Khi mua khoai tây, nhiều người thường hay loại bỏ những củ mọc mầm vì đây là những củ khoai tây rất độc. Tuy nhiên khi chọn khoai tây cần dựa trên những tiêu chí nào khác nữa? Hãy cùng bTaskee tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết cách chọn khoai tây ngon đúng chuẩn nhé!
Cách chọn khoai tây ngon
Cách chọn khoai tây ngon dựa vào lớp vỏ
Khi chọn khoai tây bạn cần quan sát lớp vỏ tỉ mỉ, chọn những củ khoai tây vỏ không có vết trầy xước hay lồi lõm. Bởi những vết đó có thể là nơi thích hợp cho vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập phát triển.
Chị em cần tránh mua những củ vỏ bị nhăn, dễ bong tróc, ấn vào vỏ thấy mềm, thường đây là những củ đã để lâu, héo, không còn nhiều dưỡng chất bên trong, vị nhạt.
Cách chọn khoai tây ngon dựa vào màu sắc
Nên chọn những củ khoai tây có màu vàng nhẹ tự nhiên, không chọn củ có màu trắng vì đó là những củ còn non, không đủ độ ngon và chất dinh dưỡng.
Chị em cũng không nên chọn những củ khoai tây có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ này thường bị mốc, hoặc mọc mầm rất độc không thể sử dụng được
Cách chọn khoai tây ngon dựa vào hình dáng và cân nặng
Chỉ mua về nhà, những củ khoai tây cầm chắc tay, nặng, vỏ trơn nhẵn, lành lặn, không có chấm, sâu, mắt đen trên vỏ, không bị thối rữa, có nước chảy ra ngoài.
Khi so sánh giữa 2 củ cùng kích cỡ chị em nên chọn củ có trọng lượng nặng hơn vì đây là củ khoai tây ngon, thịt săn chắc.
Một điều quan trọng khi chọn khoai tây là phải kiểm tra kỹ xem củ có mọc mầm hay không. Nếu khoai đã mọc mầm thì tuyệt đối không sử dụng vì lúc này khoai chứa rất nhiều độc tố có hại cho sức khỏe.
Với những chị em đôi khi sẽ có những thời điểm quá bận rộn với công việc bên ngoài, không có nhiều thời gian để bên cạnh chăm lo bữa ăn gia đình có thể sử dụng dịch vụ đi chợ của bTaskee.
bTaskee là công ty tiên phong ứng dụng công nghệ vào dịch vụ giúp việc nhà. Chỉ cần vài thao tác lướt chạm trên điện thoại chị em có thể đặt dịch vụ đi chợ trên ứng dụng bTaskee, đội ngũ cộng tác viên của bTaskee sẽ trực tiếp đi chợ lựa chọn thực phẩm và giao đến tận nhà, giúp chị em có thể chế biến những món ngon cho gia đình một cách nhanh chóng và an toàn.
Nhận biết khoai tây Đà Lạt với khoai tây Trung Quốc
Khoai tây Trung Quốc
Khoai tây Trung Quốc thường có kích cỡ đều nhau, ít bị trầy xước vỏ cũng như lớp vỏ dày, trơn bóng hơn.
Trên vỏ củ có nhiều các chấm đen nhỏ li ti và mắt củ khá to. Ruột khoai tây da vàng sẽ có màu trắng nhạt, ruột khoai tây vỏ hồng thì có màu vàng đậm.
Ngoài ra khoai tây Trung Quốc sẽ có vỏ tương đối dày, khi cào khó bị trầy xước. Khi cắt đôi củ khoai tây nếu thấy phần thịt nhiều nước, bị ướt cũng là một dấu hiệu để nhận biết.
Khoai tây Đà Lạt
Khoai tây Đà Lạt thường có kích thước vừa phải, không quá to, hình dạng bầu dục hoặc tròn, kích cỡ không đều nhau.
Khoai tây Đà Lạt có lớp vỏ mỏng nên dễ bị trầy xước, đối với khoai tây vỏ vàng thì có ruột màu vàng nhạt hoặc trắng đục, còn khoai tây vỏ hồng thì ruột có màu vàng nhạt hơn.
Khi cắt đôi, thịt khoai tây thường khô ráo, không có hiện tượng rỉ nước, không bị dính tay. Các món ăn được chế biến từ khoai tây Đà Lạt có vị bùi, ngọt tự nhiên, béo thơm và khi chiên thì không bị nát và rất giòn.
