cũng rất nhanh chín, bạn chỉ nên đun tầm 10 phút, không nên nấu quá lâu, tránh khoai sọ quá mềm, bị nát, ăn không còn ngon nữa.
Cách bảo quản khoai sọ được lâu
Đối với củ khoai so chưa gọt vỏ
Sau khi mua khoai về, chị em nên chia khoai thành từng phần ăn vừa đủ. Với những củ khoai chưa sử dụng thì rải chúng lên nền khô ráo và thoáng mát để ráo vỏ khoai.
Tuyệt đối không để khoai cả vỏ bảo quản tủ lạnh nhé, hơi nước trong tủ lạnh có thể làm ẩm vỏ khoai, nhanh mềm và dễ bị thối hơn.
Đối với củ khoai sọ đã gọt vỏ
Khoai sọ mua về mình sơ chế rồi để vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 3 -4 ngày hoặc trên ngăn đông đá thì sẽ được lâu hơn đấy, tầm 7 – 10 ngày.
Nếu nhà không có tủ lạnh chị em có thể cho khoai vào túi giấy, đậy kính hộp giữ ở nơi thoáng mát. Ngoài ra chị em có thể cắt khoai thành từng lát phơi khô là có thể bảo quản được lâu hơn.
Để có thể bảo quản khoai lan được lâu ngày chị em có thể tham khảo ngay bài viết Cách bảo quản khoai lang tươi ngon không bị lên mầm
Lợi ích của khoai sọ đối với sức khỏe
Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Khoai sọ là một loại củ giàu tinh bột, nó có chứa hai loại carbohydrate có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Theo NCBI Hoa Kỳ chất xơ trong khoai không được hấp thụ trong cơ thể nên sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Ngoài ra còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ các loại tinh bột khác, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.
Giảm các nguy cơ mắc bệnh tim
Chất xơ và tinh bột kháng trong củ khoai sọ cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Nghiên cứu tại NCBI Hoa kỳ cho thấy cứ thêm 10 gam chất xơ tiêu thụ mỗi ngày, nguy cơ tử vong vì bệnh tim giảm 17 vì khả năng làm giảm cholesterol của chất xơ trong cơ thể người.
Phòng tránh các bệnh về ung thư
Củ khoai sọ chứa các hợp chất có nguồn gốc thực vật được gọi là polyphenol có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, đặc biệt là khả năng giảm nguy cơ ung thư.
Một nghiên cứu trong ống nghiệm tại NCBI cho thấy chiết xuất khoai sọ có thể ngăn chặn sự lây lan của một số loại tế bào ung thư vú và tuyến tiền liệt, chống oxy hóa mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do.
Tốt cho hệ tiêu hoá
Khoai sọ chứa nhiều chất xơ và tinh bột kháng nên sẽ rất có lợi cho sức khỏe đường ruột của chúng ta.
Cơ thể của chúng ta không tiêu hóa hoặc hấp thụ chất xơ và tinh bột kháng, vì vậy hai chất này vẫn ở trong đường ruột. Khi chúng đến ruột kết sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn trong ruột từ đó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt.
Ngoài ra, việc tiêu thụ chất xơ và tinh bột kháng có thể giảm lượng axit béo trong đường ruột và giúp bảo vệ chống lại bệnh viêm ruột và ung thư ruột kết.
bTaskee hy vọng qua bài viết này giúp các bạn nội trợ biết cách chọn những củ khoai sọ ngon bùi, mang đến những bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng cho gia đình nhé!
Những câu hỏi liên quan
- Cách gọt vỏ khoai sọ không bị ngứa?
Hòa khoảng 2 muỗng cà phê muối vào 1 lít nước rồi cho khoai vào nồi. Bắc bếp đun lửa lớn đến khi nước bắt đầu sôi thì đổ khoai ra rổ, xả nước lạnh cho khoai nguội bớt và lột vỏ. Việc này sẽ giúp bạn không bị ngứa khi gọt khoai.
- Ăn khoai sọ bị ngứa họng không?
Thông thường, khi cạo vỏ khoai môn, chúng ta sẽ bị ngứa tay, một lúc sau chúng sẽ biến mất. Nhưng đối với những người có làn da nhạy cảm, triệu chứng ngứa ngáy có thể lan ra toàn bộ cơ thể. Do đó bạn cần biết cách sơ chế khoai sọ đúng cách để loại bỏ chất nhớt trong khoai đi thì khi ăn sẽ không bị ngứa họng.
- Bà bầu ăn khoai sọ nhiều có tốt không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn khoai sọ sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Vì vậy, bà bầu không cần phải kiêng khem mà có thể yên tâm chế biến và sử dụng loại củ này
Hình ảnh: Printerest, Vinmec
Tham khảo cách chọn rau củ quả tươi ngon từ chị Ong nhé:
- Cách Chọn Mãng Cầu Xiêm Ngon Đúng Chuẩn
- Cách Chọn Măng Khô Không Tẩm Hóa Chất Đúng Chuẩn
- Cách Chọn Mía Ngon Ngọt Nhiều Nước 10 Cây Như 1