Mía là một món ăn vặt, thức uống giải khát quen thuộc với người. Tuy nhiên để tự tay lựa những lóng mía ngon ngọt, không bị sâu hỏng cùng thưởng thức với gia đình không phải là dễ. Cùng bTaskee điểm qua những cách chọn mía ngon ngọt nhiều nước dưới đây nhé!
Cách chọn mía nhiều nước
Cách chọn mía ngon nguyên cây
Khi chọn mua mía nguyên cây, bạn nên chọn những cây mía đều màu, vàng nhạt và vỏ bóng. Thân mía phải còn nguyên vẹn, không bị nứt thì mới đảm bảo được lượng nước trong mía và tránh được côn trùng, ruồi nhặng bâu vào.
Nên chọn những cây mía có đốt dài, ít phần mắt thì sẽ nhiều nước hơn. Đừng chọn những cây mía quá nhiều mắt dù người bán có giới thiệu là mía ngọt hay nhiều nước vì nó không đúng sự thật.
Không nên ham chọn những cây mía quá to vì những cây mía này dễ bị xốp bên trong, lượng nước không có bao nhiêu và vị nhạt. Nên chọn những cây mía vừa phải, khi cầm có độ nặng nhất định chứ không quá nhẹ.
Ngoài ra, mía ép nước bạn nên chọn những cây có vỏ sạch một chút, tránh các mảng bám màu đen để khi đem ép nước đỡ tốn nhiều thời gian xử lí chất dơ đó.
Cách chọn mía ngon đã gọt vỏ
Mía đã gọt vỏ hoặc cắt thành từng khúc, bạn nên chọn những lóng mía có màu vàng hơi sẫm thì sẽ nhiều nước và ngọt hơn.
Đối với mía tím, bạn có thể mua những lóng mía có màu hơi xanh một chút, không mua mía tím có lóng màu vàng đậm vì sẽ bị xốp, ít nước, vị không ngọt.
Bạn cũng cần xác định mình sử dụng mía vì mục đích gì để lựa chọn phù hợp. Khi mía quá xanh là mía non và độ ngọt ít nhưng lóng mía sẽ mềm, có thể sử dụng liền được. Còn khi lóng mía quá vàng là mía già, độ ngọt gắt và cứng thì thường được dùng để ép lấy nước, làm các loại đồ uống.
Bạn cũng có thể dùng tay ấn vào từng khúc mía để xem mía có bị xốp hay không. Mía thường có vào khoảng tháng 11 đến đầu tháng 5, nhưng mía ngọt nhất là vào khoảng đầu tháng 1.
Với những bạn có những thời điểm quá bận rộn với công việc bên ngoài, không có nhiều thời gian để nấu ăn cũng như bên cạnh chăm lo bữa ăn gia đình có thể sử dụng dịch vụ đi chợ của bTaskee.
Chỉ cần vài thao tác lướt chạm trên điện thoại bạn có thể đặt dịch vụ đi chợ trên ứng dụng bTaskee, đội ngũ cộng tác viên của bTaskee sẽ trực tiếp đi chợ lựa chọn nhiều loại thực phẩm tươi ngon, chất lượng mang đến tận nhà bạn một cách nhanh chóng.
Những cách bảo quản mía tươi lâu
Bảo quản mía trong tủ lạnh
Mía sau khi mua về, bạn nên loại bỏ vỏ rồi chẻ chúng thành những phần vừa ăn để tiện bảo quản cũng như sử dụng.
Sau khi chẻ mía thành từng khúc nhỏ, bạn cho mía vào lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa rồi đậy kín nắp cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này có thể bảo quản mía từ 3 đến 5 ngày mà không sợ mía mất nước hay bị khô.
Bảo quản nước mía không bị đen khi ép
- Để nước mía không bị đen và bảo quản được lâu sau khi ép, bạn nên cạo sạch lớp vỏ của mía đi. Không nên cạo hết tất cả số mía mà dùng tới đâu thì cạo tới đó. Cách này sẽ giúp giữ nước mía trong xanh và hạn chế mất nước từ cây mía chưa sử dụng.
- Nên để cây mía tươi ở những nơi khô ráo thoáng mát. Hoặc nên đặt cây mía ở những nơi có đất ẩm, để phần gốc mía tiếp xúc trực tiếp với phần đất ướt. Cách này sẽ giúp mía tươi lâu và không bị mất nước.
- Một cách khác đó là bạn nên tưới nước vào các cây mía 1 lần/ngày. Cách này sẽ giúp mía tránh tình trạng mất nước dẫn đến bị khô héo.
Bảo quản cây mía sau khi thu hoạch
Mía khi thu hoạch cần thực hiện vào những ngày mát mẻ, và thực hiện nhanh chóng. Để hạn chế mía hư hỏng hay giảm đi lượng đường bên trong thì nên xếp mía thành từng đống.
Sau đó, sử dụng nước tưới vào mía hoặc thấm ướt lá mía và phủ bạt che chắn cho mía. Việc này sẽ giúp cho nước ở trong cây mía hạn chế bốc hơi nước nhất là vào những ngày hè nóng bức.
Tác dụng của mía đối với sức khỏe
Cung cấp cho bạn lượng nước dồi giàu
Có một lý do khiến nước mía bán ở hầu hết các quán ven đường vào mùa hè. Vì nó có khả năng cung cấp nước và năng lượng cho cơ thể bạn. Các loại đường đơn trong nước trái cây rất dễ được cơ thể hấp thụ và được sử dụng để bổ sung lượng đường.
Tăng cường chức năng gan
Nước mía được cho là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên tốt nhất cho các bệnh liên quan đến gan như vàng da. Bởi vì bên trong mía có tính kiềm giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.
Giúp ngăn ngừa bệnh ung thư
Theo NCBI Hòa Kỳ, hàm lượng canxi, magiê, kali, sắt và mangan cao làm cho nước mía có tính kiềm, cùng với sự hiện diện của flavonoid – giúp cơ thể ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Những người bị suy nhược tiêu hóa nên bổ sung nước mía vào chế độ ăn uống. Kali trong nước mía cân bằng nồng độ pH trong dạ dày, tạo điều kiện tiết dịch tiêu hóa và giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.
Tốt cho xương và răng
Lúc trước, nhai từng khúc mía từng là món ăn vặt của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Ngoài việc giữ cho răng chúng ta luôn hoạt động và tập luyện cơ hàm thì mía còn giàu canxi đảm bảo sự phát triển xương và răng.
bTaskee hy vọng với những mẹo về cách chọn mía ngon nhiều nước sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc chọn mua các loại thực phẩm, mang đến những bữa ăn vừa chất lượng vừa an toàn.
- Xem thêm chi tiết cách chọn mít tươi ngon chín tự nhiên
- Xem thêm chi tiết cách chọn dứa ngọt ngon không bị héo
Những câu hỏi liên quan
- Uống nước mía có tác dụng gì?
Nguồn dinh dưỡng của mía có thể giúp người dùng lợi tiểu. Trong thành phần của mía chứa chất chống oxy hóa cơ thể cần để xây dựng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời, chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa sự tàn phá của tế bào gốc tự do lên cơ thể.
- Mía tím là mía gì?
Mía tím hay còn gọi là mía màu tím đen, là loại mía có lớp vỏ màu tím và vỏ rất dày và cứng. Sở hữu hàm lượng sucrose (đường) và chất xơ trong mía tím thấp hơn so với mía xanh. Và những người bị bệnh liên quan đến dạ dày, lá lách đều có thể ăn được mía tím.
- Uống nhiều nước mía có tốt không?
Mía có tính hàn và lượng đường cao nên dễ gây đau bụng. Uống nước mía hằng ngày, uống quá nhiều nước mía cũng khiến cơ thể nạp quá nhiều đường gây thừa năng lượng, béo phì. Nước mía nên uống ngay sau khi ép, không nên để nước mía qua đêm sẽ khiến nhiều chất trong nước mía bị biến chất.
(Hình ảnh: Bách hóa xanh, Pinterest)