Bảo quản khoai tây đúng cách
Sau khi mua khoai tây về cần để ở nơi khô ráo, tối, không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào củ. Việc này sẽ ngăn khoai tây mọc mầm, chuyển sang màu xanh.
Khi muốn cất trữ khoai tây, chi em không được rửa khoai tây qua nước vì khi rửa qua nước khoai tây nhanh hỏng, dễ bị úng vỏ hoặc thối. Nên giữ khoai tây ở nơi khô ráo càng tốt.
Khoai tây nên để trong túi lưới, túi vải thưa, hộp có nhiều lỗ thông hơi, không đặt khoai tây trong túi, hộp kín, khoai sẽ nhanh hỏng.
Đối với những gia đình muốn bảo quản khoai tây trong tủ lạnh để làm các món ăn như khoai tây chiên, bánh khoai tây,… thì cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp từ 6 đến 10 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp khoai tây sẽ mất hương vị, dưỡng chất không được ngon.
Đặc biệt khi bảo quản khoai tây cần thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện bất kỳ củ nào bị mọc mầm hoặc bị thối cần tách chúng ra ngay để giúp cho những củ khoai khác được giữ lâu hơn.
Chị em cũng có thể bảo quan khoai tây được lâu hơn thông qua bài viết bí quyết bảo quản khoai tây trong thời gian dài.
Lợi ích của khoai tây đối với sức khỏe
Chứa các chất chống oxy hoá
Khoai tây rất giàu các hợp chất như flavonoid, carotenoid và axit phenolic. Các hợp chất này hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể.
Theo NCBI Hoa Kỳ khi ăn khoai tây các hợp chất này có tác dụng trung hoà các phần tử có hại được gọi là gốc tự do. Từ đó tránh được hiện tượng tích tụ gốc tự do gây ra các loại bệnh như bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Trong khoai tây có chứa một loại tinh bột đặc biệt được gọi là tinh bột kháng.
Theo NCBI Hoa Kỳ tinh bột kháng không được hấp thụ trong cơ thể nên sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Ngoài ra còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ các loại tinh bột khác, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hoá
Cơ thể của chúng ta không tiêu hóa hoặc hấp thụ chất xơ và tinh bột kháng, vì vậy hai chất này vẫn ở trong đường ruột. Khi chúng đến ruột kết sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn trong ruột từ đó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt.
Ngoài ra, theo NCBI Hoa Kỳ tinh bột kháng từ khoai tây chủ yếu được chuyển hóa thành axit béo butyrate – là nguồn thức ăn ưa thích của vi khuẩn đường ruột sẽ giúp chúng ta cải thiện được sức khỏe đường ruột.
Giúp giảm cân hiệu quả
Ngoài những giá trị dinh dưỡng, khoai tây còn có thể giúp giảm cân hiệu qủa nhờ hàm lượng tinh bột cao làm tăng cảm giác no và kiềm chế cơn đói rất tốt.
Trong một nghiên cứu nhỏ, 11 người được cho ăn 38 loại thực phẩm và được yêu cầu xếp hạng các loại thực phẩm dựa trên mức độ no của chúng. Khoai tây nhận được đánh giá cao nhất.
bTaskee hy vọng qua bài viết này giúp các bạn nội trợ biết cách chọn những củ khoai tây ngon đúng chuẩn, mang đến những bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng cho gia đình nhé!
Những câu hỏi liên quan
- Khi nào không nên ăn khoai tây?
Không ăn khoai tây khi chưa gọt vỏ, khoai tây mọc mầm do để lâu hay để đông lạnh vì dễ gây ngộ độc. Sau khi ăn khoai tây không nên tráng miệng với chuối, vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate, làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.
- Không nên ăn khoai tây với những loại quả nào?
Sau khi ăn khoai tây, dạ dày sẽ sản sinh một lượng lớn axit clohidric, nếu như lại tiếp tục ăn quả hồng, cà chua, anh đào, thì axit dạ dày cùng trái cây sẽ tạo ra phản ứng kết tủa, làm cho tiêu hóa và đào thải khó khăn, rất dễ dẫn đến chứng khó tiêu, biếng ăn.
- Khoai tây ăn vào buổi nào là tốt nhất?
Khoai tây chứa nhiều vitamin C và B6, kali, mangan, chất xơ, photpho, niacin…và một số chất như flavonoid, carbohydrate cung cấp cho bạn một năng lượng tuyệt vời nếu như ăn đều đặn vào bữa sáng hoặc bữa trưa.
Xem thêm cách chọn rau củ quả tươi ngon